Phân tích “Tỏ lòng” học sinh giỏi – Phạm Ngũ Lão hay và đặc sắc nhất

Bài thơ “Tỏ lòng” một tác phẩm hay trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích “Tỏ lòng” học sinh giỏi. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích bài “Tỏ lòng” học sinh giỏi

Để phân tích một tác phẩm thì việc lập dàn ý đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là dàn ý phân tích “Tỏ lòng” học sinh giỏi để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như chúng ta có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

Mở bài “Tỏ lòng” học sinh giỏi

– Sơ lược về tác giả (cuộc đời, những thành tựu ông cống hiến được,…)

– Tóm tắt sơ lược về bài thơ “Tỏ lòng” (thời gian ra đời, nội dung của tác phẩm,…)

Thân bài phân tích “Tỏ lòng” học sinh giỏi

* Hình ảnh thanh niên trai tráng của thời Trần.

– “Hoành sóc”: Là dáng đứng múa ngọn giáo.

+ Ở bản dịch là “cắp ngang ngọn giáo” bày tỏ sự vững chắc, uy hùng, kiên định, luôn sẵn sàng chiến đấu.

+ Bản thơ thiên về việc diễn đạt, không cho thấy được sức mạnh tiềm tàng, do đó làm không thể cho người đọc thấy được sự nội lực như bản gốc.

– “Giang sơn” là hình ảnh bao quát cả mọi thứ như sông, suối, rừng đại diện cho đất nước.

-> Là nơi để các thanh niên thể hiện sức mạnh, “Tỏ lòng” mình.

– “kháp kỉ thu”: Tính theo các mùa thu tương đương mấy chục năm.

→ Quá trình chiến đấu bền lâu, ý chí kiên cường.

⇒ Các hình ảnh về không, thời gian đã nâng tầm các chiến sĩ, khiến họ trở nên sáng ngang với vũ trụ, dù cho thời gian có trôi qua bao lâu thì họ vẫn kiên trì chiến đấu vì tổ quốc.

* Quân đội thể hiện sức mạnh ở thời nhà Trần.

– Hình ảnh “tam quân”. Sức mạnh nằm ở ba quân khác nhau.

– Nó được ví von ngang “khí thôn ngưu, tí hổ”. Đây đều là những con thú săn mồi ở trong rừng qua đó minh họa cho chúng ta thấy sức mạnh hừng hực, đầy máu lửa của quân đội thời bấy giờ. Hình ảnh “khí thôn ngưu” làm nổi bật lên sức mạnh của tuổi trẻ.

* Sự nhục nhã của Phạm Ngũ Lão.

– Ông cảm thấy mình bản thân mình nợ công danh, thứ mà người trẻ nào cũng rất muốn hoàn thành. Ông cảm thấy bản thân chưa lập được chiến công nào, không đáp ứng được chí làm trai.

– Ông quan niệm rằng: Nam nhi mà không có được công trạng nào thì thẹn khi nghe về Vũ Hầu. Ở đây Vũ Hầu (tức là Khổng Minh) đã lập được rất nhiều chiến công hiển hách, mang lại vẻ vang cho chủ nhân của mình.

+ Phạm Ngũ Lão: Mặc dù là một con người đã cống hiến hết sức cho nhà Trần, bày mưu chiến lược, vạch đường lối, nhưng ông vẫn tự trách và hổ thẹn. Quả là một con người yêu nước, yêu dân.

→ Qua đó chúng ta thấy được đằng sau con người là một sự khao khát lớn hơn, luôn muốn hướng tới những điều mới mẻ, từ đó giúp đất nước đi lên.

→ Từ sự tự trách bản thân, Phạm Ngũ Lão làm thức tỉnh chí làm trai của các thanh niên thời nhà Trần.

⇒ Chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học: Luôn phải đặt mục tiêu cho bản thân, sống phải có hoài bão, ước mơ, luôn nghiêm khắc với bản thân, tự biết nhận lỗi mỗi khi làm gì sa và hòa đồng với tất cả mọi người xung quanh.

Kết bài phân tích “Tỏ lòng” học sinh giỏi

– Tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật nhà thơ đã sử dụng.

– Nêu suy nghĩ, nhận xét của bản thân về bài thơ.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Tỏ lòng” học sinh giỏi

Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Tỏ lòng” học sinh giỏi để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Tỏ lòng” ngắn gọn

Mở đầu bài thơ là hình ảnh thanh niên trai tráng thời nhà trần. Họ luôn “hoành giáo”, trong tư thế kiên cường, sẵn sàng chiến đấu. Không gian của bài thơ cũng có phần rộng lớn, bao quát khắp cả nước, góp phần so sánh sự kì vĩ của họ ngang với vũ trụ, dù có qua bao lâu thì họ vẫn chiến đấu.

Đáng tiếc, ở bản thơ thì sự uy nghiêm, hùng mạnh của hai chữ “hoành sóc” đã bị giảm đi đáng kể. “Tam quân” là sức mạnh nhờ ở ba phía quân, thứ sức mạnh này được so sánh như “tỳ hổ”. Đây đều là những con thú săn mồi ở trong rừng qua đó minh họa cho chúng ta thấy sức mạnh hừng hực, đầy máu lửa của quân đội thời bấy giờ. Tác giả đã thể hiện ra được sức mạnh của quân đội bấy giờ. Hình ảnh “khí thôn ngưu” làm nổi bật lên sức mạnh của tuổi trẻ.

Đối với thời đó, chí làm trai phải luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Nó là đại diện cho sức mạnh của người lính khác nhau. Phạm Ngũ Lão mặc dù là một con người đã cống hiến hết sức cho nhà Trần, bày mưu chiến lược, vạch đường lối, nhưng ông vẫn tự trách và hổ thẹn. Qua đó chúng ta thấy được đằng sau con người là một sự khao khát lớn hơn, luôn muốn hướng tới những điều mới mẻ, từ đó giúp đất nước đi lên.

Mặc dù tác giả là người lập nhiều công cho đất nước nhưng vẫn thấy thẹn. Ông thẹn và so sánh bản thân mình với Khổng Minh. Ông cho rằng bản thân mình chưa cống hiến được gì so với những việt Gia Cát tiên sinh đã làm. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng được biết đến là bầy tôi trung thành, luôn tận tụy với chủ. Do đó tưởng chừng như đang tự trách bản thân so với Gia Cát Lượng thực chất là một lời thề sẽ luôn phục vụ nhà Trần.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nghệ thuật bài “Tỏ lòng”

Bài thơ “Tỏ lòng” được viết bằng văn phong thân thuộc: Thất ngôn tứ tuyệt, đầy sự cô đọng, cảm xúc. Các hình được nhà thơ đưa vô rất chọn lọc, áp dụng ước lệ vào các hình ảnh làm cho hình ảnh được miêu tả đầy rõ ràng hơn. Bài thơ là một lời kêu gọi truyền lửa, mang đầy khí thế của thời đại lúc đó.

Qua đó chúng ta lại càng thêm kính trọng Phạm Ngũ Lão và quân đội nhà Trần nhiều hơn. Ông là một vị tướng tài ba, mang trong mình nhân cách to lớn, luôn hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Ông vẫn luôn cảm thấy hổ thẹn, cho rằng mình vẫn chưa có được chiến công nào cho nhà nước.

Ông luôn dành cho đất nước mình sự kính trọng to lớn, luôn sẵn sàng giúp sức nó cho dù bất cứ giá nào. Một tinh thần kiên định, khảng khái xứng danh với chí làm trai của thanh niên trai tráng lúc bấy giờ. Phạm Ngũ Lão xứng đáng là con người hào kiệt, ưu tú thời xưa.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích chí làm trai trong bài “Tỏ lòng” ngắn gọn nhất

Phạm Ngũ Lão vì cái chí làm trai đã chiến đấu ròng rã cho tổ quốc suốt bao nhiêu năm tháng. Mặc dù đã cống hiến được rất nhiều nhưng ông vẫn cảm thấy từng đó vẫn chưa đủ và hổ thẹn bản thân. Ông thẹn và so sánh bản thân mình với Khổng Minh.

Phạm Ngũ Lão cho rằng bản thân mình chưa cống hiến được gì so với những việt Gia Cát tiên sinh đã làm. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng được biết đến là bầy tôi trung thành, luôn tận tụy với chủ. Do đó tưởng chừng như đang tự trách bản thân so với Gia Cát Lượng thực chất là một lời thề sẽ luôn phục vụ nhà Trần.

Qua đó chúng ta thấy được từ việc ông thẹn bản thân mà lòi ra một ý chí tiến thủ to lớn, vĩ đại. Ông hiểu rõ chí làm trai ở thời này là một đức tính rất quan trọng, luôn gắn liền với tương lai của đất nước. Từ đó chúng ta mới thấy được nhân cách đầy cao cả của ông, luôn lo cho tương lai đất nước, dân tộc.

Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Tỏ lòng”. Qua các bài phân tích bài thơ “Tỏ lòng” học sinh giỏi phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.

Xem thêm: Phân tích tiểu đội xe không kính trong thơ của tác giả Phạm Tiến Duật

Phân Tích, Văn Học -