Phân tích Việt Bắc Ta đi ta nhớ những ngày

Phân tích bài thơ Việt Bắc Ta đi ta nhớ những ngày thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách làm văn để có thể biết thêm cách hành văn sao cho mượt, hay hấp dẫn. Qua đó hỗ trợ bạn trong việc phân tích bài thơ Việt Bắc và tìm thêm ý văn hay, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm để tự do diễn đạt trên chính lời văn của mình.

Nội dung bài viết

Đôi nét về tác giả Tố Hữu

Tác giả Tố Hữu chính là một trong những lá cờ đầu tiên cho phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam. Những tác phẩm của ông đều hướng đến tình yêu quê hương đất nước và thời kỳ đất nước trong giai đoạn đấu tranh giải phóng quân xâm lược. 

Bài thơ Việt Bắc (10/1954, in trong tập thơ cùng tên), chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học nước ta trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Chính vì thế nội dung trong bài chủ yếu là lời chia tay của người lính trước khi đổi đơn vị chiến đấu khác. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những nội dung chi tiết nhất về cảm nhận bài thơ Việt Bắc

4 câu đầu bày tỏ nổi lòng người ra đi dành cho người ở lại

Mở bài Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã từ lâu không còn là cái tên xa lạ đối với những người có niềm đam mê với thơ ca. Khi đọc câu thơ của ông, ta có thể thấy rõ sức sống mãnh liệt, niềm tin yêu vào cuộc sống. Người lính chính trị ấy đã có khoảng thời gian gắn với chiến tranh nên hồn thơ của ông thường đề cao tinh thần chiến đấu. Một trong những tác phẩm nổi bật ấy không thể nào bỏ qua được cái tên Việt Bắc, được ông cho ra mắt trong những năm đất nước đang chống Pháp xâm lược. Nói về tiếng lòng của người ra đi làm nhiệm vụ nhớ mong, những ngày tháng chiến đấu cùng các đồng đội của mình. Được thể hiện rõ nét qua các đoạn văn sau:

“Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

Cảm nhận về 4 câu thơ đầu bài Việt Bắc gợi mở tình cảm nhớ thương cùng biết bao nhiêu kỉ niệm gắn bó, vượt qua gian khổ cùng nhau. Điều đó thể hiện qua cách xưng hô “mình, ta” đầy thân mật giữa người cán bộ cách mạng cùng các đồng chí ở Việt Bắc của mình.

Câu văn được kết cấu hết sức cân đối, thể hiện được chất thơ đầy mạnh mẽ, nói lên tiếng lòng nhớ thương về những kỉ niệm khó quên nơi chiến trường.

Những người lính ấy đã cùng nhau chia sẻ “Đắng cay, ngọt bùi” qua cụm từ tương phản nói lên kỷ niệm phong phú, sâu sắc của người cán bộ trong những ngày tháng đấu tranh đầy gian khổ cùng nhau. Tuy sống trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy những người lính vẫn chia sẻ những khó khăn cùng nhau, bộc lộ tinh thần đồng cam cộng khổ Việt Bắc và người lính cách mạng.

Đoạn thơ trên thuộc lời thơ của người cán bộ dành cho những đồng đội đang thực hiện nhiệm vụ cách mạng về xuôi trả lời người Việt Bắc. Tất cả nhằm bộc lộ tình cảm nhớ thương của cán bộ cách mạng đối với con người, cảnh vật bao năm gắn bó nơi đây.

2 câu tiếp nghĩa tình của người cán bộ 

Trong nỗi nhớ da diết của người cán bộ, làm xuất hiện người lính Việt Bắc hiện lên khiến cho người đọc khó kiềm được cảm xúc. Đó chính là hình ảnh xuất hiện trong hai câu thơ tiếp của bài thơ: 

“Người mẹ nắng cháy lưng 

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô” 

Đó là người lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng, không ngại vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng nuôi quân. 

Hai câu thơ là hình ảnh không ngại gian khó, dù địu con trên lưng dưới cái nắng như thiêu đốt nhưng người mẹ vẫn rất tích cực. Tất cả chỉ mong sau có thể cung cấp lương thực đầy đủ cho người lính.

4 câu tiếp chứa đựng nỗi nhớ miên man trải dài qua khắp núi rừng tại Tây Bắc

“Nhớ sao lớp học i tờ

Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.”

Không những thế bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) còn làm người đọc phải xúc động vì những câu thơ mộc mạc giản dị, nghe như tiếng gọi người thân: “Bầm”. Phần đóng góp công sức ấy của những người mẹ đã đóng góp công lao của mình, tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc của nhân dân ta.

Bức tranh thiên nhiên đậm nét màu cuộc sống của Việt Bắc là động lực để những người lính thêm ý chí để chiến đấu. Tất cả chỉ vì muốn đem đến cho nhân dân ánh sáng của nền hòa bình. Cuộc sống nơi chiến khu không chỉ đem lại niềm hạnh phúc mà còn khơi dậy những tinh thần chiến đấu vì nền độc lập.

2 câu cuối làm sống dậy những kỷ niệm, những sinh hoạt ở Việt Bắc trong lòng người chiến sĩ 

“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Khi đọc lại hai câu thơ ấy, trong tai độc giả lại văng vẳng những khúc hát nghe như tiếng nhạc đồng quê, toát lên vẻ bình dị và thơ mộng. Từng khúc nhạc vang lên chính là niềm vui sướng, háo hức trong lòng của những người lính trẻ. Âm thanh ấy khơi gợi một không gian êm ả, thanh bình ấm lòng người nghe. Kết hợp cùng tiếng giã gạo đêm khuya bình dị mà rất thân thuộc, tiếng suối chảy trong rừng thân quen.

Khi phân tích bài thơ Việt Bắc Ta đi ta nhớ những ngày, ta có thể thấy rõ nỗi nhớ của người lính đối với đồng đội chiến đấu của mình. Kết hợp với giọng thơ ngọt ngào đầy cuốn hút, thể hiện rõ nỗi nhớ thương da diết của người lính đối với Việt Bắc. Tố Hữu đã thành công trong việc miêu tả nỗi nhớ ấy để nó trở thành một bông hoa sáng mãi trong lòng người đọc.

Xem thêm: Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ

Phân Tích -