Phân tích bài “Khi con tu hú” hay và chi tiết nhất của Tố Hữu

Mời bạn đọc tham khảo một trong những bài phân tích bài “Khi con tu hú” hay và đặc sắc nhất dưới đây. Với các bài phân tích mẫu này, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn ngữ văn ở trường. Bài thơ đã mang tới cho đọc giả nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích bài “Khi con tu hú”

Mời bạn đọc tham khảo dàn ý phân tích bài “Khi con tu hú” dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân tích và cảm nhận rõ hơn nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Dàn ý sẽ giúp các bạn sắp xếp những ý chính, quan trọng và cần thiết để giúp các bạn có được điểm cao trong quá trình viết văn nhé.

Mở bài “Khi con tu hú”

– Giới thiệu tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Khi con tu hú”.

– Nêu luận điểm khái quát về nội dung của đoạn trích.

+ Tư tưởng “Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ” đã ăn sâu vào tiềm thức của Tố Hữu.

+ Qua đây, ta sẽ cảm nhận được tình yêu thiên nhiên da diết cùng nỗi niềm khao khát tự do cháy bỏng.

Thân bài phân tích bài “Khi con tu hú”

* Mùa hè trong bức tranh sinh động, sắc nét, vui tươi dưới cảm nhận của tác giả (6 câu đầu):

– Hình ảnh: “lúa chiêm đang chín”, “trái cây ngọt dần”, bắp tới mùa thu hoạch, sáo diều “lộn nhào”.

+ Đây là dấu hiệu báo hiệu xuân qua, hạ đang tới, hứa hẹn một mùa màng bội thu.

– Màu sắc: Tác giả sử dụng những gam màu sáng, giàu sức sống, đầy nhiệt huyết như màu vàng tươi của lúa chín, màu xanh của cây quả, màu vàng của “bắp rây vàng”,…

+ Mùa hạ này sẽ là mùa của sự đủ đầy, ấm no, hạnh phúc.

– Âm thanh: Tu hú kêu, tiếng ve ngân nga, tiếng sáo diều “lộn nhào” từng không,…

+ Hội tụ đủ âm thanh, ánh sáng, màu sắc, một bức tranh mùa hè tươi đẹp, yên bình, trong sáng no ấm được hiện lên rõ nét.

– Hương vị: Có hương thơm, có vị ngọt,…

Chốt: Dưới ngòi bút của Tố Hữu, mùa hè dường như hiện rõ trước mắt người đọc, khiến cho ta cảm nhận được hương vị đậm đà của mùa hè. Từ đó ta cũng thấy được tình yêu thiên nhiên dạt dào của ông.

* Tâm trạng của người bị giam cầm:

– Nếu như 6 câu đầu ta cảm nhận được niềm vui, sự phấn khởi khi mùa hè đang tới của tác giả, thì đến với 4 câu thơ cuối, không còn là sự vui tươi tràn đầy sức sống nữa. Người chiến sĩ cách mạng cảm thấy ngột ngạt, khao khát tự do hơn bao giờ hết.

– Một loại nghệ thuật liệt kê kết hợp với động từ mạnh được tác giả sử dụng liên tiếp: “đạp tan phòng”, “ngột”, “chết uất thôi”.

Kết bài “Khi con tu hú”

– Khái quát lại nội dung tác phẩm: Tình yêu thiên nhiên da diết, yêu nước nồng nàn của tác giả.

– Tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và cho thế hệ trẻ mai sau.

Các đề văn phân tích bài “Khi con tu hú”

Sau đây là tổng hợp các đề văn phân tích bài “Khi con tu hú” hữu ích nhất cho công cuộc học tập của độc giả. Dưới sự chọn lọc cẩn thận, hi vọng chúng sẽ có ích cho trong quá trình viết văn của bạn.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ “Khi con tu hú”

Xuân Diệu từng nhận định rằng: “Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ”.

Đến với “Khi con tu hú” ta sẽ càng cảm nhận được rõ hơn tư tưởng cách mạng lớn lao ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của Tố Hữu từ bao giờ. Qua đây, ta sẽ cảm nhận được tình yêu thiên nhiên da diết cùng nỗi niềm khao khát tự do cháy bỏng luôn được nhen nhóm trong tim ông.

Để có thể cảm nhận trọn vẹn hết từng câu ý chữ của Tố Hữu, ta cùng đến với 6 câu thơ đầu được tác giả vẽ lên một cách sinh động về bức tranh mùa hè ngập tràn sức sống, bình yên và rực rỡ:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”

Bằng cách sử dụng một loạt các hình ảnh liệt kê tinh tế, sắc nét, mùa hè trong bức tranh dưới cảm nhận của tác giả là “lúa chiêm đang chín”, “trái cây ngọt dần”, bắp tới mùa thu hoạch, sáo diều “lộn nhào”. Tất cả như dần báo hiệu xuân qua, hạ đang tới, hứa hẹn một mùa màng bội thu cho mọi người.

Tác giả sử dụng những gam màu sáng, giàu sức sống, đầy nhiệt huyết như màu vàng tươi của lúa chín, màu xanh của cây quả, màu vàng của “bắp rây vàng”,… Mùa hạ này sẽ là mùa của sự đủ đầy, ấm no, hạnh phúc. Bức tranh màu này thật đẹp làm sao! Không chỉ có màu sắc mà bức tranh thiên nhiên ấy còn có âm thanh của tiếng sáo diều vi vu, của tiếng tu hú gọi bầy, gọi cả niềm tin và hi vọng, là của tiếng ve ngân nga bài ca hè về.

Chắc hẳn tác giả phải yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên nhiều như yêu nước, cảm nhận bằng tất cả xúc giác của bản thân thì mới có thể cảm nhận những vẻ đẹp tinh tế đến thế. Sang tới 4 câu thơ cuối, ta sẽ càng rõ hơn về tư tưởng cùng tâm trạng uất ức đến tột cùng muốn đập tan bức tường ngột ngạt để thoát ra nơi ngục tù tối tăm:

“Ta nghe hè dậy bên lòng…

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Một loại nghệ thuật liệt kê kết hợp với động từ mạnh được tác giả sử dụng liên tiếp: “đạp tan phòng”, “ngột”, “chết uất thôi”. Chứng tỏ niềm khao khát tự do luôn thường trực, dạt dào, rực cháy trong lòng người chiến sĩ trẻ. Nếu như mở đầu là tiếng chim tu hú nhộn nhịp, tươi vui thì đến cuối cũng là tiếng chim tu hú nhưng lại là tiếng vẫy gọi của sự tự do, của độc lập.

Tố Hữu hẳn là một người từng trải, kinh nghiệm trường đời phong phú thì mới có thể viết lên những câu thơ tinh tế, chạm tới trái tim người đọc sâu sắc đến vậy. Đọc bài thơ của ông, biết bao kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm mùa hè quê hương đã sống dậy lại, ngay cả trong những tâm hồn người đọc già cỗi bao thế hệ.

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên ý nghĩa của bài thơ “Khi con tu hú”

Đã là một con dân của dân tộc Việt Nam, không ai là không mang trong mình tình yêu nước thiêng liêng, cao cả. Từ già trẻ, gái trai đến những vật vô tri không có linh hồn, ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu ấy. Đọc bài thơ “Khi con tu hú” càng làm cho ta thêm tha thiết yêu hơn bao giờ hết. Tố Hữu đã gửi gắm lòng mình, những lời khó nói vào từng ý thơ, con chữ.

Bài thơ đã sử dụng hình tượng chim tu hú, là loài chim đại diện cho sự tự do. Tiếng chim tu hú mở ra tất cả mọi giác quan, thanh sắc, nhịp điệu cuộc sống. Nó là sự khởi đầu, là tiền đề cho cuộc sống đủ đầy, ấm no, cho sự tự do, độc lập của dân tộc. “Khi con tu hú” chính là nỗi lòng của người chiến sĩ cộng sản luôn ấp ủ, nhen nhóm tinh thần chiến đấu vì một tương lai độc lập của nước nhà. Ông tin rằng khi tu hú kêu vào mùa tiếp theo, thì cũng là lúc Việt Nam ta được giải phóng.

Chứng tỏ rằng Tố Hữu – ông vô cùng yêu nước, tình cảm ấy sẽ mãi mãi không bao giờ phai. Đồng thời, ông gửi đến bạn đọc bài học sâu sắc về tình yêu nước nồng nàn, có trách nhiệm. Tố Hữu sẽ mãi là tấm gương cho thế hệ trẻ chúng ta học tập và noi theo. Thế hệ trẻ hiện nay và mai sau, hãy giữ gìn và xây dựng đất nước, non sông ngày càng giàu mạnh và có vị thế trong năm châu hơn nhé!

Đề bài: “Viết đoạn văn thuyết minh về bài thơ “Khi con tu hú”

Đọc bài thơ “Khi con tu hú” càng làm cho ta thêm tha thiết yêu thiên nhiên, đất nước, quê hương hơn bao giờ hết. Tố Hữu đã gửi gắm lòng mình, những lời khó nói vào từng ý thơ, con chữ. Khi người đọc nghe từng câu thơ vang lên, như lại thấy cả một bầu trời tuổi thơ hiện về náo nức, bâng khuâng.

“Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân”

Tu hú là loài chim của sự tự do. Tiếng chim tu hú mở ra tất cả mọi giác quan, thanh sắc, nhịp điệu cuộc sống. Tiếng tu hú ấy vọng qua song sắt nhà tù, chìm trong nỗi nhớ da diết, hoài niệm. Bằng cách sử dụng một loạt các hình ảnh liệt kê tinh tế, sắc nét, mùa hè trong bức tranh dưới cảm nhận của tác giả là “lúa chiêm đang chín”, “trái cây ngọt dần”, bắp tới mùa thu hoạch, sáo diều “lộn nhào”. Tất cả như dần báo hiệu xuân qua, hạ đang tới, hứa hẹn một mùa màng bội thu cho mọi người.

“Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi”

Một loại nghệ thuật liệt kê kết hợp với động từ mạnh được tác giả sử dụng liên tiếp: “đạp tan phòng”, “ngột”, “chết uất thôi”. Chứng tỏ niềm khao khát tự do luôn thường trực, dạt dào, rực cháy trong lòng người chiến sĩ trẻ. Tiếng kêu tu hú được tác giả sử dụng để làm mở đầu và kết thúc cho cả bài thơ, thay lời thúc giục, lôi cuốn người chiến sĩ cách mạng vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Vì thế mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.

Nói tóm lại, chưa bao giờ người chiến sĩ cộng sản ngưng lại ý chí quyết tâm dành tự do, sự tự chủ cho dân tộc. Ông yêu từ những cái nhỏ nhất, từ thiên nhiên cây cỏ, cảm nhận từng chút thi vị của cuộc sống cho đến tình yêu nước mãnh liệt, nồng nàn. Bài thơ “Khi con tu hú” sẽ là đứa con tinh thần bất diệt mãi trường tồn với thời gian.

Trên đây là toàn bộ các bài phân tích liên quan đến chủ đề phân tích bài “Khi con tu hú” (lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,…). Qua những đoạn văn cảm nhận, phân tích từng khía cạnh, góc độ phía trên, mình hi vọng các bạn có thể tham khảo phục vụ cho việc học tập của bản thân nhé! 

Xem thêm: Phân tích đoạn cuối “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm hay nhất

Phân Tích, Văn Học -