Cách phân tích bài thơ Cảnh ngày hè ngắn nhất

Bài Cảnh ngày hè thuộc thể loại chữ Nôm nằm trong tập Quốc âm thi tập của tác giả Nguyễn Trãi. Bài thơ được viết theo thể thơ Nôm Đường luật. Được chia làm 2 phần chính, nhằm miêu tả bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt Nam qua ngòi bút vô cùng sống động của nhà thơ. 

Nội dung bài viết

Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi được xem là vị anh hùng có tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc ta. Ngoài tài năng kiệt xuất trong lĩnh vực sáng tác, ông còn có riêng sự nghiệp văn chương đồ sộ cống hiến cho nền văn học nước nhà. Bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) chứa đựng những lời tâm sự về cuộc sống của nhà thơ. Trong lúc đang canh giữ chùa ở đảo Côn Sơn, ông đã có dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời khi chuyển sang mùa hè.

Khái quát chung những sáng tác của nhà thơ Nguyễn Trãi 

Tác giả Nguyễn Trãi là một người yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, nhất là những cảnh vật xung quanh mình. Ta thấy được tác giả ung dung dạo chơi ngắm cảnh qua câu thơ: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”. Tác giả mong ước có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca ngợi cuộc sống thái bình. Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho dân. Phần lớn những cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm thơ thường có tâm hồn yêu thiên nhiên sâu sắc và bộc lộ khái quát cuộc sống bình dị đời thường. Bài thơ thể hiện tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu đời, yêu dân, yêu nước.

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè ngắn nhất của Nguyễn Trãi

Những nỗi niềm và lý tưởng mà chính tác giả Nguyễn Trãi đã ôm ấp, muốn góp sức mình để cho đất nước thái bình, nhân dân có được cuộc sống ấm no, thịnh vượng. Chính quan niệm lý tưởng ấy đã khơi dậy nên nguồn động lực mạnh mẽ để ông có thể vượt qua tất cả thử thách phía trước. Một lòng hướng về đất nước, lo con dân đang sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khiến ông canh cánh trong lòng mỗi khi nhắc đến.

2 câu đầu bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống

Bài thơ Cảnh ngày hè được tác giả viết trong lúc về nghỉ ngơi ở Côn Sơn. Có lẽ tác giả đã quá thẹn với lòng khi chưa thực hiện được mong muốn của mình là lo cho dân cuộc sống đầy đủ. Chính vì thế, ông chọn lánh xa cuộc sống tấp nập nơi kinh thành để về ở ẩn nơi Côn Sơn. Tác giả chỉ muốn hòa mình vào cảnh sắc của thiên nhiên, bầu bạn cùng chim, hoa cỏ, cảnh vật hữu tình.

Khoảng thời gian ấy, ông đã có những suy nghĩ muốn đất nước ngày càng giàu mạnh khi quan sát khung cảnh đất trời chuyển sang mùa hè. Chính vì thế khi phân tích bài thơ Cảnh ngày hè ngắn nhất, tác giả đã bày tỏ tâm trạng cùng những cảm xúc của tác giả vào những lời thơ. Mở bài Cảnh ngày hè, tác giả Nguyễn Trãi viết:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”

Ngày hè hiện lên với một tâm thế vô cùng thoải mái qua ba chữ ”rồi hóng mát”. Câu thơ giàu sức gợi tả hình ảnh thiên nhiên, đất trời khi chuyển mùa. Cụm từ “ngày trường” ám chỉ một ngày dài đằng đẵng chẳng có việc gì để làm. Tác giả đã chọn rời đi nơi phố xá đông người sống để ẩn mình nơi Côn Sơn, tìm lại những ngày tháng an nhàn, thảnh thơi đã trải qua. Tác giả bận rộn lo toan việc nước đã gần nửa đời người, đây chính là giây phút được tận hưởng ngày tháng yên bình hiếm hoi của cuộc đời.

Những ngày tháng ấy đâu chỉ thể hiện trong chữ nghĩa câu thơ mà còn là tâm thế ẩn chứa tiếng lòng của tác giả. Câu mở đầu đã tạo cho người đọc cảm giác quen thuộc đối với thể thơ thất ngôn.

Nhưng ở một vị trí khác tầng nào đó của thiên nhiên, sức sống mãnh liệt trào dâng ở trong lòng. Màu sắc của lá hòe thì “đùn đùn” như cuộn lên từng hương thơm, tán hòe thì “rợp giương” như cử lọng giương ô. Màu đỏ của hoa lựu không chỉ lặng lẽ để tô điểm thêm sức sống, cho thêm vài màu sắc lập lòe tưởng chừng như đám lửa. Hình ảnh này giống như pháo hoa bừng sáng trên hiên nhà. 

Hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh ngày hè như một bức tranh thiên nhiên vô cùng đặc sắc được tạo dưới bàn tay của tác giả càng làm thêm sự sống nhộn nhịp. Sự kết hợp các gam màu của thiên nhiên càng làm tôn lên vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh con người.

 2 câu tiếp cảm nhận về âm thanh qua các giác quan

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Có lẽ ngay lúc này đây, người thi sĩ đã có thể bắt được nhịp sống thôi thúc của những sự vật đang diễn ra xung quanh mình. Chỉ cần chú ý chút thôi thì bạn sẽ thấy rõ được điều này. “Thạch lựu” và “hồng liên” đang không ngừng chen chúc nhau khơi gợi bầu không khí phô trương, các loài hoa khoe sắc hương.

2 câu tiếp bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

Việc có thể ăn nhập vào thiên nhiên rực rỡ chính là cuộc đời rộn rã, lo toan nhiều thứ ngoài kia. Theo đó, bức tranh cảnh mùa hè tràn ngập nhiều âm thanh hòa lẫn. Cảnh ngày hè trích dẫn hai câu thơ tiếp như sau:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Chợ là nơi từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của người dân chúng ta và hết sức gần gũi. Thường có những buổi tựu họp rơm rạ khi mặt trời chưa lên, rồi lại tan chợ lúc hoàng hôn buông xuống. Chỉ cần nhìn vào khung cảnh chợ cũng thấy được một phần nào đó mà cuộc sống mang đến cho chúng ta. Những âm thanh “lao xao” từ chợ cá làng ngư phủ đã nói lên vẻ trầm lắng của cuộc đời con người nơi đây. Khi trời chuyển mình sang tối cũng là lúc những âm thanh sinh hoạt càng thưa thớt nhường chỗ cho tiếng sóng vỗ dập dìu lên bờ cát. 

2 câu cuối là lý tưởng khát vọng phục vụ cho đất nước

Khi phân tích bài thơ Cảnh ngày hè ngắn nhất, tác giả không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh sắc, mà đã phần nào soi rọi được tấm lòng của bản thân dành cho quê hương. Những cảnh tượng ấy hiện lên đâu chỉ dùng để miêu tả tấm lòng thiết tha đối với cuộc sống muôn màu. Qua những câu thơ, ta có dịp hiểu về tấm lòng ấy trực tiếp hơn qua chính lời ước ao bộc trực của thi sĩ:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Trong cuộc đời, tác giả Nguyễn Trãi là được coi một cánh tay đắc lực cho nhà vua. Nhưng khi hòa nhập vào thế giới trong thơ, ông như đắm chìm vào những khát khao. Sâu trong đáy lòng của Nguyễn Trãi dường như muốn bộc bạch trong những khao khát của mình để có thể ngang tầm với những bậc tiền bối đi trước.

Tuy nhiên, Cảnh ngày hè mà tác giả miêu tả không chỉ đơn thuần là bức tranh phong cảnh đầy màu sắc mà còn ẩn chứa nhiều tâm tư của nhà thơ trong cách dùng từ, đặt câu của ông. Từ đây có thể thấy được nhà thơ không chỉ đến đây ngắm cảnh một cách thụ động, cảnh không miêu tả thuần túy khách quan mà theo sức tưởng tượng mạnh mẽ của con người, cảnh đã hòa quyện với tình.

Như vậy, qua phần khái quát bài thơ Cảnh ngày hè, ta thấy được tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào của mùa hè. Có thể nói, chắc hẳn nhà thơ phải là một người yêu thiên nhiên nhiều lắm thì mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp cảnh vật xung quanh mình. 

Khi phân tích bài thơ Cảnh ngày hè ngắn nhất, ta cũng thấy được một tâm hồn trung nghĩa với nhân dân. Mặc dù xa rời quan trường nhưng Nguyễn Trãi không lúc nào không lo cho nhân dân, mong muốn nhân dân có một cuộc sống an lành bình yên.

Xem thêm: Phân tích bà cụ Tứ sáng hôm sau

Phân Tích -