Phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” chọn lọc hay nhất

Phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, sông Hương được coi như một chứng nhân lịch sử dân tộc. Đọc ngay dàn ý, soạn văn đầy đủ nhất!

Mời bạn đọc tham khảo một trong những bài phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường hay và đặc sắc nhất dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài văn đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Dưới đây là dàn ý phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, hy vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân tích và cảm nhận rõ hơn nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Dàn ý sẽ giúp các bạn sắp xếp những ý chính, quan trọng và cần thiết để giúp các bạn có được điểm cao trong quá trình viết văn nhé.

Mở bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

– Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

– Nêu luận điểm khái quát về nội dung của đoạn trích.

Thân bài phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Vẻ đẹp của sông Hương qua Thủy trình của nó (phần 1):

* Sông hương vùng thượng nguồn:

– Sông Hương trước hết là một bản trường ca của rừng già. Phần lớn độ dài của dòng sông chảy qua địa hình rừng núi.

+ Dữ dội, hiểm trở.

+ Dịu dàng, say đắm.

– Sông Hương đã sống nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại.

– Khi ra khỏi rừng “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ”, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

* Sông Hương vùng ngoại vi thành phố Huế:

– So sánh: Khi ra khỏi rừng già, sông Hương tiếp tục được ví như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. 

– Dòng chảy thay đổi “như một cuộc tìm kiếm có ý thức”: Vừa ra khỏi vùng núi, từ ngã ba tuần.

– Vẻ đẹp của sắc nước.

– Cảnh vật đôi bờ sông Hương.

* Vẻ đẹp của sông Hương giữa lòng thành phố Huế:

– Khi nhìn thấy người tình từ xa:

+ Tâm trạng: Vui tươi hẳn lên.

+ Dòng chảy kéo một nét thẳng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.

– Sông Hương soi bóng kinh thành Huế:

+ Cảnh vật hai bên bờ sông.

+ Tốc độ dòng chảy.

– Sông Hương khi từ biệt Huế để ra biển: Lưu luyến, bịn rịn.

* Mối quan hệ giữa sông Hương với lịch sử và văn hóa Huế:

– Thời các vua Hùng “sông Hương là dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước”. 

– Thế kỉ 15, 18, 19.

– Cách mạng tháng 8 năm 1945.

– Năm 1980: Đón tiếp đoàn đại biểu của hội nghị tổng kết chiến tranh.

Kết bài phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

– Khái quát lại nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

– Rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ mở rộng.

Soạn văn phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Sau đây là phần soạn văn phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” hữu ích nhất cho công cuộc học tập của độc giả. Dưới sự chọn lọc cẩn thận, hi vọng chúng sẽ có ích cho trong quá trình viết văn của bạn.

Bố cục “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam. Bài thơ đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng độc giả bởi bố cục nổi bật của bài khiến cho nhiều bạn đọc thắc mắc với câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Nằm ở phần đầu của bài bút kí, bài văn đã khắc họa vẻ đẹp của sông Hương qua thủy trình của dòng sông với lịch sử của Huế. Bài văn được chia làm hai phần rõ ràng và cuốn hút người đọc bởi vẻ đẹp của sông Hương qua thủy trình của nó và mối quan hệ giữa sông Hương với lịch sự và văn hóa Huế thơ.

Sông Hương vùng thượng nguồn trước hết là một bản trường ca của rừng già. Phần lớn độ dài của dòng sông chảy qua địa hình rừng núi vô cùng hiểm trở và dữ dội “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”,… nhưng cũng dịu dàng mà đắm say “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ”. Tác giả đã sử dụng câu văn dài, nhịp ngắn có điệp cấu trúc và điệp từ mạnh, tạo âm hưởng hào hùng về sông Hương. Con sông ấy không chỉ mang vẻ đẹp hùng tráng dữ dội giữa đại ngàn mà còn mang vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng đậm chất thơ.

Khi ra khỏi rừng “sông Hương nhanh … dịu dàng và trí tuệ”, trở thành người … văn hóa xứ sở”. Lúc này sông Hương đã mang một vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm, đây là cái nhìn rất mới mẻ, sâu sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sự cống hiến ấy âm thầm, lặng lẽ trải dài theo thời gian tạo nên nét đẹp riêng cho sông Hương. Ở vùng ngoại vi thành phố, dòng chảy thay đổi “như một cuộc tìm kiếm có ý thức”. Cảnh vật đôi bờ sông Hương “nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững… Tam Thái, Lưu Bảo”. 

Qua vẻ đẹp của sông hương vùng ngoại vi thành phố Huế ta không chỉ thấy được tấm lòng và tình yêu xứ sở của tác giả mà còn thấy được tài năng nghệ thuật của nhà văn này đã biến thủy trình của sông Hương thành thủy trình của người con gái đẹp đến với người tình mong đợi của mình. Khi nhìn thấy người tình từ xa, nó có tâm trạng khác hẳn, “vui tươi hẳn lên”. Để rồi sông Hương khi từ biệt Huế để ra biển thì lại “bịn rịn”, “lưu luyến”. 

Mối quan hệ giữa sông Hương với lịch sử và văn hóa Huế là mối quan hệ trường tồn. Dòng sông Hương đã đi vào thơ ca từ xưa đến nay và trở thành người truyền cảm hứng bất tận cho thi nhân muôn đời. Mỗi một nhà thơ đều có những phát hiện và khám phá riêng về vẻ đẹp của dòng sông này. Hơn nữa, dòng thơ ca ấy còn hòa nhịp với cuộc sống êm đềm, trầm tư của Huế để làm nên nét đặc sắc riêng của quê hương xứ sở.

Ý nghĩa bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” nằm ở phần đầu của bài bút kí, bài văn đã khắc họa vẻ đẹp của sông Hương qua thủy trình của dòng sông với lịch sử của Huế. Bằng ngòi bút tinh hoa và sắc sảo của mình, ông đã vẻ lên một bức tranh vô tri thành bức tranh có hồn mang hương vị của sông Hương. Tại sao ông lại đặt một cái tên dài cho nhan đề như vậy? Một cái tên ngắn hơn như sông Hương có phải sẽ làm người đọc dễ hiểu hơn không. Sở dĩ ông đặt như vậy là muốn độc giả biết được cội nguồn của cái tên sông Hương ấy.

Người dân xứ Huế, đặc biệt là buôn làng Thành Chung có một huyền thoại truyền tai con cháu rằng người dân làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Và cũng chính vì yêu mến con sông dịu dàng ấy mà nhân dân hai bờ đã nấu nước của hàng trăm loài hoa gieo xuống sông để cho nó có hương thơm đặc trưng của hoa cùng rau thơm vùng ấy.

Vậy ra sông Hương là từ hương hoa mà ra, có quá nhiều người đã tạo nên vẻ đẹp cho dòng sông ấy. Bởi thế mà mới có cái tên “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Mối quan hệ giữa sông Hương với lịch sử và văn hóa Huế là mối quan hệ trường tồn. Dòng sông Hương đã đi vào thơ ca từ xưa đến nay và trở thành người truyền cảm hứng bất tận cho thi nhân muôn đời.

Nội dung bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Sông Hương là từ hương hoa mà ra, có quá nhiều người đã tạo nên vẻ đẹp cho dòng sông ấy. Bởi thế mà mới có cái tên “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Sông Hương vùng thượng nguồn trước hết là một bản trường ca của rừng già. Phần lớn độ dài của dòng sông chảy qua địa hình rừng núi vô cùng hiểm trở và dữ dội “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”, … nhưng cũng dịu dàng mà đắm say “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ”. 

Sông Hương đã sống nửa cuộc đời của mình “như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”. Rừng già đã tôi luyện cho nó bản tính gan dạ, một tâm hồn tự do phóng khoáng. Chỉ bằng hình ảnh so sánh, tác giả đã khẳng định được nét tính chất riêng, rất đa dạng, vừa tự nhiên lại vừa hoang dã, vừa trẻ trung trong sáng của sông Hương. Đặc điểm này là do rừng già Trường Sơn hun đúc nên.

Để rồi khi ra khỏi rừng, nó đã mang một vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm, đây là một cái nhìn rất mới mẻ, sâu sắc của tác giả, sự cống hiến ấy âm thầm lặng lẽ trải dài theo thời gian tạo nên nét đẹp riêng cho sông Hương. Với chiều dài lịch sử cùng với văn hóa Huế, đã tồn tại một mối quan hệ khăng khít giữa sông Hương và xứ Huế mộng mơ.

Thời kỳ các vua Hùng “sông Hương là dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước”. Vào thế kỉ 15, “trong sách địa dư của Nguyễn Trãi nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của tổ quốc”. Cách mạng tháng 8 năm 1945 nó đã đi vào thời đại cách mạng bằng những chiến công “rung chuyển”.

Nhìn xuyên suốt thời gian lịch sử, sông Hương được coi là một chứng nhân của lịch sử dân tộc với bao biến động thăng trầm, sống như một người anh Hùng, một con người thân yêu của quê hương. Sông hương là một dòng sông thơm thảo của nghĩa tình, là kết tinh của những những tình cảm sâu nặng của người dân Châu Hóa dành cho quê hương, xứ sở và đất nước mình.

Trên đây là toàn bộ các bài phân tích mẫu cho đề bài phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Qua những bài văn, đoạn văn, cảm nhận phía trên, hi vọng các bạn có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường. 

Xem thêm: Phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng” – Xuân Quỳnh chọn lọc nhất

Phân Tích, Văn Học -