Phân tích đoạn cuối “Đất nước” – tác giả Nguyễn Khoa Điềm hay nhất

“Đất nước” – 2 tiếng thiêng liêng mà cao cả, là sự kết tinh, hội tụ, khát vọng cũng công sức của nhân dân. Những góc nhìn mới này sẽ được thể hiện rõ nét hơn trong từng con chữ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua phân tích đoạn cuối “Đất nước” dưới đây. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích cho công cuộc viết văn và học tập của mình.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích đoạn cuối “Đất nước”

Sau đây sẽ là dàn ý phân tích đoạn cuối “Đất nước” giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm. Dàn ý sẽ giúp các bạn chọn ra và sắp xếp những nội dung chính, các ý giúp ăn điểm trong bài phân tích. Từ đó bạn đọc có thể tránh tình trạng bị trùng lặp, thiếu ý, lạc đề,…

Mở bài phân tích đoạn cuối “Đất nước”

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm “Đất nước”:

– Nêu luận điểm khái quát về nội dung của đoạn trích:

+ Đất nước cũng như cá nhân, là những thành tựu quá vãng lâu dài của sự cố gắng, hy sinh và tận tụy của bao thế hệ cha ông. Thấu hiểu được tư tưởng mới mẻ này, Nguyễn Khoa Điềm đã thổi hồn vào những con chữ để dựng lên hình ảnh một “đất nước” hùng vĩ, làm nổi bật lên tư tưởng hóa thân vì Tổ quốc, cống hiến hết mình vì sự nghiệp của dân tộc qua tác phẩm “đất nước”, đặc biệt là đoạn cuối của bài.

Thân bài phân tích đoạn cuối “Đất nước”

– Chứng minh cho luận điểm “ Lí giải tư tưởng Đất nước của Nhân dân”:

+ Đầu tiên, dưới nét vẽ tinh hoa của Nguyễn Khoa Điềm, ông đã khái quát lại một lần nữa những luận điểm chứng minh Đất nước là của nhân dân và đưa ra những tư tưởng mới về đất nước trong hai câu thơ đầu: “Để đất nước…thần thoại”.

+ Tác giả tinh tế khi sử dụng nghệ thuật liệt kê những hình ảnh, di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh khắp mọi miền đất nước để làm nổi bật văn hóa truyền thống mang những giá trị tinh thần hết sức sâu sắc.

+ Một góc nhìn sắc nét, một tư tưởng mới mẻ, có chiều rộng về địa lí, chiều sâu về lịch sử. Những dãy núi trập trùng với hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái, những núi Bút non nghiên.

+ Phong cảnh ấy không chỉ dừng lại ở việc được thiên nhiên ban tặng mà qua đó giúp tác giả thể hiện được cuộc đời, số phận, những đóng góp lớn lao của nhân dân, không tiếc mình mà hi sinh cho non nước.

+ Chính nhân dân là những con người đã dựng xây nên đất nước, đã đánh dấu cột mốc đời người lên mỗi ngọn núi, con sông: “và ở đâu…. núi sông ta”. 

+ Chưa dừng lại, ông còn cụ thể hóa luận điểm về tư tưởng đất nước của nhân dân qua những văn hóa dân gian có từ ngàn đời xưa “dạy biết yêu từ thuở còn nôi”, “biết quý công cầm vàng”, “biết trồng tre”,…

+ Là hình ảnh những anh hùng cứu nước đánh giặc giữ gìn gấm vóc, non sông. Là tình yêu thủy chung, son sắc, trọng tình trọng nghĩa. Tất cả những phẩm chất tốt đẹp ấy đều đã khắc sâu trong thâm tâm mỗi con người Việt Nam.

+ Mảnh đất này nhuộm bằng xương bằng máu, lấy máu đổi tự do, đổi lấy độc lập để cho ta mới có thể như ngày hôm nay.

+ Trùng trùng, điệp điệp, qua bao trắc trở, Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắn nhủ với mọi người rằng: Để có thể tạo nên một Đất nước đẹp như tranh vẽ này, thì chính nhân dân là người đã dày công gây dựng, góp phần mang lại vẻ đẹp trù phú, mới mẻ, muôn màu cho quê hương “ôi những….sông xuôi”.

+ Tác giả tinh tế khi sử dụng nghệ thuật liệt kê những hình ảnh, di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh khắp mọi miền đất nước,…

– Chiều rộng địa lí:

+ “Hòn trống mái”, “hòn Vọng Phu”: Đây là 2 minh chứng lịch sử khẳng định tình nghĩa thủy chung, vẹn tròn son sắc của người phụ nữ Việt Nam qua bao đời nay.

+ “Núi Bút non Nghiên”: Cảnh tượng đất trời phóng khoáng, sơn thủy liên tình gợi lên hình ảnh bút trời phê vào mây gió.

+ Thể hiện tinh thần hiếu học, luôn khao khát khám phá những chân trời mới mẻ của con người Việt Nam.

– Chiều dài lịch sử:

+ “ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”: Cha ông ta đánh giặc cứu nước, chống ngoại xâm, gìn giữ non sông gấm vóc => Tự hào truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc.

+ Họ gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống bằng cách truyền hạt lúa, lửa, giọng nói,…

+ “Đất nước này….thần thoại ca dao”: Toàn bộ tư tưởng về Đất nước của tác giả đều đúc kết trong 2 câu thơ mang giá trị nhân văn, thể hiện tình yêu thương, sự trân quý công sức, coi trọng nghĩa tình, biết hi sinh vì Đất nước.

+ Nhân dân chính là khởi nguồn của Đất nước.

Kết bài phân tích đoạn cuối “Đất nước”

– Khái quát lại tác phẩm:

+ Có thể nói rằng, chỉ vẻn vẹn 10 câu thơ cuối, linh hồn bài thơ như được tô điểm thêm sắc nét.

+ Với tài năng xuất chúng của mình, giọng thơ trữ tình thắm thiết, hẳn phải là người từng trải, có một lòng yêu nước nồng nàn, một tinh thần bất diệt với quê hương thì mới có thể viết nên những dòng thơ hay đến vậy.

– Rút ra bài học kinh nghiệm:

+ “Đất nước” đã mang lại giá trị to lớn về tư tưởng tiến bộ, mới mẻ. Đất nước Việt Nam không còn xa lạ nữa, mà nó trở nên gần gũi với ta hơn bao giờ hết.

+ Qua đây, Nguyễn Khoa Điềm gián tiếp nhen nhóm tình yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam hướng về nguồn cội. Dù có đi xa đi chăng nữa, thì quê hương vẫn mãi là nhà!

Một số dạng đề văn phân tích đoạn cuối “Đất nước”

Dưới đây là một số dạng đề văn phân tích đoạn cuối “Đất nước” đã được chọn lọc cẩn thận. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và phân tích.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Đất nước” (10 câu cuối)

Dưới nét vẽ tinh hoa của Nguyễn Khoa Điềm, ông đã khái quát lại một lần nữa những luận điểm chứng minh Đất nước là của nhân dân và đưa ra những tư tưởng mới về đất nước trong hai câu thơ đầu: “Để đất nước…thần thoại”. Tác giả tinh tế khi sử dụng nghệ thuật liệt kê những hình ảnh, di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh khắp mọi miền đất nước để làm nổi bật văn hóa truyền thống mang những giá trị tinh thần hết sức sâu sắc.

Một góc nhìn sắc nét, một tư tưởng mới mẻ, có chiều rộng về địa lí, chiều sâu về lịch sử. Những dãy núi trập trùng với hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái, những núi Bút non nghiên. Phong cảnh ấy không chỉ dừng lại ở việc được thiên nhiên ban tặng mà qua đó giúp tác giả thể hiện được cuộc đời, số phận, những đóng góp lớn lao của nhân dân, không tiếc mình mà hi sinh cho non nước. Chính nhân dân là những con người đã dựng xây nên đất nước, đã đánh dấu cột mốc đời người lên mỗi ngọn núi, con sông: “và ở đâu…. núi sông ta”.

Chưa dừng lại, ông còn cụ thể hóa luận điểm về tư tưởng đất nước của nhân dân qua những văn hóa dân gian có từ ngàn đời xưa “dạy biết yêu từ thuở còn nôi”, “biết quý công cầm vàng”, “biết trồng tre”,… Là hình ảnh những anh hùng cứu nước đánh giặc giữ gìn gấm vóc, non sông. Là tình yêu thủy chung, son sắc, trọng tình trọng nghĩa. Tất cả những phẩm chất tốt đẹp ấy đều đã khắc sâu trong thâm tâm mỗi con người Việt Nam. Mảnh đất này nhuộm bằng xương bằng máu, lấy máu đổi tự do, đổi lấy độc lập để cho ta mới có thể như ngày hôm nay.

Trùng trùng, điệp điệp, qua bao trắc trở, Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắn nhủ với mọi người rằng: Để có thể tạo nên một Đất nước đẹp như tranh vẽ này, thì chính nhân dân là người đã dày công gây dựng, góp phần mang lại vẻ đẹp trù phú, mới mẻ, muôn màu cho quê hương. “Đất nước” đã mang lại giá trị to lớn về tư tưởng tiến bộ, mới mẻ. Đất nước Việt Nam không còn xa lạ nữa, mà nó trở nên gần gũi với ta hơn bao giờ hết.

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên nội dung 4 câu thơ cuối bài thơ “Đất nước”

Đã quá nửa đời phiêu bạt, Nguyễn Khoa Điềm đúc kết lại kinh nghiệm đời người qua 4 câu thơ cuối: “Em ơi…muôn đời”. Tác giả nói lên trách nhiệm của bản thân đối với Đất nước, nơi cho ta ơn dưỡng dục, nuôi dưỡng ta lớn về tinh thần.

Lời thơ như tự tác giả bày tỏ nỗi lòng của mình với những thế hệ mai sau. Đất nước không còn xa lạ nữa, mà nó trở nên gần gũi, thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết. Mỗi một cá nhân là một mảnh ghép không thể thiếu đối với nước nhà. Bằng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ “phải biết” 2 lần, “phải biết gắn bó”, “phải biết hóa thân”. Đây như một mệnh lệnh, là một trách nhiệm dành cho mỗi một con người phải biết hành động vì Đất nước, sống là cống hiến.

4 chữ “Máu xương của mình” không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ nói vậy. Đất nước dựng xây được như ngày hôm nay đều là nhờ công sức to lớn của ông cha ta đánh đổi xương máu, nhuốm màu đỏ tươi để đổi lấy độc lập, tự do cho dân tộc. Nhà thơ đã khéo léo đặt 4 chữ ấy vào bài thơ khiến người đọc không cảm thấy ghê sợ mà ngược lại càng thêm trân trọng, biết ơn cha ông ta khi xưa biết bao.

Cho nên, ta “phải biết hóa thân”, dâng cả sự sống, tuổi trẻ, niềm tin, tình yêu và khát vọng cho Đất nước. Có như thế thì đất nước mới yêu thương lại chúng ta, ban cho ta những gì trù phú, màu mỡ, tươi đẹp nhất của cuộc đời.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích đoạn 4 “Đất nước”

“Đất nước” – 2 tiếng thiêng liêng mà cao cả. Đó là sự kết tinh, hội tụ, khát vọng cũng công sức của nhân dân. Ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như văn hóa, truyền thống, phong tục được thể hiện sâu sắc qua đoạn 4 bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.

Một góc nhìn sắc nét, một tư tưởng mới mẻ, có chiều rộng về địa lí, chiều sâu về lịch sử:

“Những người vợ nhớ chồng

….Hùng Vương”

Những dãy núi trập trùng với hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái, những núi Bút non nghiên. Phong cảnh ấy không chỉ dừng lại ở việc được thiên nhiên ban tặng mà qua đó giúp tác giả thể hiện được cuộc đời, số phận, những đóng góp lớn lao của nhân dân, không tiếc mình mà hi sinh cho non nước. “Ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”: Cha ông ta đánh giặc cứu nước, chống ngoại xâm, gìn giữ non sông gấm vóc. Tác giả tự hào truyền thống đánh giặc bảo vệ bờ cõi bằng xương máu của chính bản thân mỗi con người Việt Nam. Chính nhân dân là những con người đã dựng xây nên đất nước, đã đánh dấu cột mốc đời người lên mỗi ngọn núi, con sông: “và ở đâu…. núi sông ta”.

Đất nước là hiện thân, là hình ảnh của những con người, những con người vô danh làm nên hình hài, diện mạo của đất nước. Tác giả đã mạnh dạn thể hiện triết lí sâu sắc về phẩm chất hiếu học, tinh thần anh dũng hi sinh, bất khuất của dân tộc.

“Đất nước” đã mang lại giá trị to lớn về tư tưởng tiến bộ, mới mẻ. Đất nước Việt Nam không còn xa lạ nữa, mà nó trở nên gần gũi với ta hơn bao giờ hết. Qua đây, Nguyễn Khoa Điềm gián tiếp nhen nhóm tình yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam hướng về nguồn cội, mang đến niềm tự hào cùng tinh thần trách nhiệm cao được khơi dậy trong mỗi cá nhân với non sông, gấm vóc.

Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề (lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… ) trong tác phẩm “Đất nước”. Qua bài phân tích đoạn cuối “Đất nước” phía trên, hi vọng bạn đọc có thể tham khảo và học tập tốt hơn trên trường.

Xem thêm: Phân tích khổ 1 2 “Tràng giang” – Huy Cận hay và đặc sắc nhất

Phân Tích, Văn Học -