Dàn ý giải thích câu nói “Học-Học nữa- Học mãi”

Mở bài: Học tập là điều kiện thiết yếu để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống. Bất cứ một công việc gì cũng cần chúng ta phải học, phải có tri thức thì mới có thể làm được việc. Việc học là một quá trình diễn ra xuyên suốt trong dòng đời con người. Cũng giống như nhà triết học vĩ đại Lê-nin từng nói : “Học- Học nữa- Học mãi”.

Thân bài

Để thấm nhuần hết tư tưởng mà Lê-nin muốn truyền dạy trước tiên ta phải hiểu được ý nghĩa câu nói. “Học- Học nữa- Học mãi” là gì?

+ Học: quá trình tích lũy, thu nhận kiến thức. Học bao gồm cả học tri thức, văn hóa, đạp đức, kĩ năng sống. Chúng ta không chỉ học ở trường, học từ thầy cô mà chúng ta còn phải học mọi người xung quanh, học cha mẹ, bạn bè, và mọi người khác nhau; học từ nhiều nguồn khác nhau: sách báo; phương tiện thông tin đại chúng; internet;…

+ Học nữa: là học từ cấp độ dễ đến cấp độ khó; học từ tri thức này đến tri thức khác; học nhiều trình độ mới hơn, phức tạp hơn. Tích lũy kiến thức từ nhiều khía cạnh; lĩnh vực khác nhau cho ta một bệ đỡ tri thức đa chiều, vững chắc. Đây là nhân tố cần thiết, hành trang, nền tảng lí tưởng cho công việc và cuộc sống của chúng ta trong hiện tại và tương lai.

+ Học mãi: lại có nghĩa là học liên tục, học không ngừng nghỉ. Sống là để học, là để tích lũy tri thức, tiếp thu kinh nghiệm. Khi còn trẻ ta học, về già ta cũng học, học những gì ta cần, học những gì ta chưa thấu. Sự học là vô tận; là say mê liên tục.

Xem thêm >>>Dàn ý giải thích câu tục ngữ “Học, học nữa, học mãi”

 

+ Kiến thức mỗi chúng ta lại chỉ như giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la nếu không chăm chỉ, chủ động tìm tòi học tập thì sẽ trở nên thụ động, ấu trĩ, bất tài, vô dụng.

+ Bởi cuộc sống ngày càng phát triển, hàng ngày hàng giờ có hàng trăm hàng nghìn phát minh, công thức ra đời. Kiến thức nhân loại vì thế cũng cứ nhiều lên vô tận. Mà kiến thức con người lại có hạn, nếu cứ thụ động, ỷ nại, lười biếng thì chúng ta sẽ bị thụt lùi, lạc hậu so với sự phát triển của loài người. Chính chúng ta sẽ tự đẩy chúng ta ra cái guồn quay phát triển của nhân loại.

+ Học, học nữa, học mãi là một phương pháp giáo dục tích cực. Bản thân mỗi người sẽ tự ý thức trong cách tư duy, nhận thức, cũng như tích lũy kiến thức bản thân. Lâu dần trong chúng ta hình thành nên thói quen chủ động, độc lập, tự mình tìm tòi kiến thức. Không chỉ học trong sách chúng ta còn ứng dụng, chứng minh thực tiễn. Hay tự đọc trước, tìm hiểu qua rồi lên lớp nghe thầy cô giảng lại. Cách học chủ động này sẽ giúp chúng ta khắc sâu hơn những kiến thức đã được học.

+ Cũng giống như cách mạng tháng Mười Nga, Lê-nin luôn tiên liệu được những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Câu nói đã trải qua hàng thế kỉ nhưng lại phác họa được thực tiễn một cách rõ nét. “Học- học nữa- Học mãi” là cách tác động đến chính người học, để bản thân người học tự cố gắng, tự rèn rũa và tự thành công. Câu nói là hướng đi tiên quyết, đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong mọi cấp học,  cải cách lối mòn trong giáo dục xưa cũ. Đó là; thụ động; chai lì; đó là giỏi lí thuyết nhưng kém thực hành; sách vở thì vanh vách mà thực tế lại ù ù cạc cạc. Cần tích cực đẩy lùi nhanh chóng vấn nạn này.

+  “Học-Học nữa- Học mãi” không chỉ giúp cho bản thân chúng ta mà còn góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển xã hội. Học hỏi, đem nhiều tri thức khoa học, công nghệ thế giới về phát triển, dựng xây đất nước, đưa đất nước tiến xa, xa hơn nữa trên vị thế quốc tế.

+ Từ xưa đến nay dân tộc ta luôn có truyền thống hiếu học. Có thể kể đến rất nhiều các tấm gương hiếu học nổi tiếng trong lịch sử nước nhà như: Cao Bá Quát; Mạc Đĩnh Chi; Lương Thế Vinh;…Cao Bá Quát là người viết chữ rất xấu,  nhà lại khó khăn trăm bề, luôn bị bạn bè trêu chọc nhưng ông không nản lòng, mà chăm chỉ cố gắng từng ngày. Mỗi buổi đi đốn củi, lấy nước ông đều lấy cây gậy tập viết trên đất; đêm về không có đèn lại bắt đom đóm làm đèn tập luyện chữ. Không phụ tấm lòng ham học, sự miệt mài tận tụy sớm hôm, chữ của ông ngày càng đẹp, văn ngày càng hay. Ông đỗ Á nguyên thời vua Minh Mạng khi tuổi đời còn rất trẻ và được người đời trọng vọng. Trên con đường học vấn của ông có biết bao chông gai, bao thử thách nhưng ông vẫn không ngừng nghỉ; không dừng lại mà luôn cố gắng, nỗ lực liên tục để rồi thành quả xứng đáng sẽ được đền đáp.

+ Học là một việc tốt nhưng học như thế nào mới đem lại hiệu quả tích cực nhất? Học nhưng phải học cách có chọn lọc, không phải cái gì cũng học, ai nói gì cũng theo. Học là phải có quan điểm; lập trường vững vàng; tư duy những điều đúng đắn, học theo những điều có ích, nghe lời chỉ bảo của những người có trình độ, có kiến thức có đạt đức tốt. Tránh bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, học tập những cái vô bổ, tiêu cực (game; tranh ảnh sách báo đồ trụy; bạo lực;…) Không bảo thủ; khiên cưỡng dập khuôn; cương nhu phù hợp. Việc học phải luôn đi đôi với hành. Không được để kiến thức mãi chỉ là kiến thức, những con chữ chỉ là những con chữ cứng nhắc, khô khan mà phải biết ứng dụng những gì đã được học vào thực tiễn đời sống một cách linh hoạt, phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

+ Chúng ta có học, có học nữa, có học mãi nhưng lại là học theo cách đối phó; học tủ; học để qua môn; học để cho có lệ;… Đây là một cách học sai trái; một hướng đi lệch lạc cần sớm bài trừ trong đầu con người đặc biệt là thế hệ đang ngồi trên ghế học sinh. Do tâm lí chính các em hay của chính các bậc phụ huynh; các thầy cô; áp lực điểm số đang đè nén lên các em? Đây là một vấn đề nhức nhối cần sớm được giải quyết triệt để, tránh những mầm mống, lối mòn trong nhận thức về lâu dài.

+ Vậy làm sao để bản thân luôn hăng say, giữ vững ý chí trong học tập: Mỗi chúng ta khi bắt đầu quá trình tích lũy đầu tiên phải yêu thích, thực sự yêu thích với kiến thức đó. Có yêu thích mới có hứng thú để theo đuổi, để cố gắng, để tiếp tục. Sau đó cần xác định được đúng đắn mục tiêu; con đường; cách thức để tiếp cần với tri thức; rồi từ các mục tiêu, định hướng đã vạch sẵn tự mình tìm tòi qua những nguồn kiến thức liên quan, có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, của bạn bè và của những người xung quanh. Tri thức giá trị sẽ đem đến cho ta một niềm vui thực sự.

+ Học tập văn hóa tốt thôi là chưa đủ, chúng ta phải rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, cư xử văn hóa, lễ phép, xứng đáng là con cháu của một dân tộc anh hùng. (Có tài mà không có đức cũng trở thành người vô dụng)

+ Đó là động lực, khuyến khích chúng ta học tập, học văn hóa, học kĩ năng, học cách làm việc. Học không chỉ ở sách vở  mà còn học ở ngoài cuộc sống, học mọi lúc, mọi nơi, mọi độ tuổi.

+  Đây còn là quyết sách phù hợp với hoàn cảnh quốc gia. Hiện tại trên trường quốc tế, nước ta được đánh giá là đất nước đang phát triển với nhiều khó khăn, thử thách. Chỉ có con đường học vấn, chỉ có học hỏi từ nước ngoài mới đưa đất nước đẩy lùi được những chông gai cản đường, vươn lên phát triển, sánh ngang với các anh em láng giềng gần xa. Cũng giống như Hồ chủ tịch sinh thời đã từng nói: “Đất nước có trở nên tươi đẹp hay không, có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.’’

Câu nói của Lê-nin không chỉ có giá trị cho quá khứ, cho hiện tại mà còn vang vọng đến cả những thế hệ, những trang sách vàng tương lai. Mỗi chúng ta hãy không ngững học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành một công dân tốt, một người có ích cho xã hội, cho cộng đồng.

Lớp 7 -