Phân tích Tây Tiến khổ 1 của nhà thơ Quang Dũng
Mời bạn đọc tham khảo bài phân tích Tây Tiến khổ 1 của nhà thơ Quang Dũng chi tiết, đầy đủ dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài thơ “Tây Tiến” khổ 1 đã mang tới cho đọc giả một nỗi nhớ về thiên nhiên, rừng núi Tây Bắc trên chặng đường hành quân.
Dàn ý phân tích Tây Tiến khổ 1
Dưới đây là dàn ý phân tích Tây Tiến khổ 1 giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.
Mở bài Tây Tiến khổ 1 nâng cao
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Tác giả: Quang Dũng, quê ở Hà Tây, ông sống ở Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài, với lối văn chương phóng khoáng, lãng mạn, tinh tế.
+ Tác phẩm Tây Tiến: Tác phẩm được sáng tác khi nhà thơ rời đơn vị cũ một thời gian. Là một trong những tác phẩm thành công nhất, hay nhất của ông. Bài thơ mang lại tâm trạng hoài cổ, nhớ nhung.
Thân bài Tây Tiến khổ 1
– Hai câu thơ đầu: Hình ảnh “Sông Mã”, “Tây Tiến” là những chi tiết đầu tiên được nhà thơ nhắc đến. Đây là dòng sông nổi tiếng gắn liền với lịch sử. “Chơi vơi” là nỗi nhớ mông lung nhưng da diết của những người lính.
– Hai câu thơ tiếp theo: Địa danh đẹp “Sài Khao”, “Mường Lát” với thiên nhiên hùng vĩ đồng thời cũng là nơi đóng quân của những người lính Tây Tiến.
+ Nỗi nhớ bao trùm toàn bộ không gian, cảnh vật, trên từng bước chân của người lính. Những kỉ niệm ấy sẽ khắc sâu vào tâm trí những người lính trên đường đi hành quân.
– Phân tích 4 câu thơ tiếp:
+ Nhà thơ miêu tả hình ảnh núi rừng hùng vĩ nhưng đầy hiểm trở, khó khăn của núi rừng Tây Bắc. Từ đó làm nổi bật lên sự kiên cường, bất khuất của những người chiến sĩ.
+ Hình ảnh “Súng ngửi trời” là một hình ảnh đặc sắc của khổ thơ. Đây là hình ảnh nhân hóa đầy thi vị, thể hiện tâm hồn người lính lãng mạn, vô tư giữa khó khăn gian khổ.
+ Địa danh “Pha Luông” là một địa danh đẹp. Giữa núi rừng hiểm trở những người chiến sĩ vẫn giữ một tâm hồn yêu vẻ đẹp, yêu thiên nhiên, đất nước.
– Hai câu thơ tiếp:
+ Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh, vừa bộc lộ được sự đau xót cho người đồng đội nhưng cũng đồng thời bộc lộ được vẻ đẹp của người lính.
+ Những người lính Tây Tiến đã phải bỏ mạng nơi chiến trường, sẵn lòng xả thân hi sinh cứu nước. Nhà thơ qua đó bày tỏ nỗi xót xa và sự kính trọng với những người đồng đội đã hi sinh.
– Bốn câu thơ cuối:
+ Kết câu thơ tân kì, sử dụng các điệp từ điệp ngữ, nhằm nhấn mạnh vẻ oai linh, hùng vĩ của chốn rừng núi Tây Bắc.
+ Nơi rừng thiêng, nước động vô cùng hiểm trở và sự xuất hiện của nhiều ác thú khiến con đường hành quân càng thêm gian khổ.
+ Cuối cùng, tác giả bừng tỉnh, quay trở lại hiện thực. Nơi đây, ông chỉ còn lại nỗi nhớ da diết. Nỗi nhớ về những người dân Tây Bắc, những người đồng chí, đồng đội khi xưa, nhớ cả thiên nhiên núi rừng.
Kết bài Tây Tiến khổ 1
– Tổng kết lại những nội dung nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Qua đó nêu lên ý nghĩa chung của toàn bộ bài thơ.
– Liên hệ bản thân, thế hệ trẻ tương lai với trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tổng hợp bài văn mẫu phân tích Tây tiến khổ 1
Dưới đây là tổng hợp bài văn mẫu phân tích Tây Tiến khổ 1 được chọn lọc cẩn thận. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và phân tích.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên cảm nhận khổ 1 Tây Tiến chi tiết nhất
Hai câu thơ đầu của Tây Tiến khổ 1 bộc lộ nỗi nhớ:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Hai câu thơ đầu của Tây Tiến khổ 1 bộc lộ nỗi nhớ sâu thẳm, da diết của tác giả. Nỗi nhớ không kìm nén được đã bật thành lời, thành tiếng gọi. Nỗi nhớ bắt đầu bằng hình ảnh sông Mã trong bài thơ Tây Tiến khổ 1. Đó là dòng sông hùng vĩ, dữ dội gắn chặt cuộc đời của nó với những thăng trầm lịch sử, với mảnh đất miền Tây Bắc và đặc biệt nó cũng gắn chặt với con đường, với cuộc hành quân với binh đoàn Tây Tiến.
Hình ảnh về dòng sông Mã trong bài thơ Tây Tiến khổ 1 đã chứng kiến, ghi lấy những giây phút đau thương nhưng vô cùng vĩ đại của các chàng trai Tây Tiến. Vì thế mà trong nỗi nhớ của nhà thơ, dòng sông biên thùy đã hiện lên ngay từ đầu. Tuy nhiên khi hai chữ “xa rồi” cất lên, lại thấm đẫm cảm xúc của nhà thơ. Có gì đó như sự nuối tiếc lại vừa như thể hiện biết bao yêu thương, kỷ niệm. Lại vừa như trĩu nặng suy tư của tác giả khi tất cả đã trở thành hoài niệm. Những hoài niệm đẹp đẽ nhất, không thể nào phôi phai của những người chiến sĩ.
Trong nỗi nhớ của nhà thơ là tiếng gọi hướng về Tây Tiến với một giọng điệu đầy tha thiết, yêu thương. Tây Tiến là nỗi nhớ về tình đồng đội, địa bàn hoạt động. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ hiểm trở và thơ mộng. Qua hai câu thơ đầu Tây Tiến khổ 1, tác giả khẳng định tình cảm gắn bó máu thịt giữa những người chiến sĩ với núi rừng Tây Tiến.
Hai tiếng “chơi vơi” kết hợp với điệp từ “nhớ” đã diễn tả, bộc lộ rõ nhất tâm trạng nhớ nhung của nhà thơ. Cách kết hợp này làm cho câu thơ rất giàu tính nhạc. Đó là một tiếng nhạc lòng, một tâm hồn đang chơi vơi trong nỗi nhớ, lan tỏa khắp cả không gian, cả cõi lòng của nhà thơ. Dường như mỗi nơi, mỗi chặng đường đi qua đều khắc sâu những kỷ niệm không thể nào quên đối với những người lính. Bởi vậy mà sự nhớ nhung da diết, cồn cào, mênh mang thi nhân đã miêu tả khiến người đọc như đang lạc vào thế giới hoài niệm. Mênh mông, bộn bề với nỗi nhớ sâu lắng, ngân dài tha thiết của người chiến sĩ. Chứng tỏ Tây Bắc là một kỉ niệm vững chắc trong tâm hồn, ký ức nhà thơ.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Sáu câu thơ tiếp theo trong Tây Tiến là những tên bản, tên làng đã in đậm sâu trong ký ức của nhà thơ. Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân. Mỗi bản làng đi qua là điểm dừng chân của các chiến sĩ Tây Tiến. Mỗi bản làng có điểm riêng khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ: Đều gợi ra những vùng đất đầy xa xôi, bí ẩn, đầy dữ dội, kích thích trí tưởng tượng của người đọc về những địa danh mà người lính đã đi qua.
Từ láy “heo hút” không chỉ giúp người đọc hình dung con đường đầy đèo dốc mà còn giúp người đọc hình dung về một địa thế cao ngất. Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời” cho thấy vẻ đẹp chinh phục đỉnh cao của chàng trai Tây Tiến. Đồng thời hình ảnh này cũng thể hiện sự hóm hỉnh, đùa vui của người lính Tây Tiến. Con người như được nâng lên ở một tầm cao mới, để thời đại nào, khó khăn nào cũng vượt qua được.
Một lần nữa Quang Dũng lại thể hiện vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến qua những địa hình hiểm trở. Ta thấy khi phân tích Tây tiến khổ 1, thiên nhiên càng hiểm trở thì con người càng được khẳng định, càng được tôi luyện. Sức mạnh của người lính được tạo nên bằng niềm tin sắt đá. Khó khăn nào họ cũng vượt qua, kẻ thù nào họ cũng chiến thắng.
Nghệ thuật đối: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Điệp từ “ngàn thước” khiến ta thấy câu thơ như được bẻ làm đôi, đã tô đậm được độ cao, độ sâu của con đường hành quân. Tài năng của Quang Dũng đó chính là sử dụng rất nhiều từ ngữ tạo hình. Ống đúng nghĩa là một nhà thơ, một họa sĩ. Chất nhạc vừa có trong lời thơ du dương vừa có trong lời thơ mạnh mẽ. Từ đó tác giã đã tô đậm con đường heo hút, thăm thẳm, hoang vu quanh năm giấu mình trong sương ở Tây Tiến khổ 1.
Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” cho thấy sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc và thi ca. Đồng thời thể hiện được nét tài hoa trong cảm nhận của Quang Dũng. Đó là vẻ đẹp của những ngôi nhà bồng bềnh trong mưa, mang một vẻ đẹp lãng mạn của núi rừng. Sáu câu thơ, khi phân tích Tây tiến khổ 1, đã khắc họa khung cảnh miền Tây Bắc vừa hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội. Đoạn thơ thể hiện uy thế ngàn đời của chốn rừng thiêng, lại vừa thể hiện một khung cảnh Tây Bắc mỹ lệ, thơ mộng.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
Hai câu thơ tiếp theo của khổ 1 Tây Tiến phác họa hình ảnh của người lính trong sự hy sinh. Chiến tranh là đau thương, mất mát nhưng qua cách nói của Quang Dũng, qua cái nhìn hào hoa, lãng mạn của nhà thơ thì những hiện thực, hy sinh, đau thương đó cũng dần trở nên nhẹ nhàng hơn. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong khổ 1 qua hai câu thơ này đã sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh, làm cho sự ra đi của những người lính trở nên bớt buồn bã, đau thương hơn. Các anh ngã xuống trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, sống chiến đấu mà chết cũng chiến đấu.
Riêng ba chữ “bỏ quên đời” với dấu chấm cảm đằng sau, nó ít nhiều nhấn mạnh sự đau đớn và nỗi thương tiếc của nhà thơ đã phải chịu nhiều đau đớn, mất mát. Nhà thơ đặt chữ ấy ở đây minh chứng cho tâm hồn luôn hướng về đồng đội đã hy sinh. Hình ảnh này là giây phút tri ân con người đã hy sinh cho tổ quốc.
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi”
Hai câu thơ tiếp trong Tây Tiến khổ 1 là một bản hợp xướng nhiều mối nguy của thiên nhiên huyền bí. Những âm thanh gào thét của thác, tiếng cọp trêu ngươi càng nhấn mạnh rõ hơn nữa sự dữ dội của núi rừng Tây Bắc. Những âm thanh không thể nào quên được của thiên nhiên, núi rừng miền Tây Bắc một khi đã được chứng kiến. Hai từ láy “chiều chiều” và “đêm đêm” vừa gợi ra những cuộc hành quân triền miên, không nghỉ, xuyên qua những cánh rừng già. Những tiếng thú, tiếng thác nơi hoang dã còn thể hiện được những hiểm nguy luôn thường trực mỗi bước chân người lính trên con người ra trận.
Hai câu thơ còn thể hiện ngòi bút tài hoa của Quang Dũng ở chỗ: Nhà thơ đã thể hiện dồn dập, liên tiếp thanh trắc, thanh nặng như tấu lên âm điệu trầm hùng: đó là nhạc điệu của cảm xúc, của tâm hồn.
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hai câu thơ cuối của khổ 1 bài Tây Tiến thể hiện tình cảm quân dân gắn bó vô cùng sâu nặng. Hai tiếng “nhớ ôi” thể hiện cảm xúc, tình yêu thương, nỗi nhớ dâng lên da diết không kìm nén lại được. Câu thơ như có gì đó nghẹn ngào, rưng rưng trong cõi lòng của mỗi người lính Tây Tiến, trước tình cảm đẹp đẽ của bản làng, con người miền Tây Bắc.
Nỗi nhớ ấy cũng được bắt gặp trong Việt Bắc:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Qua cảm nhận khổ 1 Tây Tiến, hai câu thơ đã vẽ ra khung cảnh đẹp đẽ, đầm ấm đối với người lính sau bao ngày băng núi, vượt rừng. Qua việc phân tích Tây Tiến khổ 1 đã cho ta thấy tinh thần đồng lòng của những người chiến sĩ khi phải hành quân trên con đường hiểm trở, treo leo. Đoạn thơ bắt đầu và kết thúc bằng câu cảm thán thốt lên từ đáy lòng của nhà thơ. Vậy là sau bao nhiêu thổ lộ, nỗi nhớ chơi vơi với núi rừng, nhân dân Việt Bắc vẫn không vơi đi mà ngày một đong đầy hơn.
Đề bài: Viết bài văn phân tích 14 câu đầu Tây Tiến ngắn gọn nhất
Hai câu thơ đầu, gợi lên cho người đọc những nỗi nhớ nhung, da diết về thời kháng chiến đã qua, về miền đất Tây Bắc. Trên quãng đường hành quân của người chiến sĩ có xuất hiện hình ảnh những địa danh nổi tiếng. “Sông Mã” là dòng sông của lịch sử, nơi gắn liền với bao biến cố của đất nước từ xa xưa. Thế nên trong nỗi nhớ của tác giả, dòng sông là hình ảnh hiện lên trước nhất. Từ hình ảnh ấy kéo theo nhiều nỗi nhớ khác của tác giả.
Tiếp đến, 12 câu thơ sau, nhà thơ miêu tả nhiều khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ gắn với nhiều kỉ niệm ấn tượng của những người lính Tây Tiến. Nỗi nhớ “Sài Khao”, “Mường Lát” là nỗi nhớ về những địa bàn hoạt động của người lính. Từ nỗi nhớ ấy keo theo các địa danh rộng lớn khác “Pha Luông”, “Mường Hịch”, “Mai Châu”…. Người đọc có thể cảm nhận được không gian bao la, rợn ngợp nơi núi rừng Tây Bắc.
Trên mỗi đoạn đường hành quân, tâm hồn nhà thơ lại thêm gắn bó với núi rừng Tây Bắc. Kỉ niệm về thời gian trong quân đội như đã khắc sâu vào kí ức của nhà thơ Quang Dũng. Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến dũng cảm, can trường trên dọc hành quân là hình ảnh nổi bật lên trền nền thiên nhiên hiểm trở, cheo leo.
Những câu thơ “sương lấp đoàn quân mỏi”, “heo hút cồn mây”, “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” gợi lên hình ảnh đoàn quân mờ ảo vượt sương vượt rừng đi đến chiến khu. Dẫu đã hành quân mỏi gối, sương đêm như che khuất những người lính nhưng họ vẫn kiên cường tiếp bước trên dọc đường hành quân. Dẫu địa hình hiểm trở, gian nan nhưng vượt lên trên đó họ vẫn giữ tâm hồn thi sĩ, lạc quan, yêu thiên nhiên.
Bên cạnh những ngày hành quân gian khổ, nhà thơ đã không quên sự hi sinh của những người đồng đội trên chiến trường.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
Nhà thơ gọi “anh bạn” là một cách gọi hóm hỉnh, vui tươi về người đồng đội. Đây là đoạn thơ miêu tả sự ra đi của một người lính nhưng được tác giả khéo léo nói rằng “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ”. Câu thơ bày tỏ lòng kính trọng đối với người đồng chí đã hi sinh. Những người lính không sợ hi sinh, đối với họ đó chỉ như một giấc ngủ dài, bên cạnh mũ, súng thân thuộc.
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Cuối cùng, những kí ức về chặng đường gian khổ đã qua đi. Giờ đây, tác giả thả hồn mình vào cùng với những bếp lửa Tây Bắc. Kết thúc chặng đường hành quân, người lính được nhân dân đón tiếp bằng những bữa cơm nóng vẫn còn đang tỏa khỏi. Mùi xôi nếp thơm khắp núi rừng như xoa dịu tâm hồn người lính.
Hương nếp xôi như xua tan đi sự mỏi mệt của mỗi chàng trai Tây Tiến. Hương thơm để lại một cảm giác của tình thương, dẫu trước mắt họ là con đường hành quân chồng chất những khó khăn, gian khổ. Cuộc trường chinh vẫn chưa kết thúc nhưng thời điểm ấy những người lính tạm lãng quên tất cả, để tận hưởng niềm vui, sự đầm ấm của tình quân dân thắm thiết.
Đây cũng là chi tiết kết thúc 14 câu thơ đầu đẹp đẽ viết về nỗi nhớ Tây Bắc của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt giữa nền chiến tranh khốc liệt của Việt Nam.
Đề bài: Viết bài văn ngắn phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong khổ 1
Quang Dũng là nhà thơ sinh ra từ kháng chiến. Các bài thơ của ông mang đậm dấu ấn lịch sử đấu tranh, bảo vệ đất nước. Nổi bật lên trong các tác phẩm của ông là bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ với khổ 1 đã khắc họa sâu sắc hình ảnh những người lính Tây Tiến trên con đường hành quân đến chiến trường khốc liệt. Nhưng trong tâm hồn các anh vẫn rực lên tình yêu thiên nhiên tưới đẹp, thương yêu đất nước sâu nặng.
Trước hết ở qua 4 câu thơ đầu, ta thấy vẻ đẹp của những người chiến sĩ Tây Tiến thông qua hình ảnh thiên nhiên bi tráng:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Cùng với hình ảnh những “Sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát”, là hình ảnh đoàn quân vẫn đều đặn từng bước hành quân trên con đường sông núi khúc khuỷu. Tác giả sử dụng cách hiệp vần ở cuối mỗi câu thơ: “ơi, vơi, hơi” khiến cho câu thơ như vang xa, ngân mãi trong không gian bao la. Âm thanh ấy giống như lúc những người lính trút hơi thở mệt mỏi sau một ngày dài hành quân.
Tiếp đến, trong 2 câu thơ tiếp theo, nhà thơ miêu tả không gian thiên nhiên hùng vĩ, với địa hình hiểm trở, cheo leo. Qua đó, đoạn thơ nổi bật lên tinh thần dũng cảm, bất khuất, không sợ hi sinh gian khổ của những người lính:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”
Bằng cách sử dụng các điệp từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” khiến hình ảnh dốc núi ở Tây Tiến hiện lên rõ nét trong tâm trí người đọc. Con đường hành quân vốn đã vừa dài, vừa khó khăn do sự tấn công của địch từ trên cao. Nhưng nay, ở Tây Tiến, khó khăn ấy còn nối dài thêm bởi địa hình hiểm trở, những vách núi cheo leo, thẳng đứng. Đoạn đường hành quân vượt núi, băng rừng giữa những cồn mây trắng.
Tuy nhiên nổi bật giữa những hình ảnh ấy là hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời”. Hình ảnh những cây súng bao lâu nay gắn liền với hình ảnh người lính đấu tranh vệ quốc. Qua chi tiết giàu sức gợi cảm, đặc sắc này, nhà thơ gợi tả một tâm hồn thi sĩ, mộng mơ của những người chiến sĩ. Dẫu đang phải trải qua những tháng ngày gian khổ, nhưng những người lính vẫn ấp ủ trong mình tinh thần nghệ sĩ, yêu cái đẹp của thiên nhiên núi rừng.
Ở hai câu thơ tiếp, nhà thơ miêu tả không gian bao la, bát ngát trên chặng đường hành quân, hình ảnh người lính lại càng thêm đẹp đẽ nổi bật lên trên nền ấy:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Điệp ngữ “ngàn thước” cùng với cặp động từ tương phản “lên – xuống” trong hai vế câu như mang lại một nét gấp đột ngột, dữ dội cho bài thơ. Độ cao của dốc, của vực hiện lên thật sinh động, mang đến một cảm giác rờn rợn cho bất kì ai chứng kiến. Nhưng giữa những hiểm nguy ấy, những người lính Tây Tiến vẫn băng băng về phía trước, vượt núi, rừng. Giữa chặng đường hành quân, những chàng trai vẫn thả hồn, vút tầm mắt ra xa ngắm nhìn thiên nhiên đất nước. Thấy rằng “mưa xa khơi” cùng cụm từ “nhà ai” cho ta thấy một tâm trạng chơi vơi, mang chút buồn xa xăm của những người chiến sĩ xa quê nhà.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Ở 4 câu thơ này, nhà thơ Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh kí họa rất ấn tượng về hình ảnh người lính Tây Tiến. Hình ảnh người chiến sĩ hi sinh trên chiến trường được nói giảm nói tránh bằng hình ảnh ngủ gục lên súng mũ, thiếp đi vì mệt. Đó là một hình ảnh người lính vừa bi tráng, hào hùng, vừa đượm buồn man mác. Đây cũng là những câu thơ mà Quang Dũng sử dụng để bộc lộ lòng kính trọng với những người đồng chí, đồng đội đã anh dũng hi sinh nơi chiến trường.
Chỉ qua 14 câu thơ ngắn của bài thơ, nhà thơ Quang Dũng đã mang đến cho người đọc những hình ảnh chân thực, gần gũi của những người lính Tây Tiến khi xưa. Họ là những anh hùng thầm lặng, hi sinh cuộc đời cá nhân để làm đẹp thêm cuộc đời đất nước. Bài thơ Tây Tiến và hình ảnh người chiến sĩ sẽ mãi in sâu trong lòng người đọc bao thế hệ.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn phân tích hình ảnh sông Mã trong bài thơ Tây Tiến
“Tây Tiến” là bài thơ nổi tiếng thuộc chủ đề cách mạng và người lính trong lịch sử văn học Việt Nam. Bài thơ được viết nên bởi nhà thơ Quang Dũng, nhà thơ sinh ra từ cách mạng, bởi ông cũng là từng là một chiến sĩ trực tiếp ra chiến trận. Do liên tục phải né tránh quân địch, những người lính Việt Nam khi xưa phải thay đổi doanh trại thường xuyên và những cuộc hành quân băng rừng vượt núi là đều đặn như một nếp sinh hoạt thường ngày. Giữa những khó khăn về cơ sở vật chất, đời sống như vậy, những người lính được tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước trên mỗi chặng đường hành quân mà họ đi qua. Con sông Mã là dòng sông có nhiều kỉ niệm nhất đối với người lính Tây Tiến.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Ngay từ câu thơ đầu, với thủ pháp “lắng dần”, nhà thơ đặt hình ảnh sông Mã là hình ảnh đầu tiên gợi về nỗi nhớ. Sông Mã là dòng sông anh hùng, gắn với Tây Tiến bao đời nay. Từ lịch sử dựng nước, giữ nước ngàn xưa đã có sự xuất hiện của dòng sông Mã. Dòng sông mang đến phù sa tạo nên đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng lớn thứ ba ở Việt Nam. Từ đó tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Trải qua chiều dài lịch sử, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, dòng sông gắn liền với năm tháng hào hùng của những người lính vệ quốc. Nhà thơ Quang Dũng cũng là một trong những chiến sĩ may mắn được hành quân dọc theo dòng sông oai hùng ấy.
Vẻ đẹp thiên nhiên, núi rừng nơi đây khiến ông dù ở đâu, bao lâu vẫn nhớ như in những cảm nhận choáng ngợp. Nỗi nhớ “chơi vơi”, vô định về khoảng thời gian hành quân gian khổ của những người lính. Qua những câu thơ của tác giả, dòng sông không còn là con sông vô hồn trong địa lí mà là dòng chảy sống động chạy suốt dọc của bài thơ. Con sông chở nặng phù sa, chở theo cả những kỉ niệm khó quên, vui có buồn có của những người lính. Dòng sông Mã đồng hành cùng những người lính khi họ hành quân khó khăn, gian khổ thật đẹp, thật hùng vĩ biết bao!
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, cảm nhận hình ảnh sông Mã, hình ảnh người lính Tây Tiến khi phân tích Tây Tiến khổ 1. Qua bài phân tích Tây Tiến khổ 1 phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.
Xem thêm: Phân tích chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm ” Chí Phèo “
Phân Tích, Văn Học -Phân tích chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm ” Chí Phèo “
Phân tích bài “Mây và sóng” của nhà thơ R.Ta-go ngắn và hay nhất
Phân tích lý luận hàng hóa sức lao động trên thực tiễn hiện nay
Phân tích 2 câu luận bài Thương vợ đầy đủ nhất
Phân tích Việt Bắc Ta đi ta nhớ những ngày
Cách phân tích bài thơ Cảnh ngày hè ngắn nhất
Cách phân tích bài thơ Cảnh ngày hè ngắn nhất