Phân tích đoạn 1 Tràng giang chi tiết nhất

Có thể nói tác phẩm Tràng giang của nhà thơ Huy Cận là đại diện tiêu biểu cho phong trào thơ mới. Đặc biệt, khi phân tích đoạn 1 Tràng giang chi tiết nhất, người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp trữ tình, vừa mang phong cách cổ điển kết hợp cùng hiện đại, dùng để diễn tả khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Qua đó, làm nổi bật thêm tâm trạng của một cái tôi cô đơn khi nghĩ về quê hương của người thi sĩ.

Đôi nét về tác giả Huy Cận

Đôi nét về tác giả Huy Cận được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây. Nhà thơ Huy Cận là nhà thơ đã có những đóng góp tích cực cho nền văn học Việt Nam. Mỗi khi nhắc đến ông, người ta sẽ nhớ ngay đến chất thơ chứa đựng nhiều nỗi buồn hòa cùng hình ảnh thiên nhiên dưới góc nhìn của nhà thơ. Một trong số các tác phẩm trở thành dấu ấn khó quên trong lòng độc giả phải kể đến là tác phẩm Tràng giang. 

Nội dung trong bài thơ là những lời bộc bạch suy nghĩ, những cảm xúc, nỗi trăn trở trong lòng. Bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những áng thơ tiêu biểu bậc nhất của Huy Cận. Bài thơ mang dòng chảy cảm xúc có chút u buồn mênh mang cho kiếp người bé nhỏ, trôi nổi giữa biết bao ngã rẽ cuộc đời. Đặc biệt đoạn thơ thứ nhất đã cuốn hút ngay người đọc theo tâm hồn thơ của tác giả rất độc đáo. Tràng giang gợi hình ảnh một con sông dài, rộng lớn.

Khi phân tích đoạn 1 Tràng giang, chúng ta càng thấy rõ được tư tưởng cũng như ý đồ nghệ thuật mà tác giả muốn truyền tải. Có lẽ bài thơ là nỗi buồn của tác giả trước cảnh vật bao la của khung cảnh trời rộng lớn hay là đôi lời tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều sầu muộn.

Hai câu đầu khổ 1 bài thơ Tràng giang

Trong thơ ca Việt Nam cảm hứng về thiên nhiên luôn được các nhà thơ quan tâm. Một trong những bài thơ mang đậm chất mộc mạc, xen lẫn nét tâm trạng của tác giả mà ta không thể bỏ qua đó chính là bài thơ Tràng giang (Huy Cận). Bài thơ thể hiện rõ nét sự đơn độc của một người đang đơn độc, mong ngóng quê hương. Được thể hiện rõ nét qua hai câu đầu khổ 1 bài thơ Tràng giang.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song”

Câu thơ mở đầu tác giả lại miêu tả bằng từ láy “điệp điệp” để có thể gợi nhớ cho người đọc thấy nỗi buồn trong lòng tác giả đã kéo dài rất lâu. Có lẽ nỗi buồn ấy đã lan rộng ra cả dòng sông mênh mông ngoài kia. Câu thơ cho ta có cảm giác không chỉ riêng những con sóng trên Tràng giang và đây còn là cơn sóng trong lòng của tác giả, hòa tan vào cùng sông nước.

Hình ảnh những con sóng vỗ dập dềnh trên mặt nước êm ả, nhưng lại lặng thinh đến lạ thường khó có thể diễn tả bằng lời. Câu thơ gợi lên hình ảnh mặt nước gập gềnh sóng yên biển lặng thinh, lặng trống trãi như lòng người. Điều đó có phải chăng chính là nỗi buồn cho thân phận nổi trôi vô định của chính nhà thơ Huy Cận. 

Bên cạnh đó là hình ảnh “thuyền về nước lại” dẫu cho đó là sự vận động không theo quy luật của bất cứ sự vận động nào. Những chiếc thuyền vẫn mang trong mình “nỗi sầu trăm ngả”.

Dẫu là sự vận động trái chiều của cảnh vật hay là thuyền về nước thêm sầu vẫn là “sầu trăm ngả”, sự hoang mang. Cành củi cũng giống như cuộc đời vô định nổi trôi của chính tác giả” ứng hiện” lại trước cảnh sông nước mênh mông của “Tràng giang”. Tại sao tác giả lại dùng từ “củi” mà không dùng các từ hoa, bèo, gỗ. Bởi “củi” đi với từ “một” sẽ làm cho nỗi buồn trở nên da diết hơn, càng tô đậm thêm nét cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời bao la, rộng lớn.

Hai câu thơ đầu là hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, đẹp đẽ của quê hương, ẩn sau nỗi buồn là tình yêu quê hương tha thiết. Hiện lên giữa sự vật rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ mênh mông là cái tôi nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng.

Tất cả những hình ảnh ấy nhằm nhấn mạnh cho người đọc có thể thấy rõ luận điểm trong hai câu thơ đầu bài Tràng giang. Nó khơi gợi cho người đọc những cảm giác buồn sâu lắng, cảm xúc của một cái tôi cô đơn trước khung cảnh thiên nhiên ngay trước mắt mình. Khoảng cách quá xa giữa những con người, tô đậm thêm kiếp người lênh đênh trước sóng gió cuộc đời.

Hai câu cuối khổ 1 bài thơ Tràng giang

“Thuyền về nước lại xanh như ngọc

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Quá trình chuyển biến từ cây cối xanh tươi trên những cành củi khô khốc gầy guộc, hiện lên trong tâm trí người đọc hình ảnh một Tràng giang trải qua nhiều trận lũ lụt mà còn là dòng đời thắm đượm nỗi buồn. Con người đầy lạc lõng, ưu tư, băn khoăn trước cuộc đời – đó cũng là tâm trạng của lớp trí thức bấy giờ.

Có thể thấy được tác giả đã thể hiện chân thật niềm khát khao được hòa nhập với con người, thiên nhiên nơi đây. Với mong muốn làm vơi đi đôi phần u buồn, lạc lõng, cô đơn trên chính quê hương ấy của mình.

Cảm nhận khổ thơ 1 bài thơ Tràng giang, chúng ta đã phần nào thấy rõ được sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhà thơ giữa bút pháp hiện đại và cổ điển. Nhờ đó mà lời thơ gần gũi nhưng vẫn tác động mạnh mẽ vào lòng người đọc. Thêm vào đó là cách đặt nhan đề độc đáo theo kiểu tả cảnh ngụ tình.

Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên mà tác giả sử dụng cặp từ láy ở đoạn 1, bởi khi sử dụng cặp từ láy sẽ càng tô đậm thêm nỗi cô đơn của một kiếp người khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên ấy. Tác giả đã vận dụng thành công các hình ảnh miêu tả vô cùng độc đáo để cho người đọc có thể cảm nhận đoạn đầu của bài Tràng giang. Từ đó tìm ra điểm mới mẻ, khó quên khi đọc tác phẩm.

Nỗi buồn của chính nhà thơ Huy Cận được thể hiện sâu sắc và vô cùng nổi bật, người thi sĩ có nhiều khát vọng đối với cuộc đời. Chính lúc này đây, tác giả muốn làm điều gì đó cho quê hương đất nước của mình.

Qua những cảm xúc của nhà thơ, ta có thể thấy được chất thơ mang đậm nét ưu buồn, cảnh vật thật khiến con người ta cảm thấy tù túng hay chết chóc mà buồn vì cái đẹp thiếu tình người. Từ nỗi buồn đậm màu triết lý, nỗi buồn đó cũng phản ánh sự thay đổi đời sống xã hội. Cảm nhận khổ 1 bài thơ Tràng giang cũng muốn nói lên nỗi buồn của những ai khi phải xa quê hương.

Hai câu cuối khổ 1 bài thơ Tràng giang, người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận được nỗi buồn của tác giả trải dài cả đoạn. Tất cả hình ảnh ấy được Huy Cận diễn tả vô cùng chân thật và sống động, tạo cho người đọc cảm giác gần gũi và có sức sống. Nhưng nỗi buồn ấy không vì làm cho cảnh vật thêm phần lãnh đạm.

Qua đây, ta có thể thấy rõ nỗi buồn của chính nhà thơ Huy Cận và cũng chính là những cảm xúc của cả một thế hệ. Chỉ với nội dung khái quát đầu của Tràng giang, nhà thơ đã vận dụng nhiều hình ảnh nghệ thuật sâu sắc. Cùng kết hợp với một số từ láy ẩn dụ, nhân hóa, càng tô đậm thêm nỗi niềm ưu tư, của thế hệ thanh niên tri thức.

Với những giá trị trên, phân tích đoạn 1 Tràng giang đã đóng góp phần không nhỏ làm nên giá trị nội dung và tư tưởng của tầng lớp thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện được phong cách nghệ thuật độc đáo của Huy Cận. Để rồi năm tháng lặng lẽ trôi qua, nhưng tiếng thơ Huy Cận vẫn còn âm vang mãi trong lòng độc giả.

Xem thêm: Phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ

 

Phân Tích -