Phân tích đoạn 3 Trao duyên hay nhất

Trong đoạn 3 của bài Trao duyên, đại thi hào Nguyễn Du đã khắc họa lên tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng một cách rõ nét. Bi kịch được đẩy lên cao trào khi phân tích đoạn 3 Trao duyên. Các mâu thuẫn lần lượt tiếp nối nhau từ mâu thuẫn này tới mâu thuẫn khác. Kiều đã thực sự bất lực trước mong muốn níu kéo và cố quay lại với gia đình. Nhưng tất cả đều là quá khứ xa xăm và tương lai mù mịt. Tâm trạng của một người con gái đau khổ vì tình yêu khi bị xa cách.

Nội dung bài viết

Đôi nét về tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du là một đại thi hào của văn học Việt Nam. Ông được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc. Ông nổi tiếng là một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng bao dung sâu sắc, bên cạnh đó ông cũng là cây bút phê phán và lên án hiện thực một cách mạnh mẽ và sắc bén. 

Nguyễn Du nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn học bằng chữ Nôm nhưng nổi bật nhất trong số đó không thể không nhắc đến “Truyện Kiều”. Đặc biệt, khi tác giả phân tích đoạn 3 Trao duyên đã thể hiện nỗi đau dằn vặt của Thúy Kiều phải hi sinh thân mình để chuộc cha đành nhờ em gái Thúy Vân trả nghĩa cho chàng trai Kim Trọng.

Hai câu thơ đầu bài Trao duyên

Sau khi chắp mối nhân duyên cho Thúy Vân cùng với Kim Trọng thì lúc này tâm hồn của Thúy Kiều đau đớn khôn nguôi được thể hiện qua hai câu thơ đầu bài Trao duyên. Nàng đau đớn đến tột cùng khi phải chia tay mối tình đẹp đẽ của mình và chàng Kim.

“Bây giờ trâm gãy gương tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân” 

Trạng ngữ chỉ thời gian “bây giờ” chỉ hiện thực đau đớn đến nghẹn lòng của Thúy Kiều khi không thể quên đi mối tình với chàng trai Kim Trọng, chữ tình chưa phai nhưng phải vội chia xa bởi vì biến cố. Thành ngữ “trâm gãy gương tan” nói lên sự tan vỡ trong tình yêu, cũng là biểu hiện của một trái tim bị tan nát của Thúy Kiều. “Trâm” và “gương” là những vật tượng trưng, vốn dĩ đại diện cho vẻ đẹp của những người con gái đang ngày đêm chăm chút nhan sắc cho mình. 

Những gì bấy lâu nay Kiều gìn giữ, chắt chiu từng chút một hằng mong có ngày được ở cạnh người đàn ông mình yêu vĩnh viễn. Cảm nhận nhân vật Thúy Kiều ở đoạn 3 Trao duyên cho chúng ta thấy tất cả niềm tin và hy vọng của nàng đã tan nát thành trăm mảnh. Thương thay cho một người con gái mười phân vẹn toàn, nhưng số phận đầy bất hạnh, cam chịu đủ phần. 

Nguyễn Du mở cả hai chiều không gian ở quá khứ và hiện tại. Quá khứ là “muôn vàn ái ân” với đầy sự ngọt ngào trong khi đó hiện tại đầy bi kịch, cay đắng và đau khổ. Sự tương phản nhấn mạnh, gặm nhấm một mình bi kịch và nỗi buồn này khiến chúng ta cảm thấy quá khứ càng tươi đẹp biết bao thì thực tại lại càng cay đắng, xót xa.

Hai câu thơ tiếp bài Trao duyên

Kiều nhận thức được số phận của bản chính mình, nàng cũng không cần kháng cự mà chỉ xót thương cho chính  mình qua hai câu thơ tiếp bài Trao duyên.

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”

Phải là một người thương yêu và trân trọng tình cảm đặc biệt với Kim Trọng nhiều đến mức nào thì Thúy Kiều mới có thể day dứt, giày vò chính  bản thân mình đến như thế.

Xuyên cả cuộc đời của Thúy Kiều, trong những vần thơ của Nguyễn Du thì ta luôn biết Kiều là một người giàu tình cảm, nàng không hề phản bội một ai. Hơn nữa, Kiều cũng đã dành tất cả những gì có thể tặng cho người đàn ông mình thương yêu và tin cậy. Nàng còn đánh đổi cả hạnh phúc của chính bản thân mình để làm tròn chữ hiếu “phận làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Không còn cách nào khác, nàng đã phụ tấm lòng và mối nhân duyên đẹp đẽ cùng với Kim Trọng. 

Trong lòng nàng  day dứt khôn nguôi rồi lại ân hận khi nghĩ rằng mình đã thất hứa với Kim Trọng. Hành động “Trăm nghìn gửi lạy” với lời thiết tha, tự sự “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” là lời trách móc trong tiếc nuối và nhớ thương gửi lại chàng Kim. 

Hai câu thơ sau bài Trao duyên

Hai câu thơ sau bài Trao duyên thể hiện những tâm tình gửi đến chàng Kim là lời trách than về số phận của Kiều. Nàng là một người hiểu lẽ sống nên đã sớm nhận thức được cuộc đời phận bạc của chính bản thân mình, chính nó cũng là linh cảm của nàng trước viễn cảnh không mấy yên ả trong cuộc đời mình.

“Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Lời than trách đầy cay đắng trước nỗi đau số phận như một biểu hiện đầy tự nhiên khi nỗi đau xót xa đạt đến đỉnh cao trong Kiều. Các thành ngữ “bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” như một lời trách móc cay đắng nhất về cuộc đời nghiệt ngã. 

Đó cũng là tình cảnh trước một xã hội tàn nhẫn đã đưa cô đến cùng cực của đau khổ và tuyệt vọng. Nàng Kiều chấp nhận “đã đành” cho “nước chảy hoa trôi”. Điều này cũng là sự bù đắp, là biểu tượng về lòng cao cả trao đi tình yêu, hạnh phúc của người con gái trước khi đối mặt với muôn trùng sóng gió mà cuộc đời mang đến. 

Và bởi lẽ, trong khi cảm nhận phân tích đoạn 3 Trao duyên, ta cũng có thể thấy được đó là một tương lai tăm tối. Tháng ngày mù mịt và dường như tất cả những gì còn đọng lại từ nỗi đau trong nàng cũng chỉ là một vài hình ảnh thân thuộc. Một thứ vô giá của gia đình, của Kim Trọng sẽ còn mãi lưu trong tâm trí, điều đó cũng điều báo trước về một tương lai không mấy tốt đẹp, một cuộc đời bạc phận của Thúy Kiều. 

Hai câu cuối bài Trao duyên

Cuối cùng là nỗi đau khổ, dằn vặt tuôn trào dữ dội thành tiếng kêu tình yêu vừa da diết, vừa thiết tha nhưng cũng đau đến xé lòng thể hiện qua hai câu cuối bài Trao duyên:

”Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Nhịp thơ 3/3 kết hợp cùng 2/4/2 làm câu thơ được thể hiện như là tiếng khóc ai oán của Kiều. Thán từ “ôi, hỡi” là hai tiếng gào thét đau khổ, vô vọng nhất. Nàng đã hai lần gọi tên người mình yêu “Kim lang” cho ta thấy cảm giác tuyệt vọng, tức tưởi đến nỗi mê sảng. 

Mỗi một âm thanh của tiếng kêu tình yêu được cất lên có lẽ cũng là ngần ấy lần nàng dằn xé tâm can và đau đớn xót xa. Không những thế ở cuối đoạn thơ, mặc dù nàng Kiều đã có thể giãi bày ra được hết tất cả nỗi niềm tâm sự của mình nhưng vẫn còn vương vấn về mối tình này.

Những từ ngữ diễn đạt sự xót xa, tủi phận ấy lần lượt xuất hiện rồi được gom lại thành chuỗi “ngắn ngủi”,“lỡ làng”, “thôi thôi”, “kim lang”, “phận sao phận” đã tạo nên từng đợt sóng của đau khổ dồn dập vây lấy người con gái đáng thương dù đã cố hết sức để nó không quật ngã.

Thế nhưng, dường như sức người có hạn nên có cố gắng mấy nàng cũng không thể nào che đậy được những đau đớn mà mình đang chịu đựng. Vậy cho nên cuối cùng của những cảm xúc ấy là tiếng gọi Kim Trọng để rồi sau tất cả, nàng biết lỗi và ngỏ lời chia tay với chàng. Đó cũng là cách tự thương chính bản thân khỏi đau khổ giày vò của nàng.

Có thể thấy, nếu chúng ta càng hiểu nỗi đau nàng Kiều đang phải đối mặt bao nhiêu thì càng cảm thấy thán phục và xót thương cho số phận ấy bấy nhiêu. Vì gia đình mà nàng sẵn sàng bỏ qua tình cảm cá nhân sang một bên, cho dù mình đang có một tình yêu trọn vẹn và ngọt ngào.

Khi phân tích đoạn 3 Trao duyên, người ta cũng thấy mấy tiếng khóc cất lên đó đã tan vào tiếng nấc tự trách bản thân, nhưng lớn hơn hết là nỗi đau khi nhớ về chàng Kim. Trong những đổ vỡ tình cảm của cả hai người, Thúy Kiều nhận mọi trách nhiệm, lỗi lầm về mình và tự gắng bản thân là kẻ phản bội. Việc Thúy Kiều giành lấy hết dũng khí để nói ra lời thú tội đã làm tô điểm nổi bật thêm cho nàng những nét đẹp đáng quý trọng.

 Xem thêm: Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

 

 

Phân Tích -