Phân tích Đêm tình mùa xuân Vợ chồng A Phủ

Có lẽ nhân vật Mị trong đêm xuân đã được hồi sinh lại, sức sống tiềm tàng như trỗi dậy trong con người nàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích Đêm tình mùa xuân Vợ chồng A Phủ và những chi tiết giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo, làm phong phú thêm cho bài văn của mình. Có thể nói hình ảnh Mị trong đêm tình mùa xuân này chính là đoạn văn cho thấy rõ nhất nét đẹp tâm hồn Mị. 

Có lẽ khi nhắc đến Tô Hoài, nhiều người luôn nhớ tới tập Truyện Tây Bắc. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ một trong những tác phẩm được trích ra từ tập truyện đó. Tác giả đã dành trọn tình yêu thương của mình vào nhân vật Mị.

Đôi nét về nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lý 

Tác giả đã xây dựng nhân vật Mị với hình tượng vẻ đẹp của một cô gái hiền lành, nết na, thùy mị, được nhiều người yêu thích. Chỉ vì báo hiếu cho cha mà Mị đành bỏ lỡ hạnh phúc riêng của mình. Có lẽ vì tình yêu đối với Tây Bắc quá nhiều thế nên nhân vật Tô Hoài đã gửi gắm hết tất cả tình yêu của mình vào nàng. Mị xinh đẹp, được nhiều chàng trai trong làng dòm ngó, muốn lấy nàng về làm vợ. Không chỉ xinh đẹp mà Mị còn có tài năng thổi sáo rất giỏi. Nàng đang trong giai đoạn tận hưởng tuổi thanh xuân đầy trọn vẹn, tràn trề sức sống và xứng đáng có được cho mình một mối tình đẹp viên mãn hạnh phúc như bao người. 

Bên cạnh những vẻ ngoài đẹp, nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lý còn có thể làm những việc lao động chân tay vất vả. Mị biết làm lụng những công việc để phụ giúp gia đình như: cuốc nương, làm rẫy, hái ngô… vì muốn trả hết nợ cho cha mình. Trong tâm trí của nàng chỉ mong sao có được cuộc sống tự do sau này, có thể phụng dưỡng cha mình. Nàng không ham giàu sang, chính vì thế cô từng thưa với cha rằng: “Cha đừng bán con cho nhà giàu, con sẽ làm nương ngô trả nợ cho cha”.

Tuy nhiên, xã hội lúc bấy giờ lại không để cho cô gái này được như mong muốn của mình. Vì quá nghèo nên nàng chẳng thể có quyền quyết định được cuộc đời mình. Chỉ vì một tình huống không mong muốn mà cô phải một bước sa cơ vào nhà thống lý Pá Tra. Nàng phải cam chịu cuộc đời đầy tăm tối, bị xem như kẻ ở, chỉ mang danh nghĩa làm dâu nhưng thực chất chỉ là người hầu để gạt nợ cho cha.

Tình tiết khi Mị mới về làm dâu 

Mị đang là một cô gái trẻ đẹp tràn đầy sức sống, có ước mơ về tương lai và khát khao có được hạnh phúc trọn vẹn. Tuy nhiên, khi Mị mới về làm dâu, nàng như người vỡ mộng lúc bước chân vào nhà này.

Mỗi khi màn đêm buông xuống, chỉ mình nàng ngồi gặm nhấm nỗi đau. Nhiều lúc nàng chỉ muốn mình chết đi để được giải thoát cho bản thân. Nhưng nghĩ đến cảnh cha mình phải sống cực khổ thì cô không đành lòng. Mị chỉ muốn xem như mình làm trâu ngựa cho nhà Pá Tra để mau chóng trả hết nợ cho cha mẹ năm xưa.

Nếu là người ngoài cuộc khi nhìn vào cứ tưởng Mị chắc hẳn đang tận hưởng cuộc sống làm dâu nhà giàu, được hưởng vinh hoa phú quý. Thế nhưng thực tế là thân xác và cả tinh thần của một cô gái tuổi đôi mươi đều muốn chấm dứt hết những ước mơ và hoài bão kể từ ngày làm dâu nhà này. Thời gian dần trôi, Mị đã quen dần với những công việc nặng nhọc cũng như sự hành hạ độc ác của nhà chồng.

Sức sống trỗi dậy trong con người Mị khi mùa xuân đến

Ngọn gió xuân và khí trời ấm áp mùa xuân đã làm khơi dậy niềm khát vọng sống, khát vọng tự do như tuổi xuân thì trong nàng. Nó giống như ngọn lửa bùng cháy một cách mãnh liệt, thôi thúc nàng đấu tranh đòi lại công bằng cho những ngày qua.

Sức sống trỗi dậy trong con người Mị khi mùa xuân đến ngày càng được thể hiện rõ thông qua những chi tiết uống rượu. “Ngày Tết Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát”. Chỉ khi say nàng mới có thể quên đi mình đang sống cuộc đời ngang trái. Tuy mang danh làm dâu nhưng Mị chỉ có thể lén lút uống rượu để không bị phát hiện, nếu không nàng sẽ bị phạt, thậm chí là đánh.

Nhưng dù thế cũng không ngăn cản được Mị. Điều đó chứng tỏ trong lòng nàng rất muốn phản kháng cho dù phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Ước muốn của nàng chỉ có thể được thỏa mãn mỗi khi nàng không được tỉnh táo trong người. Và cứ thế Mị uống rượu ừng ực từng bát, uống để quên đi mình, quên đi những ngày tháng lam lũ khổ cực.

Trong cơn say, Mị bỗng dưng nhớ về những ngày xa xăm. Khi đó Mị vẫn có ước mơ, một tương lai đầy hứa hẹn phía trước. Tất cả những điều này đều dập tắt chỉ sau một đêm, càng say nàng càng nhớ rõ những chuyện mình từng trải qua trong căn nhà này.

Thế rồi người cũng về hết, còn lại một mình Mị ngồi trơ giữa nhà, trong lòng Mị bỗng nảy ra điều gì đó, nàng muốn đứng dậy đi vào buồng. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. 

Có lẽ đêm tình xuân đã vực dậy được sức sống của một cô gái tuổi đôi mươi, không biết thời gian dài như thế nàng đã phải chịu biết bao cực khổ. Kí ức ùa về không chỉ là cảm xúc mà còn có cả những minh chứng cụ thể. “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ”, qua đó bộc lộ được niềm khao khát bùng cháy được đi chơi ngày tết.

Đây là thời điểm thích hợp để nàng có thể bộc lộ được niềm khao khát tự do, khao khát được sống, được hưởng thụ cuộc đời của Mị. Điều này đã thôi thúc nàng hành động một cách rõ rệt nhất. Nàng gạt bỏ đi cuộc sống lầm lũi, câm nín của mình ngày trước. Từ đó, nàng đã dần sống lại với bản tính của mình những ngày tuổi đôi mươi.

Thế nhưng một sự thật phũ phàng rằng thân xác Mị đang bị trói trong chính căn phòng của mình. Trong khi nàng định thay vào chiếc váy rực rỡ để được đi chơi như bao người thì A Sử đã về. Chính hắn không cho Mị cái quyền được đi chơi như bao người mà dùng roi đánh Mị, trói Mị thẳng đứng vào cột.

Hắn đánh rồi lại đi, chỉ một mình nàng sống trong bóng tối. Nàng phải đối mặt với những nghịch cảnh trong cuộc sống không thể nào chối từ. “Mị đứng im lặng, như không biết mình bị trói”, nàng vẫn không ngừng nghĩ về những trò chơi ngoài kia. Nhưng lòng nàng vẫn giữ được sự kiên cường. Cho dù A Sử có dùng dây trói chặt hơn nữa vẫn không bao giờ ngăn được tâm hồn nàng. 

Ý thức được điều đó, chính vì thế phản ứng đầu tiên của Mị khi bị trói là vùng dậy để thoát dây. Khi nghe được tiếng ngựa đạp ngoài kia, nàng nhận thấy bản thân mình còn thua kém con ngựa. Bởi lẽ, con vật còn được đi chơi vào ngày tết, thế nhưng nàng thì lại bị chồng trói đứng thế này.

Những đêm tình xuân đã kết thúc bằng việc nàng bị A Sử trói vào góc cột.Thực tế cho thấy rằng tất cả diễn ra đều dần đánh thức được tâm hồn đang chai sạn của một cô gái. Cho đến một ngày Mị được đánh thức và trở về chính con người của mình trước đây. Chính lúc này, thì niềm khao khát được trở về với cuộc sống của một con người bình thường mới trỗi dậy. Có lẽ rằng, đây chính là một sự khởi đầu cho cuộc sống tốt đẹp hơn hiện tại một cách mạnh mẽ.

Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ là một nhân vật tượng trưng cho người con gái miền núi khi sống trong cuộc đời đầy bất hạnh. Nàng còn phải cam chịu cảnh áp bức bóc lột của cả cường quyền và thần quyền trong giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám. 

Tác giả động lòng thương cảm với chính nhân vật mà mình xây dựng, mượn hình ảnh Mị để tố cáo sự bóc lột khắc nghiệt mà người con gái thời xưa phải hứng chịu. Thông qua đó làm nổi bật lên vẻ đẹp tiềm ẩn trong nhân vật Mị, đại diện cho người con gái của xã hội ngày xưa. Người con gái dám đứng lên tranh giành tình yêu, làm chủ cuộc sống vốn dĩ thuộc về mình. Ý nghĩ này đã vùng lên sức mạnh phản kháng mạnh mẽ khi bị đối xử bất công.

Mùa xuân rồi cũng trôi qua mau chỉ còn đọng lại những sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị chờ lúc bùng lên. Tác giả Tô Hoài đã thành công khi phân tích đêm tình xuân Vợ chồng A Phủ, đem đến cho độc giả một góc nhìn khác về nhân vật Mị.

 Xem thêm: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn

Phân Tích -