Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga hay và đặc sắc nhất

Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga hiện lên người con gái “tài sắc vẹn toàn”, nết na. Đọc ngay dàn ý, tổng hợp một số dạng đề văn đầy đủ nhất!

Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu để thấy được nét đẹp phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội thời phong kiến. Các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga

Dưới đây là bài dàn ý phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Mở bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga

– Khái quát sơ lược về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Lục Vân Tiên”.

– Tóm tắt chung xuất thân nhân vật Kiều Nguyệt Nga.

Thân bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga

– Xuất thân trong một gia đình gia giáo lễ nghĩa, có cha làm quan tri phủ trong triều đình.

– Là người con gái “tài sắc vẹn toàn”, thuỳ mị, nết na, có học thức và phép ứng xử lễ phép, chuẩn mực và khiêm tốn.

– Khi Kiều Nguyệt Nga nghe theo lời cha trở về Hà Khê để kết duyên cùng với người mà cha sắp đặt cho thấy nàng là một người con gái hiếu thảo, vâng lời cha mẹ.

– Trên đường trở về nhà cha mẹ, nàng gặp bọn cướp hung tợn và được Lục Vân Tiên ra tay nghĩa hiệp cứu mạng. Để đền đáp ơn cứu mạng của ân nhân nàng nguyện gắn bó cuộc đời nàng với Lục Vân Tiên, cho thấy nàng là người biết đền ơn đáp trả với ân nhân của nàng.

Kết bài phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga

– Khái quát tóm tắt tính cách nhân vật Kiều Nguyệt Nga.

– Liên hệ bản thân thông qua nhân vật Kiều Nguyệt Nga.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga

Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã được tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất. Các bạn hãy vận dụng và thực hành vào bài tập trên lớp nhé!

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Kiều Nguyệt Nga

Trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu ngoài nhân vật chính là Lục Vân Tiên, tác giả cũng đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang nét đẹp truyền thống của dân tộc ta “công dung ngôn hạnh”. Kiều Nguyệt Nga được sinh ra trong một gia đình gia giáo, lễ nghĩa có cha làm quan tri phủ trong triều đình. Nghe theo lời cha nàng phải lên đường trở về Hà Khê để gặp cha mẹ, không may trên đường đi thì nàng gặp phải bọn cướp bóc Phong Lai dữ tợn, chuyên cướp bóc của cải của dân làng. Đối mặt với mối nguy hiểm lại là thân gái “liễu yếu đào tơ” nàng hoảng sợ và lo lắng.

Vừa hay lúc đó Lục Vân Tiên đi ngang qua thấy cảnh bất bình liền ra tay nghĩa hiệp cứu giúp nàng thoát khỏi bọn cướp hung dữ. Lúc này tính cách nhân vật Kiều Nguyệt Nga bộc lộ rõ nét với một phẩm chất nết na, thuỳ mị, lễ nghĩa của người con gái gia giáo. Qua lời nói của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên cho thấy nàng là người có học thức, phép hành xử lễ nghĩa.

Mặc dù nàng là tiểu thư đài các nhưng lại rất khiêm tốn khi xưng hô với Lục Vân Tiên là “tiện thiếp”. Lời đối đáp nhẹ nhàng, dịu dàng, tỏ lòng “ghi ơn tạc dạ” hành động nhân nghĩa của Lục Vân Tiên khi cứu nàng thoát khỏi mối nguy lớn. Trước hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga cũng đã đem lòng cảm kích và yêu thương chàng.

Để đền ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với Lục Vân Tiên, xin chàng cùng nàng về gặp cha mẹ mình. Từ đó cho thấy nàng là người biết trân trọng, đền ơn đáp nghĩa đối với ân nhân đã giúp đỡ mình nguyện lấy thanh xuân, cuộc đời mình để đền đáp công ơn của ân nhân. Không những thế, đó còn là tấm lòng thuỷ chung, son sắt với người mà nàng đã tỏ lòng yêu thương.

Trong truyện không đề cập đến nhan sắc của Kiều Nguyệt Nga nhưng qua lời nói, cách hành xử của nàng cho thấy nàng là người con gái lễ nghĩa với “tài sắc vẹn toàn”, có học thức cao, nết na, thuỳ mị. Đặc biệt hơn cả là tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, tấm lòng nhớ ơn đền đáp ân nhân đã cứu mạng mình và sự thuỷ chung, son sắt vẹn toàn. Tác giả đã khắc hoạ thành công nhân vật Kiều Nguyệt Nga hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người con gái trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích số phận của Kiều Nguyệt Nga

Tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu kể về cuộc đời và những biến cố xảy ra của nhân vật chính là Lục Vân Tiên. Bên cạnh đó số phận cuộc đời của nhân vật Kiều Nguyệt Nga cũng mang lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả về một người con gái “tài sắc vẹn toàn” đã trải qua nhiều sóng gió và cuối cùng cũng được sống hạnh phúc với chồng của mình.

Kiều Nguyệt Nga là tiểu thư sống trong một gia đình có cha làm quan triều đình. Vì là một người con hiếu thảo nên nàng vâng lời cha lên đường trở về Hà Khê để thành thân với một người mà nàng không quen biết để làm chồng theo ý của cha. Trên đường đi thì nàng gặp bọn cướp bóc hung tàn và được Lục Vân Tiên ra tay nghĩa hiệp cứu mạng. Trước hành động nhân nghĩa của Lục Vân Tiên, nàng đã đem lòng cảm kích và rung động, dành tình cảm yêu thương đối với Lục Vân Tiên.

Để đền đáp ơn cứu mạng nàng đã ngỏ ý với Lục Vân Tiên cùng nàng về gặp cha mẹ mình để gắn bó suốt đời và nàng đã vẽ một bức tranh hình Lục Vân Tiên luôn mang theo bên mình. Cho thấy Kiều Nguyệt Nga là người con gái “tài sắc vẹn toàn” vô cùng hiếu thảo, mang ơn cảm tạ sâu sắc với ân nhân của mình và có tấm lòng thuỷ chung, son sắt.

Khi Kiều Nguyệt Nga nghe tin Lục Vân Tiên chết, nàng thay Lục Vân Tiên chăm sóc, phụng dưỡng cha chàng và lập lời thề sẽ thủ tiết thờ chồng. Vì nàng không chấp nhận kết duyên với con trai Thái Sư nên đã bị hắn âm mưu hãm hại đem nàng cống nạp cho giặc Ô Qua. Từ đây ta thấy Kiều Nguyệt Nga là người vợ thuỷ chung, sắt son, một lòng một dạ với chồng mình. Mặc dù hay tin Lục Vân Tiên chết vẫn trước sau như một, quyết tâm thủ tiết không đi thêm bước nữa.

Trong lúc trên thuyền đưa Kiều Nguyệt Nga qua cống nạp cho giặc, nàng đã nhảy xuống sông tự vẫn mà vẫn mang theo bức tranh vẽ Lục Vân Tiên theo bên mình. Đến đây càng thấy rõ sự thuỷ chung, son sắt của nàng quyết đánh đổi cái chết để chứng minh tấm lòng son sắt của mình. Tấm lòng của nàng cũng làm Phật Bà Quan Âm động lòng đã cứu vớt nàng trôi dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Được Bùi Công cưu mang và nhận nàng làm con nuôi, nhưng vì thấy nàng quá đỗi xinh đẹp, nết na mà Bùi Kiệm – con trai Bùi Công lại muốn lấy nàng làm vợ.

Một lần nữa Kiều Nguyệt Nga lại phải trốn tránh và bỏ vào rừng sống cùng bà lão dệt vải. Qua đây cho thấy số phận của Kiều Nguyệt Nga thật lận đận, trớ trêu thề thủ tiết suốt đời để thể hiện lòng thuỷ chung thì hết lần này đến lần khác đều đẩy nàng vào cảnh bị ép làm vợ cho kẻ khác. Phải là một người con gái xinh đẹp, dịu dàng, nết na như thế nào thì mới làm nhiều kẻ yêu nàng, muốn lấy nàng làm vợ đến như vậy.

Sau bao lần trải qua sóng gió, thử thách thì cuối cùng Kiều Nguyệt Nga cũng đã may mắn gặp lại Lục Vân Tiên khi chàng đỗ trạng và đánh thắng giặc Ô Qua. Tấm lòng thuỷ chung, son sắt, một lòng với Lục Vân Tiên cũng đã được đền đáp xứng đáng. Nàng gặp lại chồng mình và cùng nhau sống hạnh phúc. Cuộc đời số phận của Kiều Nguyệt Nga tuy đã gặp phải sóng gió, tai nguy đủ đường, hết lần này đến lần khác.

Nhưng vì sự chung thuỷ trước sau như một với chồng của mình thì cuối cùng nàng cũng có được cái kết viên mãn cho cuộc đời mình. Phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga là nét đẹp truyền thống của người con gái Việt thời xưa. Phụ nữ ngày nay không còn những quy định hà khắc thủ tiết thờ chồng nữa nhưng phẩm chất tốt đẹp và tấm lòng thuỷ chung, son sắt của Kiều Nguyệt Nga đáng để chúng ta học hỏi và phát huy.

Đề bài: Viết bài văn nêu cảm nhận của em về lòng hiếu thảo của Kiều Nguyệt Nga

Cha của Kiều Nguyệt Nga làm quan tri phủ của triều đình. Ông rất thương con gái mình và mong muốn con mình kết duyên cùng một người danh giá. Tuy chưa từng gặp mặt hay quen biết người mà cha muốn nàng lấy làm chồng. Nhưng vì sự hiếu thảo nàng đã vâng lời cha nàng lên đường trở về nhà gặp cha mẹ để theo sự sắp đặt của cha nàng. Qua đây ta thấy Kiều Nguyệt Nga là người con gái vô cùng hiếu thảo, vâng lời cha mẹ mặc cho người nàng sắp lấy làm chồng là ai đi chăng nữa nàng cũng sẽ nghe theo lời cha nàng.

Tấm lòng hiếu thảo của Kiều Nguyệt Nga không chỉ đối với cha mẹ ruột của nàng mà nàng còn hiếu thảo với cha của chồng nàng là Lục Vân Tiên. Khi hay tin chồng chết, nàng thề sẽ thủ tiết suốt đời và thay chồng chăm sóc cha của Lục Vân Tiên. Đến đây càng cho thấy lòng hiếu thảo của Kiều Nguyệt Nga yêu thương chồng yêu thương luôn cả cha của chồng và thay chồng làm tròn nghĩa vụ trách nhiệm phụng dưỡng cha của chồng nàng.

Từ xưa đến nay đức tính hiếu thảo với cha mẹ luôn luôn là đức tính tốt đẹp của ông cha ta. Qua hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga chúng ta càng học hỏi và trau dồi đức tính tốt đẹp này, hãy luôn là người con hiếu thảo đối với cha mẹ mình.

Trên đây là bài viết phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga, tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga…đã được biên soạn đầy đủ và hay nhất. Hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập của mình. Chúc các bạn học tốt!

Xem thêm: Phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi của Hồ Chí Minh hay và ngắn gọn

Phân Tích, Văn Học -