Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt hay và ngắn gọn nhất

Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp. Đọc ngay dàn ý, bài mẫu phân tích học sinh giỏi, ngắn gọn!

Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để các bạn thấy được tình cảm gia đình thiêng liêng đáng quý của tác giả khi nhìn thấy bếp lửa thì hình ảnh người bà yêu quý lại hiện lên trong tâm trí tác giả. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Dưới đây là dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa”của Bằng Việt đã được chọn lọc hay nhất. Mong rằng các bạn sẽ tham khảo và thực hành tốt các bài tập trên lớp nhé!

Mở bài “Bếp lửa” – Bằng Việt

– Khái quát sơ lược về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Bếp lửa”.

– Nêu vấn đề và trích dẫn bài thơ “Bếp lửa”.

Thân bài phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

– Hình ảnh bếp lửa hồi tưởng nhớ về người bà thân yêu của tác giả.

+ Tình cảm yêu thương của tác giả dành cho người bà thật thật lớn lao, đó là sự nhớ ơn công lao dạy dỗ, nuôi dưỡng của bà dù trải qua bao nắng mưa sớm tối nhọc nhằn.

– Những ký ức thời thơ ấu sống bên bà qua hồi tưởng của tác giả.

+ Tác giả nhớ về tuổi thơ nghèo khổ, đói rách nhưng chan chứa tình bà cháu. Cái đói khổ của nạn đói năm xưa cho đến khi trưởng thành khiến tác giả nhớ về “sống mũi vẫn còn cay”.

+ Tác giả nhớ về công lao, nỗi vất vả, khó nhọc của bà lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ, “dạy cháu học”, “dạy cháu làm”, bảo ban cháu những điều hay lẽ phải trong suốt tám năm qua.

+ Những năm tháng chiến tranh, giặc ngoại xâm tàn phá xóm làng, người dân sống trong cảnh lầm than, nhà cửa bị chúng tàn phá. Lúc này hình ảnh người bà càng trở nên mạnh mẽ hơn để có thể bảo bọc cháu mình.

– Tác giả suy ngẫm về cuộc đời bà, hình ảnh bếp lửa luôn gắn liền với cuộc sống của bà.

+ Ngọn lửa của bếp lửa ủ sẵn trong lòng bà với một niềm tin sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, vất vả để làm tròn trách nhiệm bảo bọc cháu mình.

+ Giờ đây cuộc sống cháu không còn ở bên bà nữa nhưng hình ảnh người bà luôn hiện hữu trong trái tim của tác giả và bà mãi là một hồi ức đẹp thời ấu thơ của tác giả.

Kết bài “Bếp lửa” Lớp 9

– Khái quát tóm tắt nội dung bài thơ “Bếp lửa” lớp 9.

– Liên hệ bản thân và rút ra bài học cuộc sống.

Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt học sinh giỏi

Đây là bài viết phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt học sinh giỏi đã được phân tích chi tiết và hay nhất. Các bạn hãy cùng tham khảo và thực hành trong các bài tập trên trường nhé!

Bài làm

Tình cảm gia đình là một tình cảm vô cùng thiêng liêng trong mỗi con người chúng ta, ai cũng có cho riêng mình một gia đình. Ở đó có ông bà, cha mẹ và anh em, trong bất kì mối quan hệ nào giữa người thân trong gia đình đi nữa đều mang một cảm xúc thiêng liêng khác nhau. Ở bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng thiêng của người cháu đối với bà của mình. Đó là tấm lòng tràn đầy sự biết ơn, trân trọng những ngày tháng được bà dạy dỗ, nuôi nấng thành người. Để rồi đến khi trưởng thành, học tập ở nơi phương xa, những hồi ức đẹp đẽ bỗng ùa về trong lòng nhà thơ khi nhìn thấy hình ảnh bếp lửa.

 “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

… Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?. . . ”

Khi đất nước còn đang trong giai đoạn kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì những đứa trẻ không có cơ hội được ở trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Vì nền độc lập dân tộc của đất nước cha mẹ phải lên đường đến chiến khu phục vụ Tổ quốc. Nên những năm tháng ấu thơ của tác giả gắn liền với người bà của mình. Nhìn thấy bếp lửa thì hình ảnh người bà hiện về trong tâm trí tác giả đầy sự ấm áp tình bà cháu. Tình cảm yêu thương của tác giả dành cho người bà thật thật lớn lao, đó là sự nhớ ơn công lao dạy dỗ, nuôi dưỡng của bà dù trải qua bao nắng mưa sớm tối nhọc nhằn.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

…Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Những hồi tưởng về ký ức trong những năm tháng tuổi thơ sống bên bà chợt hiện về trong tâm trí nhà thơ ngày càng rõ nét hơn. Tác giả nhớ về tuổi thơ tuy có nghèo khổ, đói rách nhưng chan chứa tình bà cháu. Cái đói khổ của nạn đói năm xưa cho đến khi trưởng thành khiến tác giả nhớ về “sống mũi vẫn còn cay”. Dường như khói của bếp lửa không làm cay mắt tác giả mà là những kỷ niệm đói khổ đắng cay của năm xưa đã làm nhà thơ bồi hồi xúc động, “cay sống mũi”.

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

…Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Trong tám năm ở cùng bà với biết bao kỷ niệm tuy đói khổ nhưng ấm áp tình bà cháu thiêng liêng. Những ngày nghe thấy tiếng chim tu hú trên những cánh đồng xa cũng là lúc mùa lúa đã rộ chín nông dân đã sẵn sàng thu hoạch. Còn đối với tác giả khi tiếng tu hú kêu là lúc bà kể chuyện cho cháu nghe những ngày ở Huế. Đây là những kỷ niệm đẹp khó phai trong lòng tác giả, tuổi thơ với những câu chuyện bà kể nghe sao mà tha thiết, ấm lòng.

Những ngày mẹ và cha bận công tác ở nơi chiến khu, bà thay cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ cháu mình. Tác giả nhớ về công lao tảo tần của bà lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ, “dạy cháu học”, “dạy cháu làm”, bảo ban cháu những điều hay lẽ phải. Hình ảnh bếp lửa là nhân chứng xuyên suốt cho những sinh hoạt diễn ra hàng ngày của bà cháu.

Đây là không những là hồi ức đẹp đẽ mà còn là sự ghi nhớ công lao dưỡng dục của bà vì vậy tác giả dành cho bà một tình cảm yêu thương da diết. Tác giả ở phương xa nghĩ về bà, thương bà sống một mình cô đơn, hiu quạnh nên thốt lên rằng “tu hú, chẳng đến ở cùng bà” cho thấy nỗi nhớ thương bà tha thiết, sâu sắc trong lòng tác giả.

Nhà thơ còn nhớ về những năm tháng chiến tranh gian khổ gây bao mất mát cho người dân và cuộc sống của bà cháu cũng không ngoại lệ. Giặc ngoại xâm đốt làng cháy tàn rụi, người dân không còn nhà để ở còn nơi để về. Những lúc ấy, người bà yếu ớt phải gồng mình xoay xở, che chở bảo bọc cho cháu mình. Nhờ sự giúp sức của hàng xóm đã đỡ đần cho bà có được túp lều che mưa che nắng.

Nhưng những lúc khó khăn như thế mà bà lại không quên dặn cháu chớ kể này nọ để bố ở xa yên tâm công tác. Đến đây ta thấy một người bà một người mẹ giàu lòng hy sinh cho cháu và cho con mình ở nơi chiến khu. Khi tuổi cao sức yếu là lúc bà cần được sự chăm sóc của con cháu thì trong hoàn cảnh khó khăn như vậy bà lại là nơi nương tựa duy nhất cho cháu mình. Hình ảnh người bà hiện lên trông thật lớn lao, vĩ đại biết bao.

Trãi qua biết bao khó khăn, vất vả của chiến tranh cũng như cuộc sống mang lại nhưng trong bà vẫn luôn ủ sẵn một ngọn lửa chứa niềm tin về cuộc sống, soi sáng con đường đời của cháu. Hình ảnh bếp lửa lại hiện về trong lòng tác giả với những kí ức ngọt ngào, bếp lửa cho cháu sự ấm áp, yêu thương, bếp lửa cho cháu những bữa ăn hàng ngày và những chia sẻ tâm tình hay những khi kể chuyện cháu nghe. Hình ảnh bếp lửa như tượng trưng người bà vì khi nhắc đến bếp lửa cũng là lúc nhắc về bà.

Đến bây giờ cuộc sống cháu không còn những khó khăn, khốn khổ nữa thì lại không còn ở bên bà. Hình ảnh người bà luôn hiện hữu trong trái tim của tác giả và bà mãi là một hồi ức đẹp thời ấu thơ của tác giả.

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, 

…Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?. . . ”

Qua bài thơ “Bếp lửa” tác giả đã mang đến cho người đọc những cảm xúc thật thiêng liêng của tình bà cháu chan chứa nghĩa tình. Bếp lửa gắn bó trong suốt hành trình tuổi thơ của tác giả khi sống cùng bà. Thấy bếp lửa cũng như thấy bà vậy, một người bà giàu đức hy sinh, vì con vì cháu mà không ngại khó khăn, vất vả, mạnh mẽ vượt qua mọi gian truân của cuộc sống trong thời kỳ chiến tranh.

Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt ngắn gọn nhất

Thêm một bài viết phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt ngắn gọn nhất. Đây là những nội dung cơ bản để các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập và tham khảo nhé!

Bài làm

Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt không chỉ đơn giản viết về hình ảnh bếp lửa. Mà “bếp lửa” ở đây gắn liền với hình ảnh người bà của tác giả. Bài thơ là lời nhớ thương dành cho người bà của mình, một người bà giàu lòng hy sinh, thương con thương cháu mà không ngại khó nhọc, gian lao. Sớm hôm tảo tần thay con chăm cháu, dạy dỗ cháu nên người. Vì thế bài thơ “Bếp lửa” là tiếng lòng của nhà thơ mỗi khi thấy bếp lửa lại nhớ đến người bà kính yêu của mình.

Bếp lửa là một dụng cụ quen thuộc mà gia đình nào cũng có để sinh hoạt trong cuộc sống đời thường. Nhưng mỗi khi nhắc đến bếp lửa thì tác giả lại nhớ về người bà của mình, nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu cùng bà sinh hoạt, quây quần bên bếp lửa.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

…Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Xuyên suốt bài thơ hình ảnh bếp lửa xuất hiện nhiều lần cũng là lúc hồi ức thời thơ ấu ùa về với một tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả khi cuộc sống đói nghèo lại thêm chiến tranh tàn phá. Cảnh “đói mòn đói mỏi”, không có cơm ăn áo mặc của những năm chiến tranh lầm than đã gây bao nỗi khổ cùng cực cho người dân. Đến bây giờ khi nghĩ lại về những năm tháng ấy nhà thơ cũng “cay sống mũi”. Cũng có thể là làn khói của bếp lửa làm cho tác giả “cay” và cũng có thể là tác giả cay đắng cho cuộc sống quá đỗi vất vả, cơ cực của gia đình.

Trong tám năm sống cùng bà cũng là khoảng thời gian mà tác giả cảm thấy ấm áp nhất tuy cuộc sống có gian lao, vất vả. Cháu cùng bà quây quần bên bếp lửa kể cho cháu nghe “những ngày ở Huế”. Bà lo cho cháu miếng ăn giấc ngủ, bà dạy cháu làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của cháu, bà dạy cháu học chữ, học viết và cả những bài học trong cuộc sống.

Đến bây giờ khi cháu đã mang đủ hành trang học tập ở phương xa thì cháu không còn ở bên bà nữa. Nghĩ về bà thương cho bà khó nhọc tần tảo chăm lo cho cháu mà lòng tác giả như nghẹn lại, nhớ thương bà da diết khôn nguôi. Qua đó cho thấy tấm lòng trân trọng, biết ơn của tác giả đối với bà mình với một tình cảm nhớ ơn sâu đậm.

Đặc biệt hơn là trải qua những năm tháng chiến tranh, giặc ngoại xâm tàn phá xóm làng, người dân sống trong cảnh lầm than, nhà cửa bị chúng tàn phá. Lúc này hình ảnh người bà càng trở nên mạnh mẽ hơn để có thể bảo bọc cháu mình. Tưởng khó khăn, vất vả là thế nhưng bà không quên dặn dò cháu chớ nên kể cho bố ở nơi chiến khu biết mà nói rằng ở nhà bà cháu vẫn bình yên. Hình ảnh người bà như một người mẹ anh hùng sẵn sàng hy sinh vì con vì cháu mặc cho tuổi già sức yếu không ngại gian truân, khó nhọc mà chăm sóc cho cháu mình khôn lớn.

“Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

…Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Ngọn lửa của bếp lửa như ủ sẵn trong lòng bà với một niềm tin sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, vất vả để làm tròn trách nhiệm bảo bọc cháu mình. Bếp lửa gắn bó vơi cuộc sống ngày ngày của bà cháu với những bữa cơm đạm bạc, những câu chuyện kể, những nồi xôi gạo cùng chia sẻ cho bà con trong cảnh đói nghèo. Bếp lửa biểu trưng cho sự yêu thương, cho sự sẻ chia ngọt bùi có nhau, bếp lửa thật thiêng liêng và kì lạ.

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, 

…Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Tác giả đang sống lại trong những kí ức ùa về thì bỗng trở lại thực tại. Giờ đây cháu đã xa bà rồi, không còn ở trong vòng tay của bà nữa. Nhưng trong lòng cháu vẫn lưu giữ mãi một tình cảm vô cùng thiêng liêng cao quý đối với bà. Một người bà luôn khắc sâu trong trái tim cháu không bao giờ quên được.

“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu

…Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”

Bài thơ “Bếp lửa” với giọng thơ nhẹ nhàng, da diết, ngôn từ mộc mạc dễ hiểu làm cho người đọc không khỏi bồi hồi xúc động về tình bà cháu thiêng liêng tràn đầy niềm hạnh phúc, ấm áp khi giữa cuộc sống đầy sự khó nhọc của chiến tranh.

Trên đây là bài viết phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt… đã được biên soạn đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt!

Xem thêm: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” hay và đầy đủ nhất

Phân Tích, Văn Học -