Phân tích Thị trong “Vợ nhặt” tác giả Kim Lân ngắn gọn nhất

Phân tích Thị trong “Vợ nhặt” ta thấy hiện lên một phụ nữ xấu xí, đói nghèo. Tham khảo ngay soạn bài, diễn biến tâm trạng đầy đủ, ngắn nhất!

Phân tích Thị trong “Vợ nhặt” để thấy được sự thành công của ông trong việc xây dựng nhân vật Thị đầy chân thực, gần gũi. Bài thơ cũng là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Kim Lân.. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho các bạn trong học tập.

Nội dung bài viết

Soạn bài phân tích Thị trong “Vợ nhặt”

Dưới đây là bài viết soạn bài phân tích Thị trong “Vợ nhặt” để các bạn nắm vững kiến thức trước khi đi vào phân tích nhân vật Thị. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Câu 1: Ngoại hình nhân vật Thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt”

Nhân vật Thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt” được Kim Lân miêu tả với vẻ ngoài quần áo thì rách rưới, tả tơi như tổ đỉa. Người gầy sọp, khuôn mặt hình lưỡi cày xám xịt, hai con mắt thì trũng xoáy. Qua miêu tả của tác giả ngoại hình của nhân vật Thị không phải là một cô gái xinh đẹp, Thị chỉ là một cô gái bình thường như bao cô gái khác.

Nhưng cái đói khổ đã khiến cho thân hình ả càng trở nên tàn tạ, rách nát. Thường thì trong các thơ văn hay viết về những người phụ nữ “tài sắc vẹn toàn” nhưng số phận bạc mệnh. Nhưng Thị trong truyện “Vợ Nhặt” không có ngoại hình cũng không có tài cán gì cả và số phận vẫn long đong, lận đận. Thị sống lang thang, không nhà không cửa, không nơi nương tựa. Cũng không có gia đình thân thích gì cả, nhân vật Thị biểu trưng cho những tầng lớp nông dân nghèo là nạn nhân của nạn đói 1945, gây bao tai ương, khổ cực cho người dân.

Câu 2: Tính cách của Thị trong “Vợ nhặt”

Trong những lần đầu gặp Tràng thì Thị biểu hiện là người phụ nữ liều lĩnh, táo tợn. Chỉ vì những câu nói bông đùa của Tràng mà ả sưng sỉa anh thất hứa. Thị càng liều lĩnh hơn sau khi được Tràng cho ăn bốn cái bánh đúc đã tình nguyện theo anh về nhà làm vợ Tràng. Sức mạnh của sự đói khát đã khiến một người phụ nữ từ bỏ lòng tự trọng, danh dự bản thân mà theo một người đàn ông lạ mặt về nhà.

Những tưởng Thị là cô gái dễ dãi, phóng khoáng nhưng khi trên đường theo Tràng về nhà thì hình ảnh một người phụ nữ chuẩn mực lại xuất hiện. Thị ngượng ngùng, bẽn lẽn trên suốt đường về, khi được cụ Tứ chấp nhận Thị làm con dâu, nên duyên vợ chồng cùng Tràng thì Thị bỗng trở thành một cô con dâu dịu hiền, đôn hậu, đảm đang việc nhà.

Qua sự chuyển biến tính cách của nhân vật Thị, cho thấy sự đói nghèo chỉ làm cho tính cách của Thị tức thời thay đổi để được sinh tồn, thoát được sự đói khát. Nhưng ẩn sâu trong tâm hồn ấy vẫn là một người phụ nữ chuẩn mực lễ phép, ngoan hiền và đảm đang.

Câu 3: Vẻ đẹp của Thị trong “Vợ nhặt” được thể hiện qua những chi tiết nào?

Vẻ đẹp của Thị trong “Vợ nhặt” được thể hiện qua nhiều chi tiết. Trước hết qua vẻ đẹp của sự mong muốn, khát khao được sống mãnh liệt. Để không phải chết đói, bảo tồn sự sống của mình Thị đã bất chấp mà theo Tràng về nhà làm vợ. Có thể có người sẽ cho rằng Thị dễ dãi, liều lĩnh mà theo một người đàn ông không quen biết làm chồng. Nhưng đó là sự lựa chọn duy nhất lúc này của Thị để qua khỏi cảnh đói nghèo này cho thấy khát vọng được sống của Thị, hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Thứ hai, vẻ đẹp tiếp đến của Thị đó là sự ngượng ngùng, bẽn lẽn, e ấp của người con gái sắp trở thành vợ của Tràng. Thị ngồi ở mép giường với vẻ thẹn thùng và khi thấy cụ Tứ thì lễ phép chào hỏi. Qua đó cho thấy Thị mang nét đẹp phẩm chất của một người phụ nữ mặc dù vẻ ngoài thô kệch, dơ bẩn.

Vẻ đẹp cuối cùng của Thị đó là một người vợ đảm đang và đôn hậu. Khi trở thành vợ Tràng Thị giúp cụ Tứ dọn dẹp nhà cửa, dọn cơm cho chồng và mẹ chồng cùng ăn. Thị biểu hiện là người phụ nữ biết chăm lo, vun vén cho gia đình.

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong “Vợ nhặt”

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong “Vợ nhặt” để thấy rõ vẻ đẹp tính cách ẩn sâu trong con người nhân vật. Mời các bạn tham khảo bài phân tích dưới đây.

Bài làm

Thân phận nhân vật Thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” không được Kim Lân đề cập một cách chi tiết về xuất thân, gốc gác, gia đình như thế nào và cũng không có tên gọi chính xác. Chỉ biết Thị là một trong những nạn nhân của nạn đói khủng khiếp 1945. Sự đói khát đã làm cho cốt cách, cử chỉ của người phụ nữ trở nên sỗ sàng, trơ trẽn. Nhưng vẫn ẩn chứa bên trong những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ khi trở thành vợ Tràng. Qua ngòi bút chân thật nhà văn miêu tả nhân vật Thị qua nhiều diễn biến tâm trạng khác nhau.

Những lần đầu gặp Tràng, Thị biểu hiện là con người với tính cách liều lĩnh, táo tợn qua những câu nói vô tình của Tràng. Ả “sưng sỉa” Tràng “điêu, người thế mà điêu”, “hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt” vì sự thất hứa của Tràng. Khi được Tràng mời ả ăn bánh đúc thì “hai con mắt trũng hoáy của Thị tức thì sáng lên” và “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc”.

Qua hình ảnh nhân vật Thị cho thấy nạn đói 1945 khủng khiếp đến mức độ nào, danh dự, nhân cách của người phụ nữ không còn e thẹn, thuỳ mị, nết na nữa. Mà thay vào đó là sự bất chấp lòng tự trọng để được qua cơn đói, để được tiếp tục sống. Nhưng đó chỉ là những phản ứng tức thời của cái đói khát mang lại con sâu bên trong bản chất thị vẫn là mang một vẻ đẹp phẩm chất của người con gái.

Trên đường về nhà Tràng, tâm trạng của Thị thể hiện một cách ngượng ngùng, xấu hổ trái với hình ảnh trước đó của ả. Sau khi đã qua được cơn đói với bốn bát bánh đúc thì bản tính vốn có của người con gái trở về trong Thị. Ả lủi thủi theo sau Tràng, khi nghe lời bàn ra tán vào của hàng xóm thị “ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia” cho thấy Thị vẫn mang nét thuần Việt của người phụ nữ, e ấp, xấu hổ. lúng túng khi đi cạnh người đàn ông sắp trở thành chồng mình.

Vừa đến nhà Tràng, Thị bước vào trong nhà “đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài” trước khung cảnh trong nhà Tràng. Thị thở dài, lo lắng vì không biết cuộc sống sau này sẽ như thế nào, có được qua khỏi nạn đói này không? Bởi hoàn cảnh của nhà Tràng cũng nghèo nàn, chật vật làm lụng sống le lói qua ngày, tương lai mịt mù tăm tối. Giờ đây, Thị trở thành vợ của Tràng thì đã nghèo càng thêm nghèo khi có thêm một miệng ăn.

Từ tâm trạng lắng lo, thấp thỏm ấy tác giả đã quay sang một tâm trạng tươi vui hơn. Bỏ qua sự đói khổ của cuộc sống, tới đâu hay tới đó dù sao Thị cũng đã tìm cho mình một mái nhà, một nơi để đi đi về về, một mái ấm gia đình thật sự. Thi thoảng ả bộc lộ niềm hạnh phúc qua những “lườm” liếc mắt với Tràng một cách tình tứ. Dù đang sống trong cảnh đói nghèo nhưng niềm vui hạnh phúc là liều thuốc tinh thần lúc này để cả hai có đêm động lực vượt lên trên số phận thoát khỏi cảnh đói khát.

Qua sự đồng ý của cụ Tứ, Thị và Tràng nên duyên vợ chồng Thì ả có những thay đổi hoàn toàn khác với trước đây. Thị trở thành một nàng dâu đảm đang, dịu dàng, ngoan ngoãn, trông nom, dọn dẹp nhà cửa. Rõ ràng không còn là một hình ảnh người đàn bà thô kệch, liều lĩnh nữa mà thay vào đó là vẻ đẹp hiền hậu vốn có của Thị. Trong bữa ăn cùng Tràng và cụ Tứ, Thị như mở ra một tương lai mới về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn khi kể trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”. Câu nói ấy cứ văng vẳng trong suy nghĩ của Tràng hiện lên cảnh “người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

Hình ảnh nhân vật Thị – Người vợ nhặt được tác giả miêu tả như một ngọn đèn thắp sáng cho cuộc sống đói khát mà nạn đói 1945 gây ra bao cảnh lầm than cho nhân dân. Thị như thổi vào một cơn gió mát để vơi đi cuộc sống đói khát của làng xóm vậy “có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối của họ”. Và đúng là như vậy khi ở cuối tác phẩm Thị đã gợi mở ra một hy vọng mới một cuộc sống mới với tương lai tốt đẹp hơn đang chờ đợi.

Phân tích Thị trong “Vợ nhặt” ngắn nhất

Đây là bài phân tích Thị trong “Vợ nhặt” ngắn nhất để các bạn thực hành và ôn tập nhanh để tổng hợp kiến thức về Thị trong tác phẩm “Vợ nhặt”.

Bài làm

Tác phẩm “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm nổi bật của Kim Lân. Vì ông cũng xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó nên đồng cảm được với những người lao động nghèo khổ. Vậy nên các nhân vật trong truyện được ông miêu tả hết sức chân thật. Đặc biệt khi phân tích nhân vật Thị độc giả sẽ cảm nhận được bức tranh hiện thực của nạn đói 1945.

Qua sự miêu tả của tác giả Thị có dáng hình không mấy xinh đẹp, dáng vẻ bên ngoài thì xộc xệch, rách rưới “quần áo tả tơi như tổ đỉa, mặt gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt”. Nhà văn đặt tên truyện là “Vợ nhặt” cũng có lý lẽ riêng của tác giả, Thị là người phụ nữ vất vưởng, không nhà không cửa, lang thang khắp nơi để kiếm miếng ăn. Khi gặp Tràng qua bốn bát bánh đúc thì Thị đã theo Tràng về làm vợ. Sự nên duyên vợ chồng này không xuất phát từ sự thương yêu của tình cảm nam nữ như lẽ thường tình. Mà vì sự đói khát của Thị, sợ sẽ bị chết đói nên thuận ý theo Tràng về làm vợ chỉ qua một câu nói bông đùa của Tràng.

Trên đường đi về nhà Tràng thì tính cách của Thị hoàn toàn trái ngược với trước đó. Thị trở nên ngượng ngùng, gượng gạo lẽo đẽo theo sau Tràng trong sự bàn tán của hàng xóm. Những tưởng Thị là cô gái dễ dãi, sổ sàng chỉ vì bốn bát bánh đúc, ấy vậy lại là một người phụ nữ e lệ, thẹn thùng khi sắp trở thành vợ Tràng. Có lẽ những khi đói tính cách con người trở nên bất chấp, thay đổi chỉ cần có ăn để bảo tồn sự sống cho thấy khát vọng sống mạnh mẽ trong Thị.

Khi thấy được hoàn cảnh nhà Tràng, Thị nén một tiếng thở dài vì cuộc sống của Tràng cũng nghèo đói, vất vả. Dường như Thị đang lo lắng liệu rằng gia đình Tràng có thoát qua khỏi nạn đói hay không khi Tràng phải nuôi thêm một miệng ăn trong gia đình. Qua đó cho thấy Thị là người phụ nữ có ý thức, biết trước biết sau, biết lo lắng cho tương lai.

Khi được sự đồng ý của cụ Tứ, Thị và Tràng nên duyên vợ chồng. Sau một đêm tân hôn Thị xuất hiện là một nàng dâu hiền lành, đôn hậu, chăm lo việc nhà. Thị quét sân, dọn dẹp nhà cửa và dọn bữa ăn cơm cùng gia đình. Hình ảnh Thị lúc này là một người vợ, một nàng dâu ngoan ngoãn, đảm đang, biết chăm lo cho gia đình. Cuối tác phẩm qua lời kể của Thị “trên Thái Nguyên, Bắc Giang không ai đóng thuế nữa đâu, họ còn cướp kho thóc chia cho dân đói nữa” đã gợi mở một tương lai mới, một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Dưới ngòi bút tả thực của Kim Lân hình ảnh nhân vật Thị tuy vẻ bề ngoài không được xinh đẹp nhưng phẩm chất Thị là một người phụ nữ với vẻ đẹp của khát vọng sống, vẻ đẹp của người phụ nữ chuẩn mực và cuối cùng là vẻ đẹp của một người vợ, một nàng dâu đôn hậu, đảm đang, vun vén cho cuộc sống gia đình.

Trên đây là bài phân tích Thị trong “Vợ nhặt”, soạn bài phân tích Thị trong “Vợ nhặt”… đã được tổng hợp và sưu tầm. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn học tập tốt bộ môn Văn hơn. Chúc các bạn học tốt!

Xem thêm: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt hay và ngắn gọn nhất

Phân Tích, Văn Học -