Phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng” – Xuân Quỳnh chọn lọc nhất

Phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng” ta thấy trạng thái, cảm xúc tinh tế trong tình yêu. Đọc ngay dàn ý, tổng hợp một số dạng đề văn đầy đủ nhất!

Mời bạn đọc tham khảo một trong những bài phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng” của Xuân Quỳnh hay và đặc sắc nhất dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài thơ đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng”

Dưới đây là dàn ý phân tích hai khổ đầu bài “Sóng”, hi vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân tích và cảm nhận rõ hơn nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Dàn ý sẽ giúp các bạn sắp xếp những ý chính, quan trọng và cần thiết để giúp các bạn có được điểm cao trong quá trình viết văn nhé.

Mở bài “Sóng” khổ 1 2

– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, khổ 1 2 bài thơ “Sóng”.

– Nêu luận điểm khái quát về nội dung của đoạn trích.

Thân bài phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng”

* Khổ 1: Những trạng thái của sóng và cảm xúc trong tình yêu:

Hai câu thơ đầu: Những trạng thái và đặc điểm của sóng.

– Nghệ thuật đối và tính từ đặc sắc:

+ “Dữ dội” đối với “dịu êm”.

+ “Ồn ào” đối với “lặng lẽ”.

– Miêu tả những trạng thái đối nghịch nhau của sóng.

– 2 câu thơ đã vẽ nên hình ảnh những con sóng biển lúc trào dâng mãnh liệt gào thét cùng phong ba bão táp cũng có lúc lại trở nên êm dịu, nhẹ nhàng, lăn tăn xao động trên mặt nước.

– Đây là hình ảnh ẩn dụ, soi mình vào sóng, người con gái cũng cảm thấy nét tương đồng giữa trạng thái, đặc điểm của sóng với những chuyển biến trong tình yêu.

– Nếu sóng biển biến hóa khôn lường thì trạng thái tâm lý của con người khi yêu cũng vậy, có nhiều lúc mãnh liệt, cháy bỏng, đam mê nhưng cũng có lúc dịu dàng, e ấp.

– Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, người đọc vừa có thể vừa cảm nhận được tiếng sóng vừa cảm nhận được tiếng sóng lòng.

– Qua đó thấy được sự nhạy cảm và sự quan sát tinh tế của nữ thi sĩ.

– Điệp từ “và”: Thêm vào để khẳng định những trạng thái cảm xúc ấy tuy đối lập nhau nhưng lại góp phần bổ sung và làm phong phú đa dạng thêm cho tình yêu của nhà thơ.

Hai câu thơ sau:

– Không gian “sông” là môi trường chật hẹp, gò bó đôi bờ, “bể” là không gian rộng, bất tận.

– Dù sông và bể đều là những không gian làm nên đời sống nhưng chỉ khi sống trong biển khơi thì “sóng” mới được thỏa sức vẫy vùng, thỏa niềm đam mê.

– Từ “mình”: Là sóng, là em.

– Đây là quan điểm mới mẻ, hiện đại nhưng cũng đi ngược lại với tư tưởng tình yêu truyền thống.

* Khổ 2: Khát vọng tình yêu muôn đời:

Hai câu thơ đầu:

– Thán từ “ôi”, cảm xúc của người con gái khi yêu chân thành, tự nhiên xuất phát từ trái tim đầy yêu thương.

– Nghệ thuật đối giữa “ngày xưa” là khoảng thời gian trong quá khứ, “ngày sau”: Khoảng thời gian trong tương lai.

– Từ “vẫn thế”: Khẳng định bất chấp sự thay đổi của tạo hóa, sóng vẫn giữ nguyên được cho mình những trạng thái, tình cảm như thuở ban đầu “dữ dội và dịu êm, ồn ào mà lặng lẽ”.

Hai câu thơ sau:

– Từ láy “bồi hồi”: Đã diễn tả được chính xác và tinh tế những cảm xúc rạo rực, đắm say trong tình yêu. Tình yêu của tác giả nói riêng và trong thơ Xuân Quỳnh nói chung cô không hề giấu diếm những trạng thái, cảm xúc ấy mà diễn tả đầy chân thành, tha thiết.

– Ẩn dụ “ngực trẻ”: Chỉ tuổi trẻ và trái tim tình yêu.

– Vì thế con người ta có thể bất chấp thời gian và không gian để yêu và được yêu.

Kết bài phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng”

– Khái quát lại nội dung tác phẩm và đoạn trích.

– Rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ mở rộng.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng”

Sau đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng” hữu ích nhất cho công cuộc học tập của độc giả. Dưới sự chọn lọc cẩn thận, hi vọng chúng sẽ có ích cho trong quá trình viết văn của bạn.

Đề bài: Viết bài văn cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài “Sóng”

Thầy Chu Văn Sơn từng nói rằng: “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời”. Nó tha thiết, nó nồng nàn, nó chung thủy biết bao. Và “Sóng” của Xuân Quỳnh chính là tác phẩm tượng trưng cho tình yêu bất diệt. Đặc biệt là hai khổ đầu của bài thơ “Sóng”.

Ngay những câu thơ mở đầu, ta sẽ cảm nhận được những trạng thái của sóng và cảm xúc trong tình yêu vẻn vẹn trong 4 câu thơ:

“Dữ dội và dịu êm

Sóng tìm ra tận bể”

Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đối và tính từ đặc sắc “dữ dội” đối với “dịu êm”, “ồn ào” đối với “lặng lẽ”. Nó miêu tả những trạng thái đối nghịch nhau của sóng. 2 câu thơ đã vẽ nên hình ảnh những con sóng biển lúc trào dâng mãnh liệt gào thét cùng phong ba bão táp cũng có lúc lại trở nên êm dịu, nhẹ nhàng, lăn tăn xao động trên mặt nước.

Đây là hình ảnh ẩn dụ, soi mình vào sóng, người con gái cũng cảm thấy nét tương đồng giữa trạng thái, đặc điểm của sóng với những chuyển biến trong tình yêu. Nếu sóng biển biến hóa khôn lường thì trạng thái tâm lý của con người khi yêu cũng vậy, có nhiều lúc mãnh liệt, cháy bỏng, đam mê nhưng cũng có lúc dịu dàng, e ấp.

Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, người đọc vừa có thể vừa cảm nhận được tiếng sóng vừa cảm nhận được tiếng sóng lòng. Qua đó thấy được sự nhạy cảm và sự quan sát tinh tế của nữ thi sĩ. Không chỉ vậy, tác giả còn dùng điệp từ “và” hai lần với mục đích thêm vào để khẳng định những trạng thái cảm xúc ấy tuy đối lập nhau nhưng lại góp phần bổ sung và làm phong phú đa dạng thêm cho tình yêu của nhà thơ.

Sang đến 2 câu sau “Sóng không hiểu…. tận bể”. Không gian “sông” là môi trường chật hẹp, gò bó đôi bờ, “bể” là không gian rộng, bất tận. Dù “sông” và “bể” đều là những không gian làm nên đời sống nhưng chỉ khi sống trong biển khơi thì “sóng” mới được thỏa sức vẫy vùng, thỏa niềm đam mê.

Để rồi, từ đó khát vọng tình yêu muôn đời của nhà thơ được bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết qua khổ thơ thứ hai:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ” 

Thán từ “ôi” được thốt lên thể hiện cảm xúc của người con gái khi yêu chân thành, tự nhiên xuất phát từ trái tim đầy yêu thương. Kết hợp với nghệ thuật đối giữa “ngày xưa” là khoảng thời gian trong quá khứ, “ngày sau” là khoảng thời gian trong tương lai. Chúng gợi ra khoảng thời gian lâu dài giữa quá khứ hiện tại và tương lai trong dòng chảy thời gian bất tận ấy, mọi thứ đều có thể đổi thay, bao gồm cả con người.

Từ “vẫn thế” khẳng định bất chấp sự thay đổi của tạo hóa, sóng vẫn giữ nguyên được cho mình những trạng thái, tình cảm như thuở ban đầu “dữ dội và dịu êm, ồn ào mà lặng lẽ”. Xuân Quỳnh mượn sóng, nói biển cũng là để nói về tình yêu dù xưa hay nay, thì tấm lòng và tình yêu ấy vẫn luôn luôn giữ được trạng thái cảm xúc phong phú, đa dạng và chính nó đã làm nên sức hấp dẫn cho tình yêu.

Là một người con gái còn đang e ấp, trở mình mấy ai mà không khát khao tình yêu cháy bỏng và chung thủy. Xuân Quỳnh – bà cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là khi bà đã trải qua một đời chồng không mấy hạnh phúc. Hai câu thơ cuối của khổ thứ hai làm cho ta cảm thấy như nghẹt thở qua từng con chữ:

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Hai chữ “khát vọng” đã nói lên hoài bão của tác giả. Từ láy “bồi hồi” đã diễn tả được chính xác và tinh tế những cảm xúc rạo rực, đắm say trong tình yêu. Tình yêu của tác giả nói riêng và trong thơ Xuân Quỳnh nói chung cô không hề giấu diếm những trạng thái, cảm xúc ấy mà diễn tả đầy chân thành, tha thiết.

Cùng với hình ảnh ẩn dụ được đan cài hết sức có chủ đích “ngực trẻ” để chỉ tuổi trẻ và trái tim tình yêu. Nơi trái tim ấm nóng còn đang thôi thúc đập từng nhịp, thì vẫn chói lên một tình yêu mãnh liệt khát khao muôn đời. Xuân Quỳnh đã dùng cái không đổi của thiên nhiên để khẳng định cái vĩnh hằng trong tình yêu đôi lứa. Tình yêu mãi mãi là thuộc tính, là khát vọng muôn đời muôn kiếp, mà nhất lại là những người tuổi trẻ như bà. Vì vậy mà Xuân Diệu đã từng viết như thế này:

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào”

Thật đúng phải không nào? Cha mẹ ban cho ta trái tim thuần khiết, ban cho ta sự sống và tình yêu thương, không có kẻ nào mà trái tim sắt đá không cảm xúc cả. Chỉ là họ chưa được khai phá mà thôi. Bởi vì thế mà con người ta có thể bất chấp thời gian và không gian để yêu và được yêu, dẫu có muôn trùng cách trở, vạn sự gian nan. Nhưng họ mãi sẽ hướng tới cái đẹp, nơi mà tình yêu đâm chồi, nảy nở và viên mãn.

Bằng tài năng nghệ thuật bà bút pháp sắc sảo của mình, kết hợp với thể thơ 5 chữ với nhịp thơ ngắn, dồn dập, Xuân Quỳnh đã diễn tả cảm xúc, nhịp điệu của sóng biển và sóng lòng một cách chân thật và cảm xúc nhất. Từ ngữ giản dị, tự nhiên, gợi hình gợi cảm và có sức sáng tạo độc đáo góp phần diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

Chưa dùng lại, bà còn sử dụng khéo léo hiệu quả các biện pháp nghệ thuật tu từ cùng với nhịp điệu linh hoạt. Tất cả điều đó đã làm nên thành công cho đứa con tinh thần “Sóng”. Bài thơ ấy như ngấm vào hàng triệu triệu trái tim con người Việt Nam một cách tự nhiên nhất. Có lẽ phải là một người có kinh nghiệm trải đời sâu sắc, học rộng hiểu sâu, đồng cảm với số phận con người thì nhà thơ Xuân Quỳnh mới có thể viết lên những vần thơ lay động lòng người đến vậy. Trước sự rộng lớn của thiên nhiên, con người trở nên thật bé nhỏ và cô đơn.

Nói tóm lại, “Sóng” là nơi để nhà thơ giãi bày tâm sự cùng nỗi lòng của mình. Một quan điểm mới mẻ, hiện đại nhưng cũng đi ngược lại với tư tưởng tình yêu truyền thống được tác giả mạnh mẽ nói lên. Hãy đến với tình yêu đích thực, đối diện với cái mênh mang rộng lớn của cuộc đời con người thì mới có thể khám phá được hết chiều sâu tâm hồn và cả tình cảm của chính bản thân mình.

Đề bài: Viết bài văn phân tích nghệ thuật khổ 1 2 bài “Sóng”

Xuân Quỳnh như một cây xương rồng kiên cường và tuyệt vời giữa sa mạc, đã được vắt kiệt để làm nở những bông hoa quý của cuộc sống. Sở dĩ tôi nói vậy là bởi đọc thơ của Xuân Quỳnh, người ta không cảm giác tác giả đang cố ý làm thơ, mà thơ của cô ấy tự nhiên, mềm mại, là tiếng nói chân thật từ sâu thẳm tâm hồn, không hề gượng ép. Và “Sóng” của Xuân Quỳnh sẽ mở cánh cửa tâm hồn mang đến cho độc giả thế giới của tình yêu cùng với khát vọng muôn đời một tình yêu cháy bỏng. Khổ một và khổ 2 của bài Sóng là những cảm nhận tinh tế sâu sắc nhất của một trái tim biết yêu.

Ta sẽ cảm nhận được những trạng thái của sóng và cảm xúc trong tình yêu vẻn vẹn trong 4 câu thơ ở khổ 1:

“Dữ dội và dịu êm

Sóng tìm ra tận bể”

Xuân Quỳnh thật khéo khi sử dụng nghệ thuật đối để làm nổi bật hình ảnh ẩn dụ, soi mình vào sóng, người con gái cũng cảm thấy nét tương đồng giữa trạng thái, đặc điểm của sóng với những chuyển biến trong tình yêu. “Dữ dội” đối với “dịu êm”, “ồn ào” đối với “lặng lẽ”. Bức tranh được vẽ toát lên những trạng thái đối nghịch nhau của sóng. Chỉ với 2 câu thơ mà tác giả đã mở ra trước mắt người đọc hình ảnh những con sóng biển lúc trào dâng mãnh liệt gào thét cùng phong ba bão táp cũng có lúc lại trở nên êm dịu, nhẹ nhàng, lăn tăn xao động trên mặt nước.

Nếu sóng biển biến hóa khôn lường thì trạng thái tâm lý của con người khi yêu cũng vậy, có nhiều lúc mãnh liệt, cháy bỏng, đam mê nhưng cũng có lúc dịu dàng, e ấp. Sự tinh tế và nhạy cảm của nhà thơ còn được thể hiện qua ngôn ngữ giàu chất tạo hình, người đọc vừa có thể vừa cảm nhận được tiếng sóng vừa cảm nhận được tiếng sóng lòng.

Sang đến 2 câu sau “Sóng không…. tận bể”. “Sông” là một khoảng không gian môi trường chật hẹp, gò bó đôi bờ, dễ dàng nhìn thấy điểm cuối. Còn ở đây, nhà thơ sử dụng không phải từ “sông” thông thường mà bà chọn từ “bể”. “Bể” là khoảng không gian rộng, bất tận, bao la. Dù “sông” và “bể” đều là những không gian làm nên đời sống nhưng chỉ khi sống trong biển khơi thì “sóng” mới được thỏa sức vẫy vùng, thỏa niềm đam mê.

Nếu như khổ một ta chỉ thấy đặc tính trạng thái của sóng và cảm xúc trong tình yêu của Xuân Quỳnh thì sang khổ thứ hai, cảm xúc đơn giản ấy đã biến thành một tình yêu, một khát khao mãnh liệt hơn bao giờ hết:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ” 

Một lần nữa nghệ thuật đối được nhà thơ sử dụng tài tình giữa “ngày xưa” là khoảng thời gian trong quá khứ với “ngày sau” là khoảng thời gian trong tương lai. Chúng gợi ra khoảng thời gian lâu dài giữa quá khứ hiện tại và tương lai trong dòng chảy thời gian bất tận ấy, mọi thứ đều có thể đổi thay, bao gồm cả con người.

Dù cho thời gian có là trước kia hay hiện tai và cả tương lai, thì tình cảm của Xuân Quỳnh “vẫn thế”, vẫn mãi không đổi thay. Từ “vẫn thế” khẳng định bất chấp sự thay đổi của tạo hóa, sóng vẫn giữ nguyên được cho mình những trạng thái, tình cảm như thuở ban đầu “dữ dội và dịu êm, ồn ào mà lặng lẽ”.

Với một người con gái vừa bước ra khỏi cuộc hôn nhân đổ vỡ, không mấy hạnh phúc. Vì vậy mà nhà thơ khát khao tình yêu cháy bỏng và chung thủy hơn bất kì ai. Xuân Quỳnh mượn sóng, nói biển cũng là để nói về tình yêu dù xưa hay nay, thì tấm lòng và tình yêu ấy vẫn luôn luôn giữ được trạng thái cảm xúc phong phú, đa dạng và chính nó đã làm nên sức hấp dẫn cho tình yêu.

Hai câu thơ cuối của khổ thứ hai làm cho ta cảm thấy được rõ hoài bão của tác giả:

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

“Khát vọng” đã nói lên hoài bão của tác giả. Từ láy “bồi hồi” đã diễn tả được chính xác và tinh tế những cảm xúc rạo rực, đắm say trong tình yêu. Tình yêu của tác giả nói riêng và trong thơ Xuân Quỳnh nói chung cô không hề giấu diếm những trạng thái, cảm xúc ấy mà diễn tả đầy chân thành, tha thiết.

Không có kẻ nào mà trái tim sắt đá không cảm xúc cả. Bằng tài năng nghệ thuật bà bút pháp sắc sảo của mình, kết hợp với thể thơ 5 chữ với nhịp thơ ngắn, dồn dập, Xuân Quỳnh đã diễn tả cảm xúc, nhịp điệu của sóng biển và sóng lòng một cách chân thật và cảm xúc nhất. Từ ngữ giản dị, tự nhiên, gợi hình gợi cảm và có sức sáng tạo độc đáo góp phần diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Chưa dùng lại, bà còn sử dụng khéo léo hiệu quả các biện pháp nghệ thuật tu từ cùng với nhịp điệu linh hoạt.

Tất cả điều đó đã làm nên thành công cho đứa con tinh thần “Sóng”. Bài thơ ấy như ngấm vào hàng triệu triệu trái tim con người Việt Nam một cách tự nhiên nhất. Có lẽ phải là một người có kinh nghiệm trải đời sâu sắc, học rộng hiểu sâu, đồng cảm với số phận con người thì nhà thơ Xuân Quỳnh mới có thể viết lên những vần thơ lay động lòng người đến vậy. “Sóng” sẽ mãi là dàn giao hưởng truyền cảm hứng bất tận về tình yêu và khát vọng muôn đời cho muôn vàn thế hệ sau.

Đề bài: Viết bài văn phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng”

Cái quý nhất của thơ Xuân Quỳnh và Xuân Quỳnh là sự thật thà, chân chất trong tình bạn, với xã hội và cả trong tình yêu. Cô ấy không quanh co, không giấu giếm điều gì. Mỗi một dòng thơ đều bộc lộ nỗi niềm, một suy nghĩ của cô.

Đến với “Sóng”, ta sẽ bắt gặp tâm tư, suy nghĩ cùng khát khao về một tình yêu thủy chung, có yêu có ghét, có giận hờn nhưng hơn cả là một khát vọng về một tình yêu muôn đời qua hai khổ thơ đầu.

“Dữ dội và dịu êm

…………………

Bồi hồi trong ngực trẻ”

“Sóng” là một bài thơ đặc sắc về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách Xuân Quỳnh. Các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng thực sự tinh tế và khéo léo, điển hình là nghệ thuật đối được tác giả sử dụng 2 lần ở cả hai khổ.

Đến với những trạng thái, đặc tính của sóng, trạng thái đối nghịch của sóng được thể hiện qua nghệ thuật đối giữa “dữ dội” đối với “dịu êm”, “ồn ào” đối với “lặng lẽ”. 2 câu thơ đã vẽ nên hình ảnh những con sóng biển lúc trào dâng mãnh liệt gào thét cùng phong ba bão táp cũng có lúc lại trở nên êm dịu, nhẹ nhàng, lăn tăn xao động trên mặt nước. Với mục đích khẳng định những trạng thái cảm xúc ấy tuy đối lập nhau nhưng lại góp phần bổ sung và làm phong phú đa dạng thêm cho tình yêu của nhà thơ, tác giả sử dụng biện pháp điện từ “và” hai lần trong hai câu thơ.

Nhà thơ soi mình vào sóng, người con gái cũng cảm thấy nét tương đồng giữa trạng thái, đặc điểm của sóng với những chuyển biến trong tình yêu. Nếu sóng biển biến hóa khôn lường thì trạng thái tâm lý của con người khi yêu cũng vậy, có nhiều lúc mãnh liệt, cháy bỏng, đam mê nhưng cũng có lúc dịu dàng, e ấp. Đây là một hình ảnh ẩn dụ vô cùng đẹp, tràn đầy xúc cảm.

Để rồi, hai câu thơ cuối của khổ 1, tác giả đã nói lên một quan điểm hoàn toàn mới mẻ trong tình yêu: “Sóng không…. tận bể”. “Sông” và “bể” tuy nghĩa chung thì đều nói về miền sông nước bao la, rộng nhưng khi đi riêng thì “bể” lại mang nét bất tận, mênh mông hơn. Dù “sông” và “bể” đều là những không gian làm nên đời sống nhưng chỉ khi sống trong biển khơi thì “sóng” mới được thỏa sức vẫy vùng, thỏa niềm đam mê.

Từ “mình” ở đây là để chỉ “sóng” và cũng là chỉ “em”. Với tình cảnh đặc biệt nếu chỉ ở trong môi trường gò bó chật hẹp là “sông” thì sóng không đủ điều kiện để thỏa nỗi đam mê khát khao hay trở nên mạnh mẽ, lớn lao nên Xuân Quỳnh đã tự mình thực hiện hành trình đầy vất vả và tìm ra biển khơi rộng lớn, hòa mình cùng đại dương mênh mông.

“Mình” ở đây còn nói thay cho “em”. Từ hành trình của “sóng” nhà thơ đã liên tưởng đến khát vọng muôn đời trong tình yêu của người con gái khi yêu cũng như sóng vật, không chấp nhận một tình yêu sắp đặt, gò bó mà bà hướng mình tới một tình yêu đích thực, tự do. Bởi vậy mà người con gái ấy đã chủ động tìm kiếm tình yêu đích thực của đời mình mà “bể” cũng là hình ảnh biểu tượng cho tình yêu cao cả. Đến với tình yêu đích thực, đối diện với cái mênh mang rộng lớn của cuộc đời con người thì mới có thể khám phá được hết chiều sâu tâm hồn cùng tình cảm của chính mình. Đây cũng chính là quan điểm mới mẻ mà tôi muốn nói đến.

Bởi vậy mà mới có 4 câu thơ tiếp theo, khát vọng muôn đời ấy chính thức trở thành hoài bão, ước muốn trong tim của Xuân Quỳnh:

“Ôi con sóng ngày xưa

…………………………. 

Bồi hồi trong ngực trẻ” 

Với một người con gái vừa bước ra khỏi cuộc hôn nhân đổ vỡ, không mấy hạnh phúc. Vì vậy mà nhà thơ khát khao tình yêu cháy bỏng và chung thủy hơn bất kì ai. Xuân Quỳnh mượn sóng, nói biển cũng là để nói về tình yêu dù xưa hay nay, thì tấm lòng và tình yêu ấy vẫn luôn luôn giữ được trạng thái cảm xúc phong phú, đa dạng và chính nó đã làm nên sức hấp dẫn cho tình yêu.

Tất cả những điều ấy được thể hiện qua thán từ “ôi” đi cùng với nghệ thuật đối được sử dụng lần thứ hai trong bài thơ “Sóng”. Thán từ “ôi” được thốt lên thể hiện cảm xúc của người con gái khi yêu chân thành, tự nhiên xuất phát từ trái tim đầy yêu thương. Các từ láy “bồi hồi” cũng hình ảnh ẩn dụ “ngực trẻ” càng tô đậm thêm khát vọng về một tình yêu muôn đời, sắt son, thủy chung và viên mãn.

Làm sao bạn có thể vỡ tan thành trăm con sóng nhỏ giữa biển cả tình yêu? Trong một ngàn năm để phá vỡ? Nói tóm lại, “Sóng” là nơi để nhà thơ giãi bày tâm sự cùng nỗi lòng của mình. Một quan điểm mới mẻ, hiện đại nhưng cũng đi ngược lại với tư tưởng tình yêu truyền thống được tác giả mạnh mẽ nói lên.

Trên đây là toàn bộ các bài phân tích mẫu cho đề bài phân tích 2 khổ đầu bài “Sóng”. Qua những bài văn, đoạn văn, cảm nhận phía trên, hi vọng các bạn có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường. 

Xem thêm: Phân tích khổ 4 “Đoàn thuyền đánh cá” tác giả Huy Cận chọn lọc

Phân Tích, Văn Học -