Phân tích người đàn bà ở tòa án huyện – truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”

Hình ảnh người đàn bà ở tòa án huyện là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn là éo le của một người đàn bà làng chài nghèo khổ, lam lũ. Bài mẫu phân tích người đàn bà ở tòa án huyện dưới đây sẽ càng làm hiện rõ hơn cuộc sống khốn khó, khắc khổ của thị. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích cho công cuộc viết văn và học tập của mình.

Nội dung bài viết

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích người đàn bà ở tòa án huyện

Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích người đàn bà ở tòa án huyện có chọn lọc và hay nhất. Mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Đề bài: Viết đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện

Có thể nói một trong những bậc thầy nền văn xuôi Việt Nam ta không thể không nhắc đến Nguyễn Minh Châu. Ông cũng chính là người mở đường, dẫn lối cho những tài năng trẻ sau này. Để minh chứng rõ hơn cho câu nói ấy, ông thổi hồn, khắc họa lên hình ảnh nhân vật người đàn bà hàng chài trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Trong lần phát hiện thứ hai của Phùng về “chiếc thuyền ngoài xa”, nhân vật này là tâm điểm cho câu chuyện ở tòa án huyện khi bà hé lộ về cuộc đời của chính bản thân mình.

Theo lời mời của Đẩu – chánh án tại toà án huyện thì bà đã có mặt. Có lẽ vì nghĩ đến những đứa con dứt ruột đẻ đau, bà ta thẳng thắn từ chối sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu, dù cho “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được”. Bởi hơn ai hết, bà biết rằng những đứa con thơ của bà không thể thiếu cha, càng không thể thiếu mẹ, chúng cần có một gia đình trọn vẹn. Cụ xưa có câu: “Chòng chành như nón không quai/ Như thuyền không lái, như ai không chồng”. Cũng từ đây, cuộc đời của người đàn bà hàng chài dần được hé lộ.

Chồng – chỉ đơn giản là 5 chữ thôi, nhưng đó chính là chỗ dựa vững chãi, cần thiết và quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ. Đặc biệt là khi biển động, bão táp, phong ba. Không những thế, chính những đứa con thơ của bà chúng cần ba, cần má, cần một mái ấm gia đình. Đâu phải lúc nào, đâu phải ngày này mai nọ đều xảy ra những cuộc cãi vã, xô đẩy, gia đình cũng có những khoảnh khắc tươi vui, trìu mến, hòa thuận với nhau, vượt qua bao bão tố. Nếu như lúc ban đầu mới đến toà, bà tỏ ra sợ sệt, lúng túng, một bước lạy quý toà, hai bước lạy quý toà, thì sau khi nghe lời khuyên của chánh án Đầu bà trở nên mạnh dạn và chủ động hơn: “Các chú đâu … đàn ông”.

Không còn là xưng hô “con – quý tòa” như lần đầu gặp mặt nữa, mà bà chủ động xưng “chị” và gọi là “các chú”. Tại sao một người phụ nữ lại có thể thay đổi 180 độ như vậy? Phải chăng chị cảm nhận được ý thiện của Đẩu và Phùng hay đơn giản là sự cảm thông của bà trước sự ngây thơ, chưa có kinh nghiệm của họ? Người đàn bà hàng chài khiến cho những con người như chúng ta phải suy nghĩ lại, tuy thất học nhưng không mù mịt. Ngược lại bà rất thấu lẽ đời và từng trải, thấu hiểu cảm thông thực sự sâu sắc. Một người chồng tàn bạo, vũ phu ai mà không ghét. Bà hiểu, hiểu ý tốt của mọi người chứ.

Nhưng hơn hết, bà hiểu thứ gì là cuộc sống, thứ gì gọi là phong ba, nhọc nhằn: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có đàn ông để chèo chống khi phong ba”.  Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hường, nó thực tế, nó khắc nghiệt như thế, vậy nên bà mới cần một người đàn ông để chèo chống, làm chỗ dựa tinh thần. Hạnh phúc đối với mỗi người đôi khi thật giản dị, khát khao hạnh phúc vẫn sẽ mãi cháy rực trong trái tim nhỏ bé của người đàn bà hàng chài.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

Chắc rằng ai khi đọc xong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đều đọng lại trong mình những cảm xúc khó tả, bồi hồi về hình ảnh người đàn bà hàng chài. Và khi đề cập đến tâm điểm câu chuyện, tác giả không gọi bằng một cái tên cụ thể nào cả mà gọi một cách vô định: “người đàn bà hàng chài”, “mụ”,.. Phải chăng đó chỉ là sự vô tình mà nhà văn lãng quên? Việc nhà văn không đặt tên cho nhân vật của mình không phải ngẫu nhiên vô tình mà đó là một dụng ý nghệ thuật sâu xa.

Nguyễn Minh Châu muốn khắc sâu về một xã hội đầy rẫy những phong kiến, bất hạnh, cảm thông cần lắm sự sẻ chia. Mụ  mang một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển với những nét thô, mặt rỗ “mệt mỏi”, “đêm thức trắng kéo lưới”,”buồn ngủ”, “tái ngắt”. Đây chính là hiện thực tàn khốc của người lao động vất vả, cực khổ và lam lũ vì miếng cơm manh áo. Gánh nặng cuộc sống mưu sinh đầy biến động trên con thuyền “mỏng manh” đã cuốn đi sinh lực, sức sống và tinh thần của chị.

Sự khổ nhọc, nhếch nhác còn được tác giả khắc họa rõ nét trong chi tiết miêu tả tâm lưng áo bạc phếch, rách rưới, qua dáng vẻ “lúng túng, sợ sệt” lúc ở tòa án,… Khi Đẩu phải mời đến lần thứ hai chị mới rón rén đến ngồi, thậm chí chị chỉ “ngồi vào mép ghế”, “thu người nhỏ người lại”. Thật đáng thương mà cũng thật đáng trách. Người đàn bà hàng chài không chỉ tổn thương về thể xác, mỏi mệt sau những đêm thức trắng kéo lướt, bắt tôm, những trận đòn roi vô cớ mà đến cả tinh thần của chị cũng bị giày vò. Chị lo cho những đứa con thơ của mình, lo tương lai chúng không được bằng người ta, mịt mù hệt như đời chị.

Có lẽ rằng chừng nào còn chưa thoát khỏi cuộc sống nghèo đói, chừng đó con người vẫn phải chung sống với cái ác, cái xấu. Người đàn bà hàng chài chấp nhận không phản kháng vô số trận đòn tàn bạo của người chồng không phải vì chị ngu muội. Cũng không phải vì chị có tội lỗi gì với chồng mà chị thấu hiểu, chị cảm thông cho chồng.

Trong hoàn cảnh éo le, chất chứa đầy u uất ấy, chị như đặt mình vào vị trí của chồng, cảm nhận và tha thứ. Đây là cách xử sự của một người có học dù không học. Hơn nữa, chị còn đàn con thơ của mình, chị ý thức rõ được tình mẫu tử qua câu nói: “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” Chính vì yêu thương con mà chị nhẫn nhịn, chịu đựng thói vũ phu của người chồng vì muốn chúng có một gia đình hoàn chỉnh.

Qua mỗi nét vẽ, tinh lực của bản thân mình, từng đặc điểm về ngoại hình, tính cách, dáng vẻ đến hành động, lời nói,… được nhà văn khắc họa một cách chi tiết khi Phân tích người đàn bà ở tòa án huyện. Sự ám ảnh mà Nguyễn Minh Châu tạo ra cho nhân vật chính của mình trở thành một biểu tượng giúp ông thể hiện rõ nét hơn tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong lối hành văn truyện ngắn.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện ngắn nhất

Chắc rằng ai khi đọc xong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đều đọng lại trong mình những cảm xúc khó tả, bồi hồi về hình ảnh người đàn bà hàng chài. Một cuộc đời nhiều trắc trở, éo le, bí ẩn, nghèo khổ,lam lũ của người đàn bà hàng chài.  Vượt lên trên hết sáng lên một vẻ đẹp của tình yêu thương, đức hi sinh cao cả cùng lòng vị tha to lớn. Người phụ nữ bất hạnh ấy đã để lại cho người đọc một niềm cảm thông và trân trọng sâu sắc bởi những phẩm chất đáng quý của bà.

Tất cả mọi việc xảy ra trong cuộc đời, số phận, tính cách, cảnh ngộ của chị gây xúc động, trăn trở mạnh mẽ không chỉ với tác giả mà còn với người đọc. Mỗi khi nhắc đến nhân vật này, Nguyễn Minh Châu không gọi hẳn tên của bà, thay vào đó lúc thì gọi là mụ, có khi lại gọi là chị ta.  Phải chăng đó chỉ là sự vô tình mà nhà văn lãng quên? Thực ra, không phải ngẫu nhiên mà tác giả không đặt tên cho người đàn bà hàng chài, cũng không phải nhà văn không còn ngôn ngữ, không còn từ gì để diễn tả, mà chị là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời của vô vàn những người phụ nữ khác: vô danh, vất vả, lam lũ.

Xã hội lúc bấy giờ là vậy, trọng nam khinh nữ. Qua phân tích người đàn bà ở tòa án huyện ta thấy tác giả miêu tả chị bằng những từ ngữ vô cùng đắt giá: “trạc ngoài 40”, “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới”,… Xưa các cụ có câu “Hồng nhan thì bạc phận”. Ấy vậy chẳng phải người phụ nữ ấy sẽ có một cuộc đời sung túc, hạnh phúc hay sao?

Nhưng thật éo le làm sao, mọi sự bất hạnh của cuộc đời như đều trút cả lên người chị. Vì cuộc đời lam lũ, khốn khó, uất ức mà chị trở nên xấu xí, thô kệch. Chị dần trở nên kiên định, kiên cường hơn. Càng trắc trở, chị càng thêm yêu gia đình, thêm yêu chồng con, yêu mái ấm hạnh phúc. Chị muốn cho những đứa con của mình được lớn khôn trong sự bao bọc, chở che của ba má.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hường, nó thực tế, nó khắc nghiệt như thế, vậy nên bà mới cần một người đàn ông để chống chọi, làm chỗ dựa tinh thần. Hạnh phúc đối với mỗi người đôi khi thật giản dị, khát khao hạnh phúc vẫn sẽ mãi cháy rực trong trái tim nhỏ bé của người đàn bà hàng chài.

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lý do tại sao người đàn bà lại thay đổi cách xưng hô với Đẩu và Phùng

Một hiện thực không màu hồng đã được Nguyễn Minh Châu vẽ lên chân thực bằng chính ngòi bút tài hoa của mình. Một cuộc đời nhiều trắc trở, éo le, bí ẩn, nghèo khổ, lam lũ của người đàn bà hàng chài. Theo lời mời của Đẩu – chánh án tại toà án huyện thì bà đã có mặt.

Có lẽ vì nghĩ đến những đứa con dứt ruột đẻ đau, bà ta thẳng thắn từ chối sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu, dù cho “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được”. Người đàn bà ở tòa án huyện đau đớn đánh đổi bằng mọi giá để không bỏ lão chồng vũ phu dù “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được”. Tại đây, những bí ẩn về cuộc đời chị dần được hé lộ.

Chị kể về cuộc đời mình, những băn khoăn trăn trở vì sao chị nhất quyết không từ bỏ lão chồng vũ phu tàn bạo. Chồng – chỉ đơn giản là 5 chữ thôi, nhưng đó chính là chỗ dựa vững chãi, quan trọng và duy nhất trong cuộc đời của một người phụ nữ. Đặc biệt là khi biển động, bão táp, phong ba. Không những thế, chính những đứa con thơ của bà chúng cần ba, cần má, cần một mái ấm gia đình. Đâu phải lúc nào, đâu phải ngày này, mai nọ đều xảy ra những cuộc cãi vã, xô đẩy.

Gia đình cũng có những khoảnh khắc vui vẻ, trìu mến, hòa thuận với nhau, vượt qua bao bão tố. Bà không còn xưng hô “con – quý tòa” như lần đầu gặp mặt nữa, mà bà chủ động xưng “chị” và gọi là “các chú”. Nguyên nhân của sự thay đổi ấy là vì chị đã cảm nhận được ý thiện của hai người và có lẽ còn là sự cảm thông của chị cho sự nông nổi, ngây thơ của họ.

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên ý nghĩa câu chuyện của người đàn bà hàng chài

Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta có thể khẳng định rằng tài năng của Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả nhân vật người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện giúp cho những người bên ngoài là Phùng và Đẩu hiểu ra được hiện thực đầy xót xa.

Dưới cái góc nhìn đầy thơ mộng và đẹp đẽ của Phùng về chiếc thuyền ngoài xa là một sự thật đầy bi kịch, hiện thực đầy đau khổ mà người đàn bà làng chài phải đối mặt mỗi ngày. Ẩn dưới về ngoài đầy khắc khổ của người đàn bà là một sự thấu hiểu đạo lý. Mặc dù bà vẫn bị chồng hành hạ suốt nhưng bởi vì làm nghề chài lưới đâu thể nào thiếu đàn ông, phải chịu đựng để mà cùng nhau nuôi nấng những đứa con nên người.

Đó chính là đức tính xưa này của người phụ nữ Việt Nam, hy sinh, chịu đựng vì con cái. Không những thế, qua đây ta còn rút ra được bài học quý báu rằng không nên nhìn đời bằng cách nhìn đơn giản, dễ dãi bằng vẻ bên ngoài của nó mà phải diện từ nhiều phương diện khác nhau thì mới thấy được cái bản chất sâu xa của nó.

Trên đây là toàn bộ các bài phân tích mẫu cho đề bài phân tích người đàn bà ở tòa án huyện. Qua những đoạn văn cảm nhận, phân tích từng khía cạnh, góc độ phía trên, mình hi vọng các bạn có thể tham khảo phục vụ cho việc học tập của bản thân nhé!

Xem thêm: Phân tích “Câu cá mùa thu” học sinh giỏi hay và đặc sắc nhất

Phân Tích, Văn Học -