Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn

Bài thơ chứa đựng sự nghiệp cống hiến của Thanh Hải qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Cùng với đó, tác giả khát vọng dâng cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân thương. Tác phẩm phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn là những lời gửi gắm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải gửi đến tổ quốc. Đồng thời, tác giả cũng thưởng thức “mùa xuân nho nhỏ” lần cuối cùng trong những ngày cuối đời của mình. 

Nội dung bài viết

Đôi nét về tác giả 

Nhắc đến những ngòi bút tiêu biểu trong thời kì kháng chiến Cách mạng Việt Nam, ta không thể không nhắc đến nhà thơ Thanh Hải. Tác giả được sinh ra trong một gia đình nghèo, vì vậy ông đã tham gia cách mạng năm ông 17 tuổi. Ông cũng là một người con thân yêu của đất Huế. Tác giả đã có bài thơ vô cùng hay đó là tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ. 

Trong khi phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn, ta có thể thấy mùa xuân của ông là mùa xuân của tuổi trẻ, của sự nhiệt huyết nhưng lại được viết trong tình cảnh éo le khi tác giả đang nằm trên giường bệnh những ngày cuối đời. Tất cả điều đó cũng không thể cản ông cảm nhận về một mùa xuân tươi đẹp. Chao ôi, mùa xuân ấy đẹp làm sao!


Sáu câu thơ đầu của bài Mùa xuân nho nhỏ

Những ngày này, nhà thơ Thanh Hải đang ở trên giường bệnh và trải qua những ngày cuối cuộc đời của mình. Tuy nhiên, ông vẫn có thể viết lên những câu thơ không hề chứa đựng sự mệt mỏi, buồn bực của một người sắp rời xa cõi đời này. Ngược lại, các câu thơ của ông luôn thể hiện sự thiết tha và thanh thản. Một giọng điệu đầy sự tươi mới và khỏe khoắn.

Những câu thơ chứa đựng đầy nét thiết tha, yêu cuộc đời của nhà thơ. Cách dùng giọng văn đầy cởi mở và vô cùng tươi mới trong lời thơ Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, khi phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn, tác giả còn khám phá ra được cảnh sắc thiên nhiên qua những ô cửa sổ nho nhỏ, chầm chậm lắng nghe được tiếng gọi của mùa xuân một cách đầy tinh tế.

“Mọc giữa dòng sông xanh 

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện 

Hót chi mà vang trời

 Từng giọt long lanh rơi 

Tôi đưa tay tôi hứng.”

Sáu câu thơ đầu của bài Mùa xuân nho nhỏ xen lẫn những cảm xúc ngất ngây khi chứng kiến vẻ đẹp mùa xuân. Đó là sự thay đổi của thiên nhiên và những khao khát hòa mình vào cảnh đẹp trong những ngày đầu xuân. Tác giả lồng ghép nhiều biện pháp tu từ ẩn dụ để có thể lột tả được tiếng chim hót cùng giọt sương ban mai. Có thể nói, đây là nét đẹp tinh túy của cuộc sống con người.

Sáu câu thơ tiếp theo của bài Mùa xuân nho nhỏ

Sau khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của đất của trời, tác giả còn cảm nhận sự hùng hồn của mùa xuân trên đất nước thông qua sáu câu thơ tiếp theo của bài Mùa xuân nho nhỏ. Nét đẹp được thể hiện qua hình ảnh những người lính, những người chiến sĩ, những người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời trên đồng ruộng.

“Mùa xuân người cầm súng 

Lộc giắt đầy quanh lưng

 Mùa xuân người ra đồng

 Lộc trải dài nương mạ 

Tất cả như hối hả 

Tất cả như xôn xao…”

Ở khổ thơ này, dù tác giả không nhắc đến màu xanh nào nhưng cũng khiến cho người đọc cảm nhận được một màu xanh ngập tràn. Đó là màu xanh của những lá cây được các anh lính vắt lên vai xem như một cách để ngụy trang tránh địch. 

Đó cũng là màu xanh mướt của những đồng mạ non do người dân cày cấy. Đó cũng là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến nơi xa an tâm không thiếu thốn về lương thực. Có thể thấy nhịp sống hối hả, nhộn nhịp, ai cũng xôn xao. Tuy ai cũng bận rộn nhưng họ luôn cảm thấy vui vẻ với công việc của mình. Hơn thế nữa, họ luôn hướng tới một mùa xuân ấm no, hòa bình trên mọi miền tổ quốc.

Bốn câu thơ tiếp của bài Mùa xuân nho nhỏ

Bốn câu thơ tiếp của bài Mùa xuân nho nhỏ xuất hiện ở cuối đoạn thơ như muốn nói lên mùa xuân này sẽ mãi không tàn mà sẽ tiếp diễn từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

“Đất nước bốn nghìn năm 

Vất vả và gian lao

 Đất nước như vì sao 

Cứ đi lên phía trước”

Đoạn thơ thể hiện sự tự hào của tác giả với đất nước. Đất nước ta đã mấy ngàn đời dựng xây giữ nước, biết bao xương máu cha ông ta đã đổ xuống, biết bao người khổ nạn vì chiến tranh. Sau tất cả, chúng ta đã cùng nhau đi lên trên tinh thần của cả dân tộc Việt Nam máu đỏ da vàng. 

Tác giả so sánh “Đất nước như vì sao” bởi lẽ vì sao luôn sáng chói trên bầu trời về đêm. Đất nước dù có khó khăn thế nào, cùng cực thế nào cũng sẽ vững vàng, sẽ sáng soi trên con đường đi về phía trước.

Bốn câu tiếp theo bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Trong lúc phân tích bốn câu tiếp theo bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ đã bày tỏ sự tự hào, thán phục của bản thân đối với đất nước. Thanh Hải muốn hóa thân thành một con chim, muốn biến mình thành một nhành hoa, muốn trở thành một nốt trầm để dâng hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Những điều ước tuy thật bé nhỏ nhưng chứa đựng những điều vĩ đại khi tác giả viết về bốn câu thơ tiếp theo:

“Ta làm con chim hót

 Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

 Một nốt trầm xao xuyến”

Những điều đơn giản, bình dị lại đem đến cho cuộc đời một nét đẹp kì lạ, làm nên một bản hào ca hài hòa với những âm thanh trong trẻo. Đẹp tuyệt biết bao tâm hồn thơ ca, tâm hồn của những người thi sĩ. Thật đáng ngưỡng mộ và đáng quý biết bao khi ở trong hoàn cảnh như Thanh Hải mà vẫn muốn đóng góp, muốn hiến dâng cho Tổ Quốc thân thương.

Phân tích bốn câu thơ tiếp của bài Mùa xuân nho nhỏ

Phân tích bốn câu thơ tiếp của bài Mùa xuân nho nhỏ là những ước mơ của nhà thơ, cũng có thể đây cũng là một trong những hoài bão to lớn của nhiều người:

“Một mùa xuân nho nhỏ 

Lặng lẽ dâng cho đời 

Dù là tuổi hai mươi 

Dù là khi tóc bạc”

Mỗi chúng ta đều là một mùa xuân nho nhỏ của cuộc đời. Để có một mùa xuân lớn, mùa xuân chung đến cho mọi người đều là sự cống hiến thầm lặng, cô đơn của những mùa xuân nhỏ. 

Đối với riêng Thanh Hải, “mùa xuân nho nhỏ” của ông có thể đóng góp một chút sức mạnh cho mùa xuân lớn của đất nước. Mùa xuân ấy còn tượng trưng cả công trình cống hiến to lớn của người. Điệp ngữ “Dù là” cũng là phần hình ảnh hoán dụ ở hai câu cuối tượng trưng cho sức trẻ “tuổi hai mươi”, tượng cho tuổi xế chiều “tóc bạc”.

Chẳng phải là điều gì quá to tác, quá vĩ đại, chỉ cần là một người công dân sống bình dị, sống hết mình luôn hướng về quê hương, tổ quốc thì dù ở đâu, làm gì, dù có già hay trẻ cũng đã là một phần tạo nên mùa xuân rồi.

Năm câu thơ cuối của bài Mùa xuân nho nhỏ

Kết thúc bài thơ với năm câu thơ cuối của bài Mùa xuân nho nhỏ, một ca khúc trên đất Huế nhẹ nhàng vang lên. Nhớ lại lúc trước đi xa, Bác Hồ muốn nghe lại một câu hát dân ca thì Thanh Hải cũng muốn vang lên khúc ca xứ Huế để tặng Người. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả, của một người con trên đất Huế thân yêu:

“Mùa xuân ta xin hát 

Khúc Nam ai, Nam Bình

 Nước non ngàn dặm tình 

Nước non ngàn dặm mình 

Nhịp phách tiền đất Huế.”

Biết bao nhiêu năm tháng của tuổi thanh xuân, được nhà thơ gửi gắm trong lòng mình qua những vần thơ. Người đời thường bảo rằng những lời của người trước khi mất là những lời thật tận đáy lòng. 

Qua những câu thơ, tác giả đã bộc bạch cái chân thành nhất của con người ông. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn đem đến cho người đọc một chân lý, một ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, mang đến niềm tin yêu, niềm khát vọng sống mãnh liệt. Viết về một mùa xuân nho nhỏ nhưng lại chứa đựng những thứ lớn lao, chứa đựng tình cảm của con người, của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm: Phân tích bà cụ Tứ sáng hôm sau

Phân Tích -