Phân tích chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm ” Chí Phèo “

Mời bạn đọc tham khảo bài phân tích chi tiết “bát cháo hành” dành cho học sinh giỏi dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Tác phẩm “Chí Phèo” và hình ảnh “bát cháo hành” trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao đã mang tới cho đọc giả nhiều sắc thái ý nghĩa ẩn dụ vô cùng độc đáo.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích chi tiết “bát cháo hành” học sinh giỏi

Dưới đây sẽ là dàn ý phân tích chi tiết “bát cháo hành” học sinh giỏi giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.

Mở bài phân tích tác phẩm “Chí Phèo” và chi tiết “bát cháo hành”:

– Đôi nét về nhà văn Nam Cao cùng với truyện ngắn “ Chí Phèo ”: Nhà văn Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà báo kháng chiến, một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Giữa danh sách các sáng tác nổi bật của ông, nổi bật lên tác phẩm “ Chí Phèo “, truyện ngắn phản ánh tầng sâu tư tưởng, nội tâm của nhà văn thời bấy giờ.

– Tình tiết nghệ thuật của các tác phẩm dù không nhiều, song có nhiều điểm thực sự đóng vai trò hết sức quan trọng cho quá trình truyền tải nội dung và đề tài tác phẩm. Và truyện ngắn “Bát cháo hành” của Chí Phèo là một chi tiết nghệ thuật như vậy!

Thân bài phân tích chi tiết “bát cháo hành”

Thời điểm:

– Hình ảnh “bát cháo hành” được xuất hiện ở phần giữa câu truyện.

– Sau khi Chí Phèo gần gũi về thân xác cùng Thị Nở tại vườn chuối, ngày hôm ấy, Chí Phèo nhiễm cảm. Và Thị Nở là người tự về nhà làm cháo hành để đem đến cho Chí Phèo.

Bát cháo hành qua suy nghĩ của Chí Phèo:

– Bát cháo vẫn còn nóng hổi…

– Hơi nóng xông vào mũi cũng đủ làm cho hắn thấy nhẹ nhõm.

– Cảm nghĩ: “Cháo mới thơm làm sao!”- bát cháo ấy chính là sự quan tâm của Thị với hắn.

– Bát cháo nóng làm Chí Phèo thấy “ngạc nhiên” và “mắt như ươn ướt”. Vì đây là lần đầu trong cuộc đời hắn nhận được gì đó từ một người đàn bà.

– Bát cháo khiến hắn thấy “bâng khuâng”.

– Chí Phèo nhận thấy bát cháo hành ngon đến mức kì lạ.

⇒ Bát cháo hành vô cùng giản dị nhưng lại khiến Chí Phèo cảm thấy rất ngon, món ăn khiến hắn lần đầu và cũng là lần duy nhất cảm nhận thấy sự quan tâm rõ rệt như vậy. Giúp đánh thức con người tốt đẹp đã bị xã hội vùi lấp trong con người Chí Phèo bao lâu nay.

Ý nghĩa chi tiết “bát cháo hành”

– Phương diện nội dung: Hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo?

+ Thể hiện sự yêu thương mà Thị Nở dành cho Chí phèo.

+ Là đại diện hương vị của tình yêu thương, sự quan tâm.

– Phương diện nghệ thuật:

+ Làm nổi bật hơn nét tính cách, tâm lí và những bi kịch cuộc đời của Chí Phèo.

+ Là chi tiết mà nhà văn mang đến triết lí sâu sắc rằng: Sức mạnh của tình người giúp cảm hóa và giáo dục con người ta.

+ Đây cũng là chi tiết chính giúp cho cốt truyện được phát triển đặc sắc.

Kết bài phân tích chi tiết “bát cháo hành”

– Khẳng định thêm một lần nữa ý nghĩa nhân văn của chi tiết bát cháo hành ở tác phẩm: Sự khơi gợi được con người hiền lành, tốt đẹp trong tâm hồn Chí và trong việc thể hiện rõ chủ đề, tư tưởng tác phẩm.

– Qua bài phân tích chi tiết “bát cháo hành” phía trên, nêu lên cảm nhận của bản thân về chi tiết rất đặc sắc này.

Tổng hợp các đề bài phân tích hình ảnh “bát cháo hành” trong tác phẩm

“Bát cháo hành” là hình ảnh rất quan trọng trong tác phẩm. Dưới đây là tổng hợp các đề bài phân tích hình ảnh “bát cháo hành” trong tác phẩm “Chí Phèo” để bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng làm tư liệu phân tích trong quá trình học.

Đề bài: Viết bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo?

Dưới đây là bài làm mẫu đối với đề văn yêu cầu phân tích hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo?

Nhà văn Nam Cao – cây bút hiện thực xuất sắc của lịch sử văn chương Việt Nam ở thời kỳ những năm 1930-1945. Nhà thi sĩ tài năng cùng với truyện ngắn “Chí Phèo” mô tả về cuộc sống của những người dân trước khi trải qua cách mạng tháng Tám. Họ phải chịu sự áp bức đến nỗi “không còn ra hình người”. Hình ảnh bát cháo hành, do Thị Nở đưa cho nhân vật chính – Chí Phèo, là biểu tượng của sự yêu thương, đánh thức lương tâm Chí và trao hắn sự tin tưởng và hi vọng. Phân tích chi tiết “bát cháo hành” ta thấy đây là hình ảnh nghệ thuật có ý nghĩa nhân đạo, nhân ái to lớn. Hình ảnh đọng lại trong chúng ta những băn khoăn, day dứt.

Mỗi hình ảnh, nhân vật hay các chi tiết nhỏ cũng là tư tưởng, cảm xúc và chủ ý của nhà văn trao gửi. Không phải vô tình mà nhà văn Nam Cao đã đưa đến nhân vật Thị Nở, với món cháo rất giản dị nhưng có ý nghĩa lớn lao về mặt tư tưởng và tinh thần đối với nhân vật Chí. Đồng thời hình ảnh này cũng đã mang đến những thành công trong việc tạo nên nét đặc sắc riêng biệt ở tác phẩm này của tác giả.

Trước hết, hình ảnh “bát cháo hành” được xuất hiện ở phần giữa truyện ngắn. Sau khi tình cờ Thị Nở gặp Chí Phèo và được trời sắp đặt, đã đưa hai trái tim rung động ấy tìm được nhau. Trận ốm cùng cơn sốt đến bất ngờ tối hôm đó xảy đến cho Chí, làm Thị Nở động lòng thương cho hắn. Suy nghĩ ” Cái thằng liều lĩnh ấy…queo một mình” của Thị xuất hiện. Thị đã không thể lãng quên câu chuyện đêm ngày hôm qua và không đành lòng bỏ hắn vì: “Bỏ hắn lúc …như vợ chồng”. Niềm thương cảm cùng tình yêu đã khiến thị làm bát cháo này cho Chí chỉ để mong rằng hắn sẽ bình phục.

Tiếp đó, là những từ ngữ miêu tả chân thực cảm xúc về bát cháo hành trong tâm tưởng của Chí Phèo. Từ bé đến nay, Chí vốn bị nhiều người dân xua đuổi, bị cho là quỷ ám của làng. Vì ai cũng đều sợ hãi, cũng như những người đi ngang qua lại đều không để ý về sự xuất hiện và tồn tại của Chí. Cử chỉ ấm áp, ân cần của Nở trong tô cháo này đã khiến hắn bất ngờ và cảm động. Đây là lần đầu trong đời hắn thấy người lạ vậy, sự chăm sóc bởi bàn tay của một người phụ nữ làm hắn cảm động ” mắt hắn hình như ươn ướt “.

Cuối cùng, tác giả miêu tả vai trò to lớn của tình yêu thương thông qua ý nghĩa chi tiết bát cháo hành. Cùng tình yêu chân thật của Thị, khiến Chí hi vọng, khát khao sẽ được làm con người tử tế và có một cuộc sống tốt đẹp. Thị Nở đã mở cửa đón hắn quay trở lại, đó là cầu nối gắn kết hắn với cuộc sống bên ngoài: “Bát cháo của thị … chỉ gây thù?”. Chí được tái sinh với khát khao về với cuộc sống giản dị của một con người bình dị giống bao con người khác: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, …người biết bao”.

Dường như chìm sâu dưới hương vị cháo hành ấy, là cuộc đời của chính hắn nhưng bị định kiến xã hội cướp mất quyền làm con người. Hắn lại hét lớn ” Ai cho tao lương thiện? … trên mặt này?” Tiếng kêu ấy quằn quại và đau khổ đến tột cùng, không có cách nào khác ngoài giải thoát bằng cái chết. Từ một điều tưởng như bình thường, giản dị như bát cháo hành, dưới cái tâm cùng tấm lòng nhân ái của Nam Cao, đã trở thành một vết dao cắt rỉ máu trái tim đã từng bị chai sần trong Chí. Bây giờ, hắn đắm chìm trong đau khổ tìm sự giải thoát. Viết ra được những câu văn như thế, chỉ có sự tài năng của Nam Cao mới biểu đạt được việc ấy.

Qua hình ảnh tô cháo này, có thể cảm nhận nét đẹp nhân cách, cái đẹp tinh thần của người phụ nữ đần độn, xấu xí ma chê quỷ hờn, đã thế còn thêm nghèo khó và bệnh tật. Cái xấu xí của cuộc đời đã tụ hội hết nơi Thị Nở. Nam Cao đã “ưu ái” dành cả một đoạn viết rất rõ ràng, chi tiết khi miêu tả về ngoại hình của thị: “Cái mặt của thị đích … hóa công”. Ấy vậy mà Thị vẫn là một con người giàu lòng nhân ái, có sự vị tha, biết thông cảm san sẻ cho Chí.

Tác giả rất tin tưởng ở bản chất lương thiện của con người chúng ta. Thông qua tác phẩm này, ông khẳng định lòng nhân ái mới có thể chiến thắng mọi tội lỗi. Bản chất nhân ái cùng khao khát yêu thương là đức tính vốn có, đẹp đẽ của con người. Đức tính này sẽ không thể biến mất đi cho dù cái ác có đoạt lấy tâm hồn. Nhưng khi gặp sự tỏa sáng của tình yêu thương thì sẽ bùng lên mạnh mẽ. Chi tiết bát cháo này cho thấy ngòi bút nhân đạo, sâu sắc của người thi sĩ tài hoa Nam Cao.

“Bát cháo hành” dù chỉ xuất hiện dưới vai trò là một tình tiết phụ trong toàn bộ truyện ngắn. Song chi tiết này có ý nghĩa lớn lao khi nó khởi đầu cho những chuyển biến tâm lý của Chí Phèo. Đồng thời đây cũng là dấu mốc đổi thay để con người Chí biết sống đúng với bản thân mình. Chi tiết bát cháo hành, làm cho ta liên tưởng tới tô cháo cám của bà cụ Tứ khi phân tích truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Đó cũng là thứ cháo giản dị đời thường, món ăn của lòng nhân ái, yêu thương rất đẹp đẽ giữa người với người.

Như vậy với tài hoa của tác giả Nam Cao, hình tượng bát cháo hành trong tiểu thuyết “Chí Phèo” trở nên giàu tính nghệ thuật và ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc. Một mặt lên án xã hội tàn ác đã dồn những người nông dân hiền lành, lương thiện vào bước đường cùng, biến chất thành quỷ dữ. Một mặt tác phẩm ngợi ca nhân cách cao đẹp, giàu lòng nhân ái của họ. Truyện ngắn cùng hình ảnh bát cháo hành chất chứa hương vị tình người sẽ còn đọng mãi trong tâm trí bạn đọc bao thế hệ sau này.

Đề bài: Viết bài văn nêu lên ý nghĩa chi tiết “bát cháo hành” ngắn gọn

Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc của lịch sử văn chương Việt Nam trong thời kỳ 1930-1945. Một trong số đó là tác phẩm nổi tiếng “Chí Phèo” với hình tượng nhân vật chính là một người nông dân tên Chí có số phận bất hạnh. Truyện ngắn nhiều chi tiết đặc sắc, nhân văn nhưng nổi bật trong số đó là chi tiết “bát cháo hành”, Chí Phèo được Thị Nở nấu cho. Bát cháo đó là biểu tượng của sự yêu thương đã đánh thức lương tâm Chí, trao cho hắn hơi ấm tình người và nhen nhóm hi vọng hoàn lương. Đây là hình ảnh nghệ thuật có ý nghĩa to lớn trong truyện ngắn, đọng lại nơi bạn đọc nhiều băn khoăn, day dứt.

Mở đầu câu truyện là hình ảnh nhân vật Chí cô đơn ngay từ khi mới sinh, không cha không mẹ, không người thân thích. Sau 20 năm được dân làng Vũ Đại nuôi nấng nên người, Chí trở thành người nông dân hiền lành, chất phác, cày thuê kiếm sống trong gia đình nhà Bá Kiến. Trong một lần ghen tuông vô lí của lão Bá Kiến, Chí bị đưa đi đày ở tù trong sự đau đớn và tủi nhục. Ra tù, Chí từ một người nông dân lương thiện bỗng trở thành một tên tội phạm làm cả làng Vũ Đại khiếp sợ. Hắn chìm đắm trong các trận say rượu liên miên. Chí ôm bụng ăn vạ và chấp nhận làm tay sai chuyên đi thu thuế mướn giúp lão Bá Kiến nhằm có tiền mua rượu.

Trong một lần say rượu, Chí được gặp gỡ với Thị Nở. Hai con người khốn khổ nhất của làng Vũ Đại và của xã hội cuốn lấy nhau. Sau đêm hôm đó, Chí lên cơn ốm sốt. Thị đã làm cho hắn bát cháo hành để hạ sốt. Bát cháo đó làm Chí vô cùng kinh ngạc. Hết kinh ngạc thì Chí thấy trong lòng hắn quặn lại vì tủi thân. Đây là lần đầu hắn cảm nhận được hương vị tình người, hương vị của sự quan tâm chân thành. Xưa nay, đâu có ai coi hắn tồn tại, không cả buồn trò chuyện với hắn. Vậy mà giờ đây, chỉ sau một đêm, Chí Phèo cảm nhận rõ rệt được thứ mà người ta gọi là tình yêu.

Hương vị bát cháo hành đã làm cho Chí tỉnh táo sau những trận say kéo dài liên miên, và nhiều năm tháng chìm đắm trong men rượu. Lúc này, tình người đang sôi sục trong Chí. Hương cháo hành đã làm Chí tỉnh thức. Và giờ đây Chí đang rơi vào một tình yêu với Thị Nở, thứ tình cảm hắn chưa bao giờ biết đến.

Dù trên khuôn mặt Chí chỉ toàn những vết sẹo chằng chịt trông lưu manh, gớm ghiếc. Song ở tận sâu trong đôi mắt ấy, Chí đang khao khát muốn trở về làm người bình thường. Bởi bát cháo ấy được nấu bằng thứ tình yêu chân thật, tấm lòng nhân hậu của thị Nở và từ đáy lòng cảm thông, thương xót của tác giả Nam Cao. Yêu nhau, được chăm chút là điều thường tình. Nhưng với Chí thì việc đó xúc động và đáng trân trọng hơn nữa.

Nhà văn Nam Cao đã vô cùng tinh tế khi tạo ra hình tượng bát cháo hành cho người đọc nhận thấy chính tình người mới là điều đáng yêu nhất và đáng quý nhất. Và tình người là thứ không quan trọng giàu nghèo hay sang hèn. Giống như hương vị bát cháo hành đã xoa dịu cuộc đời Chí và làm Chí tìm lại được nhân tính trong con người của anh. Chỉ tiếc rằng, giữa cuộc đời đó, Chí chỉ là một người đàn ông có thân phận thấp kém, luôn bị chế độ phong kiến chà đạp.

Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý chi tiết, phân tích “bát cháo hành”, ý nghĩa chi tiết “bát cháo hành”,… trong tác phẩm Chí Phèo. Qua bài phân tích chi tiết “bát cháo hành” phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.

Xem thêm: Phân tích mây và sóng của nhà thơ R.Ta-go ngắn và hay nhất

Phân Tích, Văn Học -