Phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng” tác giả Xuân Quỳnh học sinh giỏi

Phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng” là khát khao cháy bỏng tình yêu lứa đôi. Bài viết này tổng hợp dàn ý, bài văn mẫu 1, mẫu 2 phân tích bài thơ.

Phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng” là những trạng thái tâm lý thầm kín, đặc biệt của người con gái thông qua hình tượng ngọn sóng biển. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của Xuân Quỳnh. Các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng”

Dưới đây là dàn ý phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng” đã được chọn lọc hay nhất. Mong rằng các bạn sẽ tham khảo và thực hành tốt các bài tập trên lớp nhé!

Mở bài phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng”

– Khái quát sơ lược về tác giả và tác phẩm “Sóng”.

– Nêu vấn đề và trích dẫn 4 khổ đầu bài “Sóng”.

Thân bài phân tích bài “Sóng” 4 khổ đầu

– Hình tượng sóng được tác giả miêu tả qua những tính từ đối lập “dữ dội” và “dịu êm”, “ồn ào” và “lặng lẽ” kết hợp với lặp lại cấu trúc câu nhằm để nêu lên những cung bậc cảm xúc khi yêu của người con gái. Và sóng chủ động tìm ra bể lớn để được hòa nhập với đại dương bao la cũng như người con gái chủ động ra ngoài thế giới rộng lớn hơn để đi tìm tình yêu đích thực.

– Tác giả nêu lên một quy luật của thiên nhiên, của tạo hoá không bao giờ thay đổi cũng như niềm khát khao hạnh phúc luôn cháy bỏng và tồn tại vĩnh cửu theo thời gian.

– Nhân vật trữ tình “em” xuất hiện với những băn khoăn, trăn trở về tình yêu của em và anh.

– Với hàng loạt câu hỏi để đi tìm cội nguồn của tình yêu thì không có câu hồi đáp. Bởi tình yêu là thứ diệu kỳ, bí ẩn chẳng ai có thể có lý giải chính xác về nó cả mà chỉ có thể dùng con tim để cảm nhận.

Kết bài phân tích bài “Sóng” 4 khổ đầu

– Khái quát tóm tắt nội dung 4 khổ đầu bài “Sóng”.

– Liên hệ bản thân và rút ra bài học cuộc sống.

Phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng” – Mẫu 1

Đây là bài viết phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng” – Mẫu 1 đã được phân tích chi tiết và hay nhất. Các bạn hãy cùng tham khảo và thực hành trong các bài tập trên trường nhé!

Trong một chuyến đi thực tế của thi sĩ Xuân Quỳnh bài thơ “Sóng” được sáng tác khi nhà thơ đứng trước bờ biển ngắm nhìn những con sóng. Tác giả đã thông qua miêu tả hình tượng con sóng biển để bộc lộ rõ nét những cảm xúc, trạng thái khi yêu của người con gái đồng thời cho thấy nỗi khát vọng về tình yêu hạnh phúc đôi lứa của người con gái. Phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng” sẽ thấy rõ điều đó.

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Ở khổ thơ đầu tác giả vận dụng kết hợp biện pháp nghệ thuật lặp lại cấu trúc câu với những tính từ mang nghĩa đối lập nhau “dữ dội” và “dịu êm”, “ồn ào” và “lặng lẽ”. Đó là những trạng thái đặc trưng của con “sóng” giữa biển cả bao la. Sóng trở nên dữ dội, ồn ào khi giông bão kéo đến và sẽ trở lại trạng thái êm đềm, lặng lẽ sau khi những cơn bão qua đi.

Qua ngòi bút của tác giả tất cả những trạng thái của sóng cũng là những cung bậc cảm xúc khi yêu của người phụ nữ. Khi hạnh phúc thì dịu dàng, êm ái khi xung đột thì giận hờn, ghen tuông. Liên từ “và” được nhà thơ đặt giữa hai tính từ đối lập nhau nhằm thể hiện sự cộng hưởng, bồi đắp đi đôi với nhau để làm đậm nét những tính cách trái ngược của người phụ nữ khi tình yêu đến.

Tác giả đã vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá “không hiểu nổi mình”. Dường như những tâm tư, nỗi lòng của “sóng” khiến cho “sông” không thể hiểu hết được. Vì thế, “sóng” phải “tìm ra tận bể” để tìm thấy những cái lớn lao hơn, vững chắc hơn ở ngoài đại dương bao la kia. Tác giả dùng từ “tìm” trong câu thơ cho thấy “sóng” không cam chịu không gian nhỏ hẹp, tù túng của “sông” mà chủ động đi tìm ra tận bể lớn mênh mông. Từ đó thể hiện sự khát khao cháy bỏng về một tình yêu hạnh phúc, vững chãi của người phụ nữ mà ở đó họ tự chủ động đi tìm hạnh phúc đích thực cho chính cuộc đời mình.

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế”

Ở khổ thơ thứ hai hình tượng sóng được tác giả đem ra so sánh giữa ngày xưa và ngày sau. Sóng là một hiện tượng thiên nhiên nên cho dù có trải qua bao nhiêu năm đi nữa thì con sóng ngày xưa và ngày nay vẫn thế, không thay đổi được. Đó là quy luật của thiên nhiên của tạo hoá. Qua đó tác giả muốn nói rằng tình yêu của nhà thơ luôn trước sau như một, thuỷ chung một lòng cho dù trải qua bao năm tháng thì tình yêu vẫn không thay đổi, nhạt phai. Niềm khao khát tình yêu cháy bỏng trong lòng của nhà thơ cũng đang dâng trào, rạo rực, bồi hồi giống như con sóng xô bờ ngoài kia vậy.

Tác giả đứng trước không gian mênh mông rộng lớn để suy ngẫm về tình yêu về hạnh phúc của cuộc đời mình. Bằng cách sử dụng điệp cấu trúc “em nghĩ về” thể hiện suy nghĩ, tâm tư trong lòng của tác giả. Giữa không gian mênh mông ấy trong tâm trí “em” chỉ duy nhất nghĩ về anh mà thôi cho thấy tình yêu sâu đậm tha thiết của tác giả luôn hiện hữu hình bóng người thương trong tâm tưởng. Nghĩ cho anh rồi nghĩ cho em, điều mà tác giả suy nghĩ lúc này chắc có lẽ là chuyện tình của anh và em, của chúng ta.

Dường như tác giả đang băn khoăn, lo lắng cho chuyện tình yêu của anh và em sẽ đi đến bến bờ hạnh phúc không? sẽ thuỷ chung trọn vẹn đến suốt đời không? Nhà thơ bỗng chuyển đổi lại hình tượng sóng khi còn đang dang dở nghĩ về anh về em với một câu hỏi “từ nơi nào sóng lên”. Câu hỏi tuy là hỏi nguồn gốc của sóng nhưng điều nhà thơ muốn biết là tình yêu bắt nguồn từ đâu. Ở khổ thơ 4 tác giả cũng đã lý giải nguồn gốc của sóng từ đâu.

Sóng được tạo thành từ sự chuyển động của gió, gió to thì sóng lớn, gió nhỏ thì sóng êm đềm, tĩnh lặng. Nhà thơ lại tiếp tục với câu hỏi “gió bắt đầu từ đâu?” nhưng khác với câu hỏi lần đầu thì câu hỏi này nhà thơ lại không có câu trả lời chính xác. Mà nhà thơ đối đáp với một giọng điệu rất hồn nhiên, duyên dáng “em cũng không biết nữa”. Khi yêu người ta thường hay có những câu hỏi, thắc mắc mà ở đó không có câu trả lời, mà cũng chẳng biết tại sao lại như vậy, tình yêu sẽ luôn có những điều thú vị riêng của nó mà tác giả luôn muốn khám phá, tìm tòi.

“Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

Câu hỏi nhà thơ thực sự muốn biết ngay trong lúc này chính là “khi nào ta yêu nhau”. Khi nào thì em và anh yêu nhau cũng chẳng biết nữa vì vốn dĩ tình yêu là vốn là những rung cảm trước đối phương, cũng không biết rõ là em yêu anh từ khi nào, cũng chẳng biết rõ từ khi nào mà hình bóng anh luôn ở trong tâm trí em. Tình yêu là vậy càng muốn đi sâu tìm kiếm câu trả lời thì lại càng vô vọng.

Qua 4 khổ đầu bài “Sóng” là nỗi niềm khát khao tình yêu chân chính và những xúc cảm trạng thái trăn trở, lo lắng khi yêu của người con gái. Vậy nên trong tình yêu đối phương hay luôn trân quý những giây phút hạnh phúc, ngọt ngào cũng như hãy trân trọng lẫn nhau để có được một tình yêu vững bền.

Phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng” – Mẫu 2

Thêm một bài viết phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng”- Mẫu 2 để các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập và tham khảo khi phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh nhé!

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ lãng mạng trữ tình của nền thơ ca Việt Nam. Bài thơ “Sóng” được sáng tác trong một chuyến đi thực tế của nữ thi sĩ và là một trong những tác phẩm nổi bật của Xuân Quỳnh. Bài thơ viết về đề tài tình yêu, thể hiện khát vọng tình yêu cháy bỏng và hy vọng tìm được tình yêu chân thành, thấu hiểu của tác giả. Điều này được thể hiện rõ nét qua 4 khổ đầu bài “Sóng”.

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Thường trong thơ ca viết về đề tài tình yêu, các nhà thơ thường lấy thiên nhiên để nói lên nỗi lòng của mình. Xuân Quỳnh cũng vậy, tác giả đã mượn hình tượng sóng biển để thể hiện nỗi niềm của mình. Ở khổ 1 bài thơ tác giả nêu lên những đặc điểm của con sóng khi thì “dữ dội”, “ồn ào” gặp lúc giông bão, khi thì “êm đềm”, “lặng lẽ” lúc giông bão qua đi. Điều này cũng thật đúng với tâm trạng người con gái khi yêu đều có những tính cách trái ngược, đối lập như con sóng vậy.

Khi tình yêu hạnh phúc thì êm đềm, lặng lẽ còn khi tình yêu xảy ra mâu thuẫn thì ghen tuông, hờn giận. Qua hình ảnh nhân hoá “sông không hiểu nổi mình” khiến sóng phải tìm ra tận bể để tìm cái lớn lao hơn, rộng lớn hơn. Trong tình yêu cũng vậy, khi mà đối phương không thể hiểu hết nỗi lòng của mình thì cũng là lúc người con gái chủ động ra đi tìm một tình yêu vững chãi hơn, thấu hiểu hơn. Từ đó cho thấy sự khao khát tình yêu mãnh liệt của người con gái, luôn chủ động đi tìm hạnh phúc cho chính mình.

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu”

Ở khổ thơ thứ hai tác giả đưa ra quy luật của thiên nhiên từ trước đến nay khi đem hình tượng sóng ra so sánh giữa ngày xưa và ngày sau. Sóng là một hiện tượng thiên nhiên nên cho dù có trải qua bao nhiêu năm đi nữa thì con sóng ngày xưa và ngày nay vẫn thế, không thay đổi được. Qua đó tác giả muốn nói rằng tình yêu của nhà thơ luôn trước sau như một, thuỷ chung một lòng cho dù trải qua bao năm tháng thì tình yêu vẫn không thay đổi, nhạt phai. Niềm khao khát tình yêu cháy bỏng trong lòng của nhà thơ cũng đang dâng trào, rạo rực, bồi hồi giống như con sóng xô bờ ngoài kia vậy.

Đứng trước không gian rộng lớn với “muôn trùng sóng bể” nhà thơ càng trở nên nhỏ bé trước cuộc đời mênh mông, rộng lớn. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ thứ 3, “em” ở đây không ai khác chính là nhà thơ, là Xuân Quỳnh. Và trong tâm trí nhà thơ lúc này là nghĩ về anh cho thấy tình yêu sâu đậm của em dành cho anh, luôn nghĩ về anh đầu tiên, tiếp đến là nghĩ về em, nghĩ về tình yêu của chúng mình. Người con gái khi yêu lúc nào cũng trăn trở, lo lắng cả. Liệu rằng tình yêu chúng mình có được hạnh phúc trọn vẹn không? Những băn khoăn ấy tiếp nối qua khổ thơ 3 4 với nhiều câu hỏi, thắc mắc về cội nguồn tình yêu.

“Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

Lý giải cho câu hỏi “từ nơi nào có sóng” thì nhận được lời hồi đáp rất mau chóng rằng sóng là bắt đầu từ gió, sự chuyển động của gió sẽ tạo thành những cơn sóng. Nhà thơ lại hỏi “gió bắt đầu từ đâu?” Thì sự hồi đáp lúc này có vẻ ngập ngừng mà duyên dáng “em cũng không biết nữa”. Và nhà thơ lại kết thúc khổ 4 bằng câu hỏi “khi nào ta yêu nhau”.

Hàng loạt những câu hỏi như đào sâu tận gốc rễ của cội nguồn tình yêu nhưng càng hỏi thì câu trả lời như rơi vào bế tắc, không có câu trả lời. Tình yêu vốn dĩ nó diệu kỳ, bí ẩn như vậy, chẳng biết hai ta yêu nhau từ khi nào nữa. Và cũng chẳng biết từ lúc nào trong tâm trí em lại hiện hữu hình bóng của anh.

Qua 4 khổ đầu bài “Sóng” xuyên suốt là khát vọng tình yêu mãnh liệt của người con gái và những tâm trạng lo lắng, băn khoăn, trăn trở về tình yêu đôi lứa. Đồng thời cho thấy tư duy mới lạ về tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh khát khao cháy bỏng dâng trào, chủ động trong tình yêu, dám yêu, dám thể hiện.

Trên đây là bài phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng”, dàn ý phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng”… đã được biên soạn đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt!

Xem thêm: Phân tích khổ 3 4 bài ‘Sóng’ của Xuân Quỳnh đầy đủ nhất

Phân Tích, Văn Học -