Số từ là gì? Lượng từ là gì? Các ví dụ dễ hiểu

Xin chào các em ! Hôm nay các bạn sẽ hiểu số từ là gì và lượng từ là gì cũng như khái niệm các loại từ này. Các ví dụ minh họa dễ hiểu nhất giúp hiểu bài hơn. Mời xem qua nội dung dafulbrightteachers.org biên soạn để hiểu hơn về bài học ngày hôm nay nhé.

Nội dung bài viết

Khái niệm số từ và lượng từ

Số từ là gì?

Theo các định nghĩa chuẩn xác trong Sách Giáo Khoa số từ là các từ để chỉ số lượng và thứ tự của các vật.

Khi nói về số lượng vật thông thường số từ đứng trước danh từ còn khi biểu thị thứ tự của sự vật số từ thường nằm sau danh từ.

Có một số danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa biểu thị số lượng, cần phân biệt với số từ.

Ví dụ: Hai chàng trai cùng hăng hái ra mặt giúp đỡ cô gái.

“Hai” đứng trước danh từ “chàng trai” nên là số từ.

Lượng từ là gì?

Lượng từ thường nói về số lượng ít hay nhiều của các sự vật. Dựa theo vị trí cụm danh từ lượng từ cũng có 2 loại đó là nhóm chỉ toàn thể và nhóm chỉ tập hợp hoặc phân phối.

+ Với nhóm từ chỉ ý nghĩa toàn thể sẽ gồm các từ như: tất cả, các, toàn thể, toàn bộ,…

Ví dụ: Tất cả các cán bộ công nhân viên đều nêu cao tấm gương đạo đức, phẩm chất Hồ Chí Minh.

“Tất cả” là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn bộ

+ Với nhóm từ chỉ ý nghĩa tập hợp hoặc phân phối có các từ như: từng, những, mỗi…

Ví dụ: Kết quả học tập cuối kì của các bạn được nhà trường tuyên dương. Mỗi học sinh đều xếp loại khá, giỏi và được khen thưởng.

“Mỗi” là lượng từ chỉ ý nghĩa phân phối.

Các ví dụ số từ và lượng từ

Ví dụ số từ

– Lớp chúng tôi sỉ số hai mươi ba em học sinh.

=> Số từ trong câu đó là “hai mươi ba”, trong câu trên số từ đứng trước danh từ “học sinh”.

– Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

=> Số từ trong câu đó là “bốn, “năm”, vai trò biểu thị thứ tự của sự vật “canh” và thường đứng sau danh từ.

Ví dụ lượng từ

– Lớp chúng tôi tất cả em học sinh đều có hạnh kiểm tốt.

=> Lượng từ trong câu đó là “tất cả”, đứng trước danh từ “học sinh”.

– Toàn bộ giáo viên trường hôm nay học chính trị.

=> lượng từ trong câu đó là “toàn bộ”, đứng trước danh từ “giáo viên”.

– Các học sinh giỏi trong lớp đều là các bạn nữ.

=> Lượng từ trong câu là “các” đứng trước danh từ học sinh.

– Từng tảng băng đang tách ra và trôi về hướng Nam.

=> Lượng từ trong câu trên là “từng”.

Xem thêm >>> Soạn bài số từ và lượng từ chi tiết nhất

 

Cách phân biệt số từ và lượng từ

Số từ và lượng từ nhiều bạn còn chưa biết cách phân biệt. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn.

– Cả số từ và lượng từ đều đứng trước danh từ nhưng số từ chỉ rõ số lượng cụ thể, còn lượng từ chỉ mang tính chất ước chừng, chung chung.

Ví dụ: “Ba em học sinh vinh dự được tham gia đội văn nghệ của trường. Những em học sinh còn lại làm công tác chuẩn bị cho lễ kỉ niệm.”

“Ba” là số từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể còn “Những” là lượng từ chỉ số lượng một cách chung chung, không xác định được.

– Trong một câu có tạo ngữ pháp, số từ và lượng từ có tác dụng chặt chẽ về mặt ngữ pháp đó. Chỉ có danh từ mới có thể kết hợp với số từ và lượng từ ở phía trước. Động từ và tính từ không thể kết hợp được. Vì vậy danh từ chính là yếu tố để phân biệt đâu là số từ và lượng từ.

Ví dụ: Hai chiếc xe – “hai” là số từ đứng trước danh từ “chiếc xe”

Tất cả học sinh – “Tất cả” là lượng từ đứng trước danh từ “học sinh”

Nhưng không thể nói “Hai chạy”, “Những đi” – “Hai” và “Những” là số từ và lượng từ không thể kết hợp với động từ là “chạy” và “đi”

Viết đoạn văn ngắn có số từ, lượng từ

Bài tập viết đoạn văn ngắn có sử dụng số từ, lượng từ.

Bầu trời mùa thu đẹp và có nhiều đám mây, từng đàn chim chao liệng từ phía xa. Bờ ao vịt mẹ cùng năm đứa đàn con của mình tiến vào ao để kiếm ăn. Thân tre nghiêng mình lắc nhẹ mỗi khi có gió thổi ngang qua. Phía xa xa có một ông lão đang ngồi trên bờ với cần câu cá, vừa câu lão vừa ngồi trầm ngâm suy nghĩ về một cái gì đó xa xôi lắm. Khung cảnh như yên bình, êm ả lắm.

Trong đoạn trên số từ: chín, một

Trọng đoạn trên lượng từ: từng, mỗi.

Luyện tập SGK

Cùng thực hành một số bài tập liên quan đến số từ và lượng từ ngay bên dưới.

Bài 1: Tìm số từ trong bài thơ Không ngủ được của tác giả Hồ Chí Minh.

Các số từ được tìm thấy trong bài đó là: trong câu 1 (một, hai, ba), trong câu 2 (bốn năm), trong câu 4 (năm).

Số từ chỉ số lượng: trước danh từ chính

Số từ chỉ thứ tự: thường đứng sau danh từ chính.

Bài 2: Các từ in đậm trong 2 dòng thơ có ý nghĩa gì?

Con đi trăm núi ngàn khe.

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

=> Các số từ in đậm trong câu thơ trên không chỉ đơn thuần chỉ số lượng mà là chỉ rất nhiều, số lượng rất lớn.

Bài 3:

Nghĩa của từ từng và từ mỗi trong 2 câu có gì giống và khác:

– Sự giống nhau: sự chia tách ra của vật thể (núi).

Sự khác nhau là:

+ Từng: theo thứ tự lần lượt, hết cái này đến lượt cái kia.

+ Mỗi: cũng mang nghĩa tách biệt nhưng lại không theo trình tự.

Bài học số từ lượng từ hôm nay rất đầy đủ và cụ thể đúng không nào? Hi vọng kiến thức số từ lượng từ và các nội dung liên quan sẽ giúp các bạn hiểu bài. Đừng quên thực hành các bài tập khác trong sách giáo khoa.

» Trợ từ thán từ là gì ?

» Chỉ từ là gì

Xem thêm >>> Soạn bài số từ và lượng từ chi tiết nhất

 

Xem nhiều hơn các khái niệm thuật ngữ trong chương trình văn học trung học cơ sở.

Thuật Ngữ -