Phân tích bài Viếng lăng Bác ngắn nhất của nhà thơ Viễn Phương

Tác giả Viễn Phương được nhiều người biết đến là một trong những nhà thơ nổi tiếng có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của ông mang hồn thơ chất chứa những cảm xúc chân thật, bâng khuâng và dịu êm xao xuyến tới nhiều trái tim của độc giả. Một trong những bài thơ được nhiều người biết đến đó là Viếng lăng Bác. Tác phẩm là dòng cảm xúc lắng đọng của tác giả khi ông được trực tiếp ra thăm lăng Bác. Điều này được thể hiện rõ nét qua những lời phân tích bài Viếng lăng Bác ngắn nhất như sau:

Nội dung bài viết

Khổ thơ đầu tiên bài Viếng lăng Bác

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Được biết, tác giả đến từ miền Nam xa xôi, mang theo tình cảm và trái tim một lòng hướng về phía Bác. Tác giả có cách xưng hô đầy thân mật đối với người cha lãnh tụ đầy vĩ đại của cả đồng bào. 

Chính tấm lòng kính trọng và yêu mến của tác giả dành cho Bác đã tạo nên sức mạnh thôi thúc người chiến sĩ Viễn Phương từ miền Nam ra thăm Bác. Vì muốn tỏ lòng biết ơn Người mà tác giả đã không quản đường xá xa xôi. Được đến viếng thăm Bác là một điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất trong cuộc đời của ông. Quan sát từ phía xa qua các tầng sương mù bao phủ là hình ảnh hàng tre xanh mướt:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”

Những nỗi niềm chất chứa xúc động nghẹn ngào, vui sướng, hạnh phúc khi được thỏa mãn khát vọng gặp Bác đã được bộc lộ qua khổ thơ đầu tiên của bài thơ Viếng lăng Bác. Hình ảnh trong làn sương sớm mai mờ ảo ẩn hiện một hàng tre xanh bát ngát:

“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Từ thời xa xưa, lũy tre vốn là một trong những biểu trưng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Việt Nam. Đó là minh chứng cho quá trình chống giặc vẻ vang bao năm qua của cha ông ta, trải qua bao nhiêu năm mà vẫn giữ vẹn nguyên tinh thần yêu nước. 

Cho dù “bão táp mưa sa” nhưng đồng bào ta vẫn giữ vững tinh thần đoàn kết cùng nhau phấn đấu và ý chí vươn lên phấn đấu để trở thành một dân tộc hùng mạnh. Thông qua từ láy “xanh xanh” cũng đã phần nào khẳng định được rằng dân tộc Việt Nam nguyện một lòng sẽ luôn hướng một lòng về đất nước. Không những thế, màu xanh ấy còn là nét tượng trưng cho sự bất diệt, được nối truyền từ thời cha ông, đến mãi sau này vẫn được tiếp nối và kế thừa truyền thống ấy cho con cháu sau này.

Khổ thơ thứ hai bài Viếng lăng Bác

Chứng kiến sự nhộn nhịp của đoàn người đến thăm lăng Bác, tác giả đã không thể giấu được nỗi niềm xúc động trào dâng trong tâm hồn. Điều đó được thể hiện trong bài cảm nhận về khổ thơ thứ hai bài Viếng lăng Bác:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Cảm xúc dâng trào trong lòng tác giả vẫn luôn một lòng hướng về Bác Hồ, xem Người như một vầng trăng mặt trời chói chang. Không chỉ riêng tác giả, người dân Việt Nam luôn kính trọng Người và xem Người giống như mặt trời chân lý. Nhờ có ánh sáng của Bác mà dân tộc ta có thêm con đường mới, rực rỡ chiếu sáng và xua tan đi những gì tăm tối, cứu dân tộc ta thoát khỏi ách thống trị của thực dân xâm lược.

Hình ảnh “tràng hoa” là phép ẩn dụ của những người con từ khắp miền đất nước về đây thăm Bác. Đó giống như những bông hoa trong vườn được Người ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội. Tuy Người đã đi xa nhưng vẫn mang lại ánh sáng Cách mạng soi rọi con đường giải phóng dân tộc cho đất nước.

Khổ thơ thứ ba bài Viếng lăng Bác

Tới đoạn này, tác giả miêu tả xung quanh khung cảnh và không khí thanh tĩnh như thời gian ngừng trôi:

 “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên chỉ vì lo lắng cho dân tộc khi bị kẻ thù xâm lược. Nay khi miền Nam đã được giải phóng, đất nước ngày nào giờ đã được thống nhất nhưng Bác không thể tận mắt chứng kiến được giây phút này. 

Có lẽ giờ phút này tác giả chỉ muốn mình quên đi thực tại đau lòng, mong sao nó chỉ diễn ra trong giấc mơ của chính mình. Sâu trong đáy lòng bùng lên những cảm xúc thành kính đầy ngưỡng mộ, kèm theo chua xót và đâu đó chắt chiu, thôi thúc tác giả nhanh chóng hoàn thành ước nguyện của mình. 

Khi phân tích khổ thơ thứ ba bài Viếng lăng Bác, ta có thể thấy rõ hình ảnh Bác tựa như vầng trăng sáng hiền dịu trong giấc ngủ bình yên. Đó cũng là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Người.Tuy Bác đã đi xa nhưng đâu đó vẫn còn hình ảnh Người cùng chung sống trò chuyện với nhân dân. Những mạch cảm xúc xuất phát từ tận đáy lòng nhà thơ vỏn vẹn qua hai câu thơ.

Có thể thấy “trời xanh” là một trong những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự tồn tại của Bác. Bầu trời xanh vẫn luôn chiếu sáng và dõi theo nhân dân như chính Người cũng đang che chở cho dân tộc Việt Nam.

Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác

Tác giả Viễn Phương đã không kiềm chế được dòng cảm xúc của mình khi mai phải rời xa Bác để trở lại quê hương:

“ Mai về miền Nam thương trào nước mắt”

Khổ cuối bài Viếng lăng Bác như bộc lộ hết cảm xúc chân thành và nỗi xót thương vô hạn đã kìm nén và tuôn trào trong giây phút chia tay. Với những dòng cảm xúc nghẹn ngào ấy, nhà thơ như muốn biến hóa để mãi được bên Người:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Ở đây, tác giả sử dụng điệp ngữ “muốn làm” được nhắc đến trong bài thơ đến ba lần với những hình ảnh liên tiếp như con chim, đóa hoa, cây tre như để phần nào nói lên ước nguyện tha thiết muốn bên cạnh Bác.

Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc, đó cũng chính là những cảm xúc của hàng triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm Người.

Ánh sáng mà Bác soi sáng cho dân tộc rất cao cả và thiêng liêng, mặt trời thiên nhiên cũng khó có thể so sánh. Bằng lối dẫn dắt tinh tế trong quá trình phân tích bài Viếng lăng Bác ngắn nhất, Viễn Phương đã phần nào bày tỏ được lòng tôn kính tới Bác Hồ. 

Trong đoàn người ấy có cả tác giả cùng đem tấm lòng kính yêu vô ngần dâng lên Bác, kết lại thành vòng hoa dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” mà Người đã cống hiến tất cả cho dân tộc. Nhà thơ bày tỏ nỗi niềm biết ơn của mình với công lao to lớn mà Bác đã hi sinh cho đất nước. Dòng cảm xúc của nhà thơ lại trào dâng khi nhìn thấy hình ảnh của Người:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Dành cả cuộc đời, Bác chỉ lo lắng cho đất nước, đến khi miền Nam giải phóng, đất nước đã hòa bình rồi thì Bác đã không còn ở cùng với nhân dân nữa. Cách nói giảm nói tránh nhằm làm vơi đi nỗi đau xót xa trước sự thật Bác đã ra đi mãi mãi. Hình ảnh Bác trong giấc ngủ bình yên tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao. 

Người vẫn còn sống mãi, sống trong tiềm thức, trong trái tim của người dân Việt Nam, bất tử như “trời xanh”. Thế nhưng nhìn di hài của Bác, nhìn Người lặng yên nằm đó, dù đã thấy đó chỉ là giấc ngủ êm đềm nhưng vẫn không sao xua đi cảm xúc xót xa. Tác giả vẫn “nghe nhói ở trong tim”. Người đã ra đi mãi mãi, đó là hiện thực mà ta phải đối mặt. Nỗi đau xót của cả dân tộc vẫn không thể nào xóa nhòa.

Dù vẫn còn trong lăng, ngắm nhìn hình ảnh Bác nằm lặng yên nơi đó, tác giả vẫn không khỏi xúc động lưu luyến khi nghĩ tới ngày mai phải rời xa Nguời. Dòng cảm xúc tuôn trào thành dòng nước mắt. Khi đó, cảm xúc mãnh liệt trong tâm hồn đã khiến tác giả khát khao ước nguyện:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Nhà thơ muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, muốn làm đóa hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, muốn hóa thân thành tre để được bên cạnh Người lâu hơn. Không những thế, nhà thơ còn muốn mình làm những điều bé nhỏ ý nghĩa dành tặng Bác. Chính vì thế, tác giả đã sử dụng ở đây điệp ngữ “muốn làm” để nói lên niềm khát khao, ước nguyện mãnh liệt của mình để được cống hiến và đền đáp công ơn to lớn của Người.

Sau khi phân tích bài Viếng lăng Bác ngắn nhất, chúng ta có thể thấy những dòng cảm xúc sâu lắng, cách sử dụng ngôn ngữ tinh tế chính là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác mà tác giả muốn nhắn gửi.

Xem thêm: Phân tích Chí khí anh hùng học sinh giỏi

Phân Tích -