Phân tích bà cụ Tứ sáng hôm sau trong tác phẩm Vợ nhặt

Nhà văn Kim Lân có phong cách viết văn rất nổi bật đó là về người nông dân nghèo khổ và cuộc sống nông thôn. Ông đã mang lại màu sắc khác biệt với những tác giả đi trước trong thời kì 1930 – 1945. Điển hình và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông ở giai đoạn này đó chính là truyện ngắn “Vợ nhặt“ được in trong tập “Con chó xấu xí”. Cụ thể qua các chi tiết khi phân tích bà cụ Tứ sáng hôm sau của đoạn trích dưới đây.

Tác phẩm đưa ra bức tranh chân thực về nạn đói 1945. Đó là sự ca ngợi tình người, tình mẫu tử, niềm trân trọng khát vọng sống, được hạnh phúc của những người nông dân nghèo khổ.

Khái quát bà cụ Tứ

Khái quát bà cụ Tứ trong truyện ngắn này là đại diện cho hình ảnh và vẻ đẹp của người nông dân, người mẹ Việt Nam truyền thống. Đặc biệt là qua cảm xúc của bà cụ Tứ sáng hôm sau khi thấy người phụ nữ lạ trong nhà mình. Bà hiểu ra một cơ sự nhưng bà vừa thương vừa xót cho Tràng và Thị.

Bà là một người mẹ sống trong hoàn cảnh nghèo đói, già nua được thể hiện qua dáng đi lọng cọng, yếu đuối. Bà là dân cư ngụ và hết sức thương con mình. Nhân vật này cũng là biểu trưng của những người nông dân nghèo khổ.

Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

Trước sự vui mừng của đứa con trai khờ khệch, “bà lão phấp phỏng”. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ hết sức phức tạp, đi từ ngạc nhiên tới sững sờ khi thấy người phụ nữ lạ trong ngôi nhà của mình. 

Bà đã thể hiện cảm xúc vô cùng ngạc nhiên của mình bằng hành động “đứng sững lại”. Bà ngạc nhiên vì khi biết được  thằng con của mình đã có vợ trong hoàn cảnh này. Vì bà biết được rằng con mình thì quá nghèo, lại chẳng có nhan sắc, khi trong hoàn cảnh cả làng đang đối diện với miếng cơm manh áo thì lại lấy vợ.

Khi bà Tứ đi làm sau một ngày vất vả về, lại thấy một người phụ nữ xa lạ ngồi ngay ở đầu giường của thằng con mình thì vô cùng ngạc nhiên. Trong đầu bà lúc này có nhiều câu hỏi “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?”. Bà càng ngạc nhiên hơn khi được người này chào bằng u: “U đã về ạ”. 

Mãi đến khi Tràng vừa giới thiệu, vừa giải thích cho bà cụ Tứ rằng: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ“. Lúc này bà mới xóa bỏ mọi thắc mắc trong đầu với sự xuất hiện của Thị này.

Bà vừa vui mừng, vừa tủi thân khi hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoè đi”. Bà biết được rằng con mình nhặt được vợ về, bà “cúi đầu nín lặng“. Điều này làm bà cụ liên tưởng đến bao cơ sự “oái oăm”, “xót thương” cho con mình. Bà Tứ trách bản thân không làm tròn được trách nhiệm của một người mẹ.

Bà hồi tưởng về người chồng đã quá cố khiến cho lòng bà đầy trĩu nặng, xót xa. Những cảm xúc vui, buồn xen lẫn trong tâm trí bà. Có lẽ bà cụ vui khi thấy con mình giờ đã lấy được vợ. Tuy nhiên, bà cũng buồn, cũng trách bản thân không cưới được vợ đàng hoàng cho con như bao người.

Giờ đây, trong lúc khó khăn, người chết “như ngả rạ” mà lại có phụ nữ theo con trai mình về nhà. “Chao ôi”, “người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm ra… còn con mình thì…”. Cái thương cái xót của người làm mẹ khi biết tình cảnh nghèo túng không biết lo nổi cho chúng nó hay không. Trong cái thời buổi bữa đói bữa no, bà lại già yếu, không biết phải lấy gì để trình bái tổ tiên, cho dân làng biết thằng con mình đã lấy được vợ.

Bà cụ Tứ rơi nước mắt vì mừng cho con đã có vợ, rơi nước mắt bởi thương con dâu không rõ làm cách nào để vượt qua hoàn cảnh éo le này. Trong suy nghĩ của bà, có lẽ nếu Thị không trong tình trạng đói khổ thì con bà khó mà có được vợ như bây giờ.

“Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt”. “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá!…”, “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”. “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. 

 

Bao nhiêu cơ sự oái oăm giờ cũng không còn nữa mà chỉ còn tình yêu thương của bà dành hết cho con trai mình và người con dâu mới mà thôi. Điều đó được hiển hiện bên trong câu nói mộc mạc và đơn giản ấy. Bà xót thương cho mình, thương con dâu, tủi thân cho số phận mình: “Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

Bà Cụ Tứ suy nghĩ cho tương lai của các con sau này. Bà lo lắng vô cùng bởi cái gia đình nghèo của bà trong giai đoạn đói kém như này không rõ có nuôi nổi nhau được không. Bà nhận thức được “Có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…”. Bà chỉ có thể bảo các con nương tựa lẫn nhau mà sống, vợ chồng phải nương tựa với nhau để có thêm sức mạnh vượt qua hoàn cảnh nghèo đói này. Câu văn cho thấy hàm ý chứa đựng cảm xúc của bà Tứ khi so sánh con mình với con của người khác. 

“Con người ta lớn lên được cha mẹ lo chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái còn con mình thì…”. Phép so sánh đã làm nổi bật không chỉ sự thiếu thốn về vật chất mà lẫn tinh thần, sự tự trách của bà với chính bản thân. Điều đó thể hiện sự day dứt trong lòng bà. 

Bà luôn lo lắng cho các con, luôn hướng tới các con: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Vừa bất lực vì bản thân già yếu không làm được gì cho con, vừa thương con khiến cho “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Đến đây cho thấy, bà cụ Tứ là một người mẹ hết lòng thương con, luôn đặt con lên hàng đầu.

Qua đó, chúng ta có thể thấy tình mẫu tử thiêng liêng không chỉ riêng bà cụ Tứ mà còn là tất cả những người làm mẹ cũng như vậy. Không chỉ thế, tác giả cũng đã gửi gắm những xót thương của mình thông qua những câu trần thuật đơn thuần được thể hiện bên trong đoạn văn.

Cảm xúc của bà cụ Tứ lúc này hết sức lẫn lộn buồn vui, pha thêm chút lo lắng. Bà luôn ám ảnh bởi cái nghèo, cái khổ khiến cho bà “đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt.”

Ngoài xa là dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. “Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài”. Tất cả hiện lên trong bà như một thước phim dài vô tận. Tuy vậy nhưng bà luôn cổ động truyền cảm hứng, năng lượng tích cực tới các con của mình bằng những lời động viên “Rồi ra may mà ông giời cho khá…” ai giàu ba họ ai khó ba đời. 

“Có ra thì con cái chúng mày về sau…” Cảm xúc của bà cụ Tứ ngày hôm sau trở nên rạng rỡ hẳn lên được thể hiện trên nét mặt bà. ”Bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Niềm vui của bà còn được thể hiện qua hành động “xăm xắn lau dọn lại nhà cửa cầu mong sao cho việc “thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”.

Lúc này bà cũng yên lòng bởi đứa con trai của bà đã yên bề gia thất. Bà tiếp đãi người con dâu mới trong bữa cơm trong ngày đầu làm dâu chỉ có “rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo” nhưng bà “toàn nói chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này”. Câu chuyện thật giản dị. Đó là câu chuyện mua gà mà bà cụ đã nói với Tràng.

“Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngày đàn gà con mà xem…”. Thế nhưng quay lại với thực tại, không thể phủ định cuộc sống của gia đình ngày càng khốn khó hơn khiến cho “câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn”. 

Bà lão “lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút” và bà lão khen “chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Bà lão đãi người con dâu mới bằng món ngon “cháo khoán”. Cháo được nấu từ cám nhưng bà lão lại khen “ngon đáo để” và bà so sánh: “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”. Bà đã động viên các con, để các con có thể vượt qua “tao đoạn” khó khăn này.

Truyện ngắn “Vợ Nhặt” thể hiện Kim Lân là một nhà văn nổi bật với phong cách nông dân thời xưa. Khi phân tích bà cụ Tứ sáng hôm sau, ông gửi tình cảm của mình thông qua các câu trần thuật một cách khéo léo. Lời văn sinh động khiến người đọc động lòng thương xót và cũng một phần nào hiểu hơn về nạn đói năm 1945 thông qua bà Cụ Tứ. Bà là một hình ảnh tượng trưng cho tinh thần luôn hướng tới cái cao cả, tốt, tốt đẹp hơn.

Xem thêm: Phân tích bài viếng lăng bác ngắn nhất

Phân Tích -