Phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi của Hồ Chí Minh hay và ngắn gọn

Phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi là tâm hồn cao cả, yêu thiên nhiên vượt nghịch cảnh. Đọc ngay dàn ý, tổng hợp một số dạng đề văn chọn lọc!

Mời bạn đọc tham khảo một trong những bài phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi hay và đặc sắc nhất dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài thơ đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi

Mời bạn đọc tham khảo dàn ý phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân tích và cảm nhận rõ hơn nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Dàn ý sẽ giúp các bạn sắp xếp những ý chính, quan trọng và cần thiết để giúp các bạn có được điểm cao trong quá trình viết văn nhé.

Mở bài phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi

– Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm “Chiều tối”.

– Nêu luận điểm khái quát về nội dung của đoạn trích.

Thân bài phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi

2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối:

– Bức tranh thiên nhiên núi rừng trên chặng đường chuyển lao.

+ Không gian: Rộng lớn của núi rừng, vắng lặng.

+ Thời gian: Chiều tối, là thời khắc cuối cùng của một ngày, là thời điểm mệt mỏi cần được nghỉ ngơi của cả người và sinh vật.

– Hình ảnh thiên nhiên:

+ “Cánh chim mỏi”.

+ “Cô vân”.

– Thấy được một bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh bình nhưng đượm buồn.

2 câu sau: Bức tranh sinh hoạt con người:

– Bức tranh đời sống:

+ Thời gian: Tối.

+ Không gian: Xóm núi.

+ Hình ảnh con người: Thôn sơn thiếu nữ, lò than rực hồng.

– Thấy được tâm hồn lạc quan, yêu đời, là tinh thần thép.

Kết bài “Chiều tối” học sinh giỏi

– Khái quát lại nội dung tác phẩm: Tình yêu thiên nhiên da diết, yêu nước nồng nàn của tác giả.

– Rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ mở rộng.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi

Sau đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi hữu ích nhất cho công cuộc học tập của độc giả. Dưới sự chọn lọc cẩn thận, hi vọng chúng sẽ có ích cho trong quá trình viết văn của bạn.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận Chiều tối học sinh giỏi

Điều quan trọng là, với tất cả phẩm chất của một nghệ thuật lớn, “Nhật kí trong tù” đã sống cuộc sống xứng đáng của nó, đã gieo trồng được những giá trị văn minh và nhân đạo nhất vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Bài thơ “Chiều tối” được rút trong tập ấy đã làm nên thiên phẩm đáng giá nhất trong đời thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bác đã di chuyển 53km từ nhà tù Tĩnh Tây đến nhà tù Thiên Bảo, trong quá trình di chuyển này Người đã gửi gắm tâm tình, bao nỗi băn khoăn trăn trở vào trong từng con chữ để nói lên nỗi lòng của bản thân.

Đến với 2 câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối được tái hiện một cách rõ nét nhất:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Đây là bức tranh thiên núi núi rừng trên chặng đường chuyển lao. Với không gian rộng lớn của núi rừng vắng lặng, chiều tối lại càng thêm tĩnh lặng. Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày, là thời khắc mệt mỏi mà ai nấy đều cần được nghỉ ngơi và thư giãn, kể cả con người và sinh vật.

Tác giả đưa vào thơ hình ảnh thiên nhiên “cánh chim mỏi”. Cánh chim mỏi là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ điển, thường là để biểu tượng cho buổi chiều tà. Trong ca dao, người dân cũng hay nói “chim bay về núi tối rồi” hay trong Truyện Kiều “chim khôn thoi thóp về rừng”. 

Cánh chim ấy là nét vẽ vừa phác họa không gian vừa gợi ra ý niệm về thời gian. Còn trong thơ bác, hình ảnh cánh chim không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong: Đó là sự tương đồng, gần gũi, gần gũi giữa cánh chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, và với con người – người tù đã thấm mệt sau một ngày vất vả lê bước. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh.

Không những thế, hình ảnh thiên nhiên ấy còn là “cô vân”. Tác giả dịch thơ “cô vân” là “chòm mây” chưa sát ý vì đã đánh mất chữ “cô”, “cô” trong cô đơn, lẻ loi. Hình ảnh chòm mây cũng là một hình ảnh quen thuộc. Thường thì trong thơ cổ, mây gợi đến sự vĩnh hằng. Còn trong thơ Bác, “chòm mây” là một chòm mây cô đơn đang trôi chậm chậm giữa bầu trời.

Từ láy “mạn mạn”, dịch thơ nghĩa là chậm chạp gợi ra dáng vẻ sốt ruột của Bác không biết bao giờ có thể ra khỏi chốn ngục tù. Đồng thời thể hiện phong thái ung dung, bình thản trước sự tù túng nơi chốn tù. Cả hai hình ảnh đều gần gũi, tương đồng với cảnh ngộ của người tù. Bức tranh thiên nhiên tuy đẹp, thanh bình nhưng nó lại đượm buồn một nỗi buồn dai dẳng.

Sang đến hai câu thơ sau “Thôn sơn thiếu nữ…. . dĩ hồng”, ta chuyển sang khung cảnh bức tranh sinh hoạt con người với thời điểm tối đêm trong không gian xóm núi. Hình ảnh “thôn sơn thiếu nữ” được dịch cô em chưa được sát bởi thôn sơn thiếu nữ để chỉ sự trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ xóm núi. Màn đêm buông xuống, dân làng bận bịu với công việc “xay ngô” của mình.

Hành động ấy được nhà thơ sử dụng biện pháp điệp ngữ liên hoàn “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” gợi lên những vòng quay liên tiếp của chiếc cối xay ngô. Qua hai câu thơ này, gợi lên niềm khao khát một mái ấm gia đình, quê hương của người tù. Hình ảnh “lò than rực hồng”, chữ “hồng” kết thúc bài thơ được coi là nhãn tự của toàn bài. “Hồng” là biểu tượng cho niềm tin, hi vọng, là tinh thần lạc quan của người tù trước hoàn cảnh hiện tại. Thơ chủ tịch Hồ Chí Minh có sự vận động từ buổi tối đến ánh sáng, từ hiện tại đến tương lai.

Nói tóm lại, tác phẩm “Chiều tối” là đứa con tinh thần bất tử trong chuỗi ngày “Nhật kí trong tù” của Bác. Chứng tỏ Người có một tâm hồn vô cùng lạc quan, yêu đời, là tinh thần thép vượt qua mọi bão tố của cuộc đời.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi ngắn gọn

Nguyễn Trung Thông đã từng nhận định: “Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác”. Đến với bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh, ta sẽ càng rõ hơn chữ hồng ấy, để thấy niềm tin, hi vọng một ngày không xa Việt Nam độc lập.

Trên quãng đường di chuyển từ nhà tù Tĩnh Tây đến nhà tù Thiên Bảo, Bác đã phải di chuyển 53km dài đằng đẵng. Để vơi bớt sự cô đơn, Người đã gửi gắm tâm tình, bao nỗi băn khoăn trăn trở vào trong từng con chữ để nói lên nỗi lòng của bản thân:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Bức tranh thiên nhiên, núi núi rừng trên chặng đường chuyển lao trọn vẹn trong 2 câu thơ đầu với không gian rộng lớn của núi rừng vắng lặng, chiều tối lại càng thêm tĩnh lặng. Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày, là thời khắc mệt mỏi mà ai nấy đều cần được nghỉ ngơi và thư giãn, kể cả con người và sinh vật.

Hình ảnh thiên nhiên “cánh chim mỏi” được tác giả đưa vào thơ một cách vô cùng tự nhiên và tinh tế. Cánh chim mỏi là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ điển, thường là để biểu tượng cho buổi chiều tà. Trong thơ bác, hình ảnh cánh chim không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong: Đó là sự tương đồng, gần gũi, gần gũi giữa cánh chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, và với con người – người tù đã thấm mệt sau một ngày vất vả lê bước.

Hình ảnh thiên nhiên ấy còn là “cô vân”. Tác giả dịch thơ “cô vân” là “chòm mây” chưa sát ý vì đã đánh mất chữ “cô”. Còn trong thơ Bác, “chòm mây” là một chòm mây cô đơn đang trôi chậm chậm giữa bầu trời. Chòm mây ấy như có hồn người cũng như mang tâm trạng lẻ loi đơn độc và cái băn khoăn trăn trở chưa biết tương lai phía trước sẽ đến đâu của người tù nơi đất khách.

Tuy ở trong tù nhưng tâm hồn nhà thơ luôn hướng về Đảng, về Tổ quốc, người có một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, hòa mình vào thiên nhiên, cùng tinh thần lạc quan, ung dung và tự tại. Bút pháp chấm phá, gợi mà không tả được sử dụng để gợi lên bức tranh đời sống sinh hoạt của người dân trong 2 câu thơ sau:

“Thôn sơn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”

Hình ảnh “thôn sơn thiếu nữ” được dịch cô em chưa được sát bởi thôn sơn thiếu nữ để chỉ sự trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ xóm núi. Với hành động xay ngô được hiện lên qua biện pháp điệp ngữ liên hoàn: “Ma bao túc” – “Bao túc ma hoàn” gợi lên những vòng quay liên tiếp của chiếc cối xay ngô. Không những thế còn gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung và tràn đầy sức sống của người con gái miền quê.

Hồ Chí Minh kết thơ bằng hình ảnh “lò than rực hồng” báo hiệu thời gian đã điểm tối, gợi ra cuộc sống thanh bình ấm no của con người. Nó biểu tượng cho niềm tin, hi vọng, cho tinh thần lạc quan của người tù trước hoàn cảnh tù túng hiện tại.

Để có thể viết lên những lời thơ chạm tới lòng người đọc như thế, chứng tỏ Hồ Chí Minh phải là một người có tâm hồn cao cả, có sự trải đời giàu kinh nghiệm. Cùng tình yêu nước nồng nàn, tình yêu thiên nhiên tha thiết thì mới có thể viết lên những vần thơ hay đến vậy.

Tác phẩm “Chiều tối” trích trong tập “Nhật kí trong tù” mãi sẽ là bản trường ca bất tử về tinh thần lạc quan, yêu đời, tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản nơi ngục tù bí bách.

Trên đây là toàn bộ các bài phân tích liên quan đến chủ đề phân tích “Chiều tối” học sinh giỏi (lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết, . . ). Qua những đoạn văn cảm nhận, phân tích từng khía cạnh, góc độ phía trên, mình hi vọng các bạn có thể tham khảo phục vụ cho việc học tập của bản thân nhé! 

Xem thêm: Phân tích “Tây Tiến” đoạn 2 của Quang Dũng chọn lọc nhất

Phân Tích, Văn Học -