Phân tích khổ 8 9 bài “Sóng” nhà thơ Xuân Quỳnh đầy đủ nhất

Phân tích khổ 8 9 bài “Sóng” ta thấy hiện lên suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc về triết lí trong tình yêu. Đọc ngay dàn ý, soạn văn đầy đủ nhất!

Mời bạn đọc tham khảo một trong những bài phân tích khổ 8 9 bài “Sóng” của Xuân Quỳnh hay và đặc sắc nhất dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài thơ đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích khổ 8 9 bài “Sóng”

Dưới đây là dàn ý phân tích khổ 8 9 bài “Sóng”, hi vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân tích và cảm nhận rõ hơn nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Dàn ý sẽ giúp các bạn sắp xếp những ý chính, quan trọng và cần thiết để giúp các bạn có được điểm cao trong quá trình viết văn nhé.

Mở bài “Sóng” khổ 8 9

– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng khổ 8 9.

– Nêu luận điểm khái quát về nội dung của đoạn trích.

Thân bài phân tích khổ 8 9 bài “Sóng”

* Khổ 8: Những suy tư, chiêm nghiệm về tình yêu và cuộc đời:

– Giọng điệu: Trùng xuống, mang nét trầm lắng, chất chứa bao suy tư chiêm nghiệm.

– 2 câu đầu:

+ Nghệ thuật đối “cuộc đời” với “năm tháng”. Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng lại hữu hạn không thể tồn tại mãi mãi.

+ “Năm tháng” chỉ dòng thời gian trôi chảy bất tận không chờ đợi một ai.

– 2 câu sau:

+ Nghệ thuật so sánh qua 2 hình ảnh “mây” và “biển”.

– Con người phải sống và yêu hết mình để tận hưởng cuộc sống, tình yêu khi còn có thể.

* Khổ 9: Khát vọng bất tử hóa tình yêu:

”Làm sao?” là câu hỏi thường đặt ra khi trong lòng có những băn khoăn, mối bận tâm nào đó.

– Mong muốn của “em” “tan ra thành trăm con sóng nhỏ”. 

– Số từ “ngàn năm” mang tính ước lệ, thể hiện khát vọng muôn thuở của con người muốn hướng tới những gì bất biến, vĩnh hằng thách thức thời gian, không gian và mọi giới hạn.

Kết bài phân tích khổ 8 9 bài “Sóng”

– Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

– Rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ mở rộng.

Soạn văn phân tích khổ 8 9 bài “Sóng”

Sau đây là phần soạn văn phân tích khổ 8 9 bài “Sóng” hữu ích nhất cho công cuộc học tập của độc giả. Dưới sự chọn lọc cẩn thận, hi vọng chúng sẽ có ích cho trong quá trình viết văn của bạn.

Nội dung khổ 8, 9 bài “Sóng”

Ngay những câu thơ mở đầu, ta sẽ cảm nhận được những suy tư, chiêm nghiệm về tình yêu và cuộc đời vẻn vẹn trong 4 câu thơ:

“Cuộc đời tuy dài thế

………………. . 

Mây vẫn bay về xa”

Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đối “cuộc đời” với “năm tháng”. Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng lại hữu hạn không thể tồn tại mãi mãi. “Năm tháng” chỉ dòng thời gian trôi chảy bất tận không chờ đợi một ai. Đặt trong dòng chảy thời gian, cuộc đời mỗi người chỉ như một khoảnh khắc mong manh, thời gian trôi qua sẽ bào mòn tất cả nhan sắc, tuổi trẻ, tình yêu rồi sẽ tàn phai. Đối diện với sự mất mát ấy, nhân vật trữ tình “em” không khỏi lo âu về tình yêu không bền, hạnh phúc dễ phôi pha.

Sang đến hai câu thơ sau “như biển kia …. về xa”, biển tuy rộng lớn, mênh mang nhưng nó cũng có giới hạn của nó. Mây rồi cũng sẽ vượt qua biển để đến với chân trời mới bất tận. Điều đó được tác giả miêu tả qua hai hình ảnh so sánh “mây” và “biển”. Bà mượn hai hình ảnh tự nhiên đó để cụ thể hóa mối quan hệ giữa đời người và cái vô tận của thiên nhiên. Để rồi, khát vọng bất tử hóa tình yêu được thể hiện mãnh liệt trong khổ thơ cuối cùng:

“Làm sao tan được ra

………………. . 

Để ngàn năm còn vỗ”

Xuân Quỳnh tự hỏi chính bản thân mình “làm sao?”. Trong lòng bà có những băn khoăn trăn trở với mong muốn “tan ra thành trăm con sóng nhỏ”. Theo thông thường, tan là mất đi, là hòa lẫn không còn dấu vết. Còn với câu thơ này bà lại mong ước tan thành sóng. Số từ “ngàn năm” mang tính ước lệ, thể hiện khát vọng muôn thuở của con người muốn hướng tới những gì bất biến, vĩnh hằng thách thức thời gian, không gian và mọi giới hạn.

Nghệ thuật khổ 8, 9 bài “Sóng”

Bằng tài năng nghệ thuật bà bút pháp sắc sảo của mình, kết hợp với thể thơ 5 chữ với nhịp thơ ngắn, dồn dập, Xuân Quỳnh đã diễn tả cảm xúc, nhịp điệu của sóng biển và sóng lòng một cách chân thật và cảm xúc nhất. Từ ngữ giản dị, tự nhiên, gợi hình gợi cảm và có sức sáng tạo độc đáo góp phần diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

Chưa dùng lại, bà còn sử dụng khéo léo hiệu quả các biện pháp nghệ thuật tu từ cùng với nhịp điệu linh hoạt. Tất cả điều đó đã làm nên thành công cho đứa con tinh thần “Sóng”. Bài thơ ấy như ngấm vào hàng triệu triệu trái tim con người Việt Nam một cách tự nhiên nhất.

Có lẽ phải là một người có kinh nghiệm trải đời sâu sắc, học rộng hiểu sâu, đồng cảm với số phận con người thì nhà thơ Xuân Quỳnh mới có thể viết lên những vần thơ lay động lòng người đến vậy. Trước sự rộng lớn của thiên nhiên, con người trở nên thật bé nhỏ và cô đơn. “Sóng” chính là nơi để nhà thơ giãi bày tâm sự cùng nỗi lòng của mình.

Cảm nhận khổ 8 9 bài “Sóng”

Xuân Quỳnh không quanh co, không giấu giếm điều gì. Mỗi một dòng thơ đều bộc lộ nỗi niềm, một suy nghĩ của cô. Bởi vậy mà ta có thể cảm nhận được khát vọng bất tử hóa tình yêu cùng những suy tư, chiêm nghiệm về tình yêu trong hai khổ thơ cuối 8 và 9 bài “Sóng”.

Giọng điệu của bài thơ trùng xuống, mang nét trầm lắng, chất chứa bao suy tư chiêm nghiệm. Những suy tư ấy được thể hiện trên hai phương diện chính là không gian và thời gian. Bước vào 2 câu thơ đầu khổ 8, ta tiếp tục bắt gặp nghệ thuật đối được Xuân Quỳnh sử dụng liên tiếp trong bài. “Cuộc đời” đối lập với “Năm tháng”. Người ta thường nói vui với nhau “em ơi 60 năm cuộc đời”. Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng lại hữu hạn không thể tồn tại mãi mãi.

Trong sự chảy trôi mãi của thời gian, cuộc đời mỗi người chỉ như một khoảnh khắc mong manh, thời gian trôi qua sẽ bào mòn tất cả nhan sắc, tuổi trẻ, tình yêu rồi sẽ tàn phai. Đối diện với sự mất mát ấy, nhân vật trữ tình “em” không khỏi lo âu về tình yêu không bền, hạnh phúc dễ phôi pha:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân đã già”

Sự thực như một lưỡi dao cứa sâu vào tim tác giả. Bà không khỏi lo âu về tình yêu không bền bỉ, không chung thủy, dễ phai mờ đi. Cũng đúng thôi, là một người con gái còn đang e ấp, trở mình mấy ai mà không khát khao tình yêu cháy bỏng và chung thủy. Xuân Quỳnh – bà cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là khi bà đã trải qua một đời chồng không mấy hạnh phúc.

Sang hai câu thơ sau, hình ảnh so sánh “mây” và “biển” càng làm cho mối bận lo của nhà thơ hiện lên rõ nét. Bà mượn hai hình ảnh tự nhiên đó để cụ thể hóa mối quan hệ giữa đời người và cái vô tận của thiên nhiên. Con người trở nên nhỏ bé, không thể nào trái với quy luật của tạo hóa. Khổ thơ này đã thể hiện rõ những suy tư trăn trở về tình yêu của đời người. Để rồi, sang đến khổ thứ 9, cũng là khổ cuối cùng của bài, câu hỏi làm sao ta có thể vỡ tan thành trăm con sóng nhỏ giữa biển cả tình yêu? Trong một ngàn năm để phá vỡ là điểm nhấn cho khổ thơ.

Nhà thơ nghĩ tới sự hữu hạn của đời người trong khi đó tình yêu là là vô cùng vô tận. Cho nên để hóa giải mâu thuẫn ấy chỉ có sống và yêu hết mình, hiến dâng tình yêu cho một tình yêu lớn lao, ấy chính là tình yêu đất nước. Khát vọng ấy góp phần thể hiện tâm hồn của người phụ nữ khi yêu sẵn sàng hiến dâng hạnh phúc khi đất nước cần.

Trên đây là toàn bộ các bài phân tích mẫu cho đề bài phân tích khổ 8 9 bài “Sóng”. Qua những bài văn, đoạn văn, cảm nhận phía trên, hi vọng các bạn có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường. 

Xem thêm: Phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” chọn lọc hay nhất

Phân Tích, Văn Học -