Tóm tắt Sống chết mặc bay ngắn hay nhất

Tác phẩm Sống chết mặc bay góp tiếng nói tố cáo bọn quan phủ sống vô trách nhiệm và tàn nhẫn với nhân dân. Em hãy tóm tắt Sống chết mặc bay ngắn và hay dựa theo nội dung trong Sách giáo khoa lớp 7.

Bài tóm tắt Sống chết mặc bây

Bài mẫu số 1

Phạm Duy Tốn là cây văn tiêu biểu cho nền văn học đổi mới đầu thế kỉ XX. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là truyện ngắn Sống chết mặc bay. Bằng lời văn biểu cảm Phạm Duy Tốn đã dựng nên bức tranh hiện thực của bộ phận quan lại phong kiến thối nát thời kì Pháp thuộc.

Bối cảnh mở ra tác phẩm là bên bờ sông Nhị Hà. Trời mưa tầm tã đã bao ngày khiến cho nước sông dâng lên cao. Bên bờ đê hàng vạn người dân phu đang bì bõm, tầm tã trong mưa, vất vả cực nhọc bê bao lớn nhỏ nào đắp, nào cừ. Ai nấy cũng ướt như chuột lột. Tiếng trống hộ đê thúc dục vang dồn, tiếng người gần xa í ới gọi nhau hộ đê. Người người nhà nhà ai nấy cũng đều ráo riết, thấp thỏm lo âu nỗi lo vỡ lê.

Trái với khung cảnh ấy, phía xa xa chừng bốn năm trăm mét, trong khu đình làng cao ráo vững trãi quan phụ mẫu đang ngồi chễm chệ cùng thầy đề, thầy đội nhất, thầy Thông Nhì đang ung dung chơi bài. Mang tiếng là đi hộ đê ấy vậy mà cứ như thầy đang đi thưởng ngoạn một kì nghỉ xã xỉ. Theo hầu thầy lúc nào cũng có cả một đội ngũ lính vệ hùng hậu, cùng với hàng loạt đồ dùng đắt tiền như: đồng hồ vàng ống thuốc bạc, dao chuôi ngà, bát yến hấp đường phèn,…Người hầu kẻ hạ đi lại rộn ràng như nhà có tiệc.

Mang trọng trách đi hộ đê nhưng một chút quan tâm dành cho con đê quan phụ mẫu cũng chẳng mảy may để ý. Vừa xơi xong bát yến, bỗng có tiếng xa xa đê vỡ, mọi người trong đình giật mình nhưng quan vẫn ung dung chơi tiếp ván bài còn dang dở. Thường trực trong đầu ông ta lúc này có lẽ chỉ là việc sắp được ù ván bài to. Đê vỡ, nước cuốn trôi nhà cửa, gà chó kêu thảm thiết, người dân kêu la nhưng ông ta vẫn luôn miệng dục người hầu bốc bài. Khi người dân chạy vào báo Vỡ đê thì ông ta chỉ biết đỏ mặt tía tai quát: “đê vỡ thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày.” Rồi lại tiếp tục mải mê với ván bài đang chuẩn bị ù to.

Thầy đề chỉ biết tuân lệnh quan, tay run run xóc bài, trong lòng đầy lo sợ. Thế rồi quan ù to, chìa ván bài ra hả hê: ““Ù, Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu, mày!”. Ván bài quan ù cũng là lúc nước đã tràn vào đình làng, nước dâng lên cuồn cuộn, lênh láng, cuốn trôi nhà cửa, ruộng đồng, con người. Một cảnh tượng thê thảm nhấn chìm trong biển nước mênh mông.

Xem thêm >>> Tóm tắt truyện Sống chết mặc bay

 

Bài mẫu số 2

Là một cây bút tiên phong của thời kì đổi mới, Phạm Duy Tốn đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học nước nhà. Một trong những tác phẩm đó là truyện ngắn “Sống chết mặc bay”. Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc, Phạm Duy Tốn đã lên án chế độ quan lại xấu xa, tàn nhẫn, độc tài vô xỉ thời kì Pháp thuộc đồng thời cũng thể hiện nỗi lòng xót thương của ông đối với những người dân nghèo khổ, cơ cực.

Trời đã mưa tầm tã mấy ngày nay khiến cho nước sông Nhị Hà dâng lên cao. Con đê có khi không trụ được nữa. Người dân ráo riết í ới gọi nhau hộ đê. Mỗi người một tay, người cừ người đắp. Dù mưa gió rét mướt nhưng ai nấy cũng dốc hết sức cứu vãn tình thế, không để cho con đê bị vỡ. Trống đánh vang thanh liên hồi, người người bì bõm trong mưa ướt như chuột lột, nối tiếp nhau cùng nhau hộ đê. Mưa ngày càng lớn, nước sông cuồn cuộn dâng lên, còn sức của người dân lại càng yếu đi..

Trong khung cảnh ấy , cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét là đình làng- nơi quan phụ mẫu cư ngụ để hỗ trợ công việc bảo vệ đê. Hành trang vị quan phụ mẫu này mang đi hộ đê thật khiến người ta phải trầm trồ. Nào là đồng hồ vàng, ống thuốc bạc, bát yến hấp đường phèn còn nghi ngút khói. Bảo vệ vị quan phụ mẫu này lúc nào cũng có cả một đội ngũ lính vệ hùng hậu và cả một đội ngũ kẻ hầu người hạ tấp nập. Mang trọng trách hộ đê cao cả ấy thế mà ông ta lúc nào cũng chỉ chăm chú vào những trò vô bổ, tiêu khiển cùng với mấy lão thầy Đề, thầy thống nhất, thầy Thông Nhì trong làng. Ông ta chẳng hề đề ra phương hướng chỉ đạo, kế hoạch hay hỗ trợ nhân lực cùng nhân dân chống đê. Hay nói thẳng ra là ông ta chẳng mảy may quan tâm đến câu chuyện hộ đề ngoài kia. Dường như đối với ông ta điều đó chẳng hề liên quan đến mình, đó là việc của bọn dân đen ngoài kia, ông ta được cử đi hộ đê là để “nghỉ dưỡng an nhàn để địa phương cung phụng” mà thôi.

Rồi một người dân lấm lem, ướt nhẹp chạy vào báo đê vỡ vị quan phụ mẫu- cha của con dân lại đạo ngạo quát té tát bằng cái giọng vô trách nhiệm: “đê vỡ thời ông cắt cổ chúng mày.. thời ông bỏ tù chúng mày”. Thế là xong và ông lại tiếp tục với thú vui “tao nhã” của bản thân. Ông dục thầy đề xóc bài, chỉ chực trờ để Ù to ván bài. Đợi lão đề xóc bài xong, ông xoè bài cười ha hả “Ù, Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu, mày!”

Quán bài quan tổng ù to cũng là lúc nước dâng lênh láng, nhấn chìm tất cả.

Bài tóm tắt Sống chết mặc bay của loigiaihay bạn có nhận xét gì? hãy góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.

Lớp 7 -