Phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng” – Xuân Diệu đặc sắc nhất

Bài thơ “Vội vàng” là một tác phẩm hay trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng”. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng”

Để phân tích một tác phẩm thì việc lập dàn ý đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là dàn ý phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

Mở bài phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng”

– Sơ lược về tác giả Xuân Diệu (cuộc đời của ông, những chủ đề được ông khai thác,…)

– Tóm tắt sơ lược về bài thơ “Vội vàng” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm,…)

Thân bài phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng”

Luận điểm thứ nhất: Lối sống vội vàng, hành động vội vã của tác giả.

– Những tính chất của thiên nhiên được sống lại như lúc thuở đầu, đầy sức sống như mùa xuân.

+ Mây thì đung đưa giữa trời, gió thì lượn lờ.

+ Những cánh bướm đang mê đắm với tình yêu.

+ Dường như cây cỏ, non nước đều bị say đắm với lòng người.

+ Ánh sáng tràn ngập xung quanh.

+ Nhận thấy không thể sống trong u buồn -> Hòa mình vào mọi vật xung quanh => Cảm nhận được những vẻ đẹp đầy sức sống, lôi cuốn.

+ Nhà thơ đã lặp lại “Ta muốn” cho thấy sự khao khát trong tâm hồn của con người nghệ sĩ.

-> Nhà thơ vẫn rất yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, say đắm tất cả mọi thứ.

– Nhiều giác quan đã được áp dụng vào để cảm nhận: Thị giác, xúc giác và những cảm nhận qua tinh thần.

– Thay thế từ xưng hô từ “tôi” sang “ta”.

+ Từ “tôi” đang rất tự cao thế nhưng tác giả đã đổi sang từ “ta” chỉ mang một ý nghĩa nhỏ bé. Câu thơ thể hiện mong muốn hòa nhập với không gian xung quanh, với sự xoay chuyển của thời gian.

– Sự diệu kỳ đã xảy ra trong hồn thơ của Xuân Diệu, chính tình yêu cuộc sống đã làm sống lại phẩm chất tươi đẹp, đầy sinh khí như ban đầu, còn đọng lại vẫn là tình yêu mãnh liệt.

– Kết thúc là lúc tình cảm của tác giả mãnh liệt đến độ cao trào của bài thơ

-> Xuân Diệu vẫn còn băn khoăn lắm, vẫn còn lo sợ lắm, nhưng đắm say vẫn là đắm say, khao khát vẫn là khát khao.

Luận điểm thứ 2: Quan niệm sống của tác giả.

– Thời điểm vui vẻ nhất là tới mùa xuân, còn tuổi trẻ chính là khoảng thời gian cần trân trọng nhất, tình yêu lúc trẻ là một thứ rất trân quý.

=> Khi còn trẻ thì hãy biết trân quý khoảng thời gian này.

– Đối với Xuân Diệu, cảnh vật xung quanh mang rất nhiều màu sắc tươi mới. Nếu chúng ta biết tận hưởng và cảm nhận nó thì sẽ tạo nên cảm giác rất thoải mái

=> Cho thấy giá trị của sự sống và nói với những người đang tiêu cực ý nghĩa về cuộc sống, phải biết trân quý sự sống ba mẹ đã ban cho.

Kết bài “Vội vàng” đoạn 3

– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng ở “Vội vàng” đoạn 3..

– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về 9 câu cuối bài “Vội vàng”.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng”

Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích 9 câu cuối bài “Vội vàng” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích khổ cuối bài “Vội vàng” học sinh giỏi

Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng” đã thể hiện sự vội vã của mình. Từ “mau” thể hiện sự vội vã của tác giả khi biết vẫn không còn nhiều thời gian. Chúng ta nên tận hưởng hết thanh xuân của bản thân và hòa mình vào cảnh vật xung quanh. Xuân vẫn ở đấy, tại sao chúng ta không tận hưởng mà phải nghĩ tới sự chia ly. Do đó Xuân Diệu đã đưa hồn thơ của mình trở lại đúng sự vui tươi ông vẫn luôn viết.

Tác giả lặp lại “ta muốn” như hối thúc mọi người trân quý thanh xuân của bản thân, còn trẻ thì hãy tận hưởng những điều mà chỉ lứa tuổi đấy có thể làm được. Đầu tiên chính là cảm nhận hương vị thiên nhiên xung quanh. Sự ham muốn ấy không chỉ để tận hưởng mà ông còn muốn hóa tâm hồn mình trở thành thiên nhiên để truyền cảm hứng cho những thế hệ sau.

Tác giả kết thúc với sự thay đổi từ cái tôi của bản thân thành từ “ta” (cái chung).Từ những khao khát ở bản thân tác giả đã vươn tầm ra lợi ích của đất nước, tổ quốc. Một mong muốn để đưa bản thân mình hòa nhập vào không gian rộng lớn hơn. Khổ cuối bài “Vội vàng” là lúc tình cảm của tác giả mãnh liệt đến độ cao trào của bài thơ. Xuân Diệu vẫn còn băn khoăn lắm, vẫn còn lo sợ lắm, nhưng đắm say vẫn là đắm say, khao khát vẫn là khát khao.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích đặc sắc nghệ thuật và lời giục giã sống vội vàng ở khổ cuối “Vội vàng”

Khổ cuối bài “Vội vàng” được viết rất độc đáo. Trữ tình đã được tác giả kết hợp với yếu tố nghị luận. Vai trò của nghị luận được thể hiện rõ. Trữ tình được tác giả đưa vào những hoạt động rất khéo léo, từng hành động của tác giả khi nhận thấy rằng thời gian đang dần trôi mà ông vẫn đang bỏ lỡ cái đẹp của thanh xuân, của thiên nhiên xung quanh.

Sự ray rứt đó cuối cùng đã thúc đẩy tác giả “cắn” vào thanh xuân, một sự tham lam được tác giả thể hiện rõ ra sau những gì bản thân đã bỏ lỡ. Những vẻ đẹp trong cuộc sống đã được nhà thơ đón nhận hết những điều đó.

Khổ cuối bài “Vội Vàng” đã được Xuân Diệu kết hợp giữa 2 yếu tố cảm xúc và tính triết lí rất phù hợp. Đối với Xuân Diệu, cảnh vật xung quanh mang rất nhiều màu sắc tươi mới. Nếu chúng ta biết tận hưởng và cảm nhận nó thì sẽ tạo nên cảm giác rất thoải mái. Lời thơ mang giá trị nhân văn sâu sắc, thế hiện niềm khao khát sống của nhà thơ.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nội dung chính của đoạn thơ cuối bài “Vội vàng”

Tác phẩm “Vội vàng” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tuổi trẻ và giá trị mà cuộc đời mang lại. Mỗi con người chỉ có một lần thanh xuân. Nếu chúng ta phí phạm nó thì chúng ta sẽ không có cơ hội tận hưởng lại nó và thời gian sẽ vẫn cứ trôi.

Đồng thời, ông còn muốn hóa tâm hồn mình trở thành thiên nhiên để truyền cảm hứng cho những thế hệ sau. Ông sẵn sàng hi sinh cái tôi của bản thân để đón nhận cái ta của chung. Đây là một quan niệm rất mới của thơ văn thời bấy giờ.

Quan niệm này là một sự đón nhận mới về cá nhân, về thiên nhiên xung quanh, những mong muốn này là từ một cá nhân, sẵn sàng bước ra thể hiện quan điểm. Đối với những nhà thơ mới thì thời gian sẽ luôn trôi qua, không thể trở lại. Còn với người xưa thì thứ thời gian đó sẽ tuần hoàn, luôn quay về đúng thời điểm quan niệm ban đầu.

Xuân Diệu đã nhận ra điều đó nên rất khẩn trương để tận hưởng quãng thời gian quý báu còn lại, hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp. Một tâm hồn vui sướng, sẵn sàng đón nhận những cái mới mẻ của mùa xuân, một tâm hồn thơ trong sáng. Thời điểm vui vẻ nhất là mùa xuân, còn tuổi trẻ chính là khoảng thời gian cần trân trọng nhất, tình yêu lúc trẻ là một thứ rất trân quý.

Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Vội vàng”. Qua các bài phân tích 9 câu cuối bài thơ “Vội vàng” phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.

Xem thêm: Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” lớp 8 – Hồ Chí Minh hay nhất

Phân Tích, Văn Học -