Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” – Bà Huyện Thanh Quan
Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” qua dàn ý, phân tích ý nghĩa, tổng hợp bài mẫu cho học sinh giỏi trong bài viết dưới đây!
Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” để thấy được nỗi lòng nhớ mong quê nhà da diết của tác giả. Lúc này Bà Huyện Thanh Quan trên đường đến kinh đô Huế nhận chức quan, khi dừng chân lại đèo ngang đã bật lên những ý thơ sâu lắng.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích bài thơ “Qua đèo ngang”
Các bạn cần chuẩn bị dàn ý phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” trước khi đi vào phân tích bài thơ nhé. Hy vọng bài dàn ý dưới đây sẽ giúp các bạn làm bài phân tích thật tốt!
Mở bài “Qua đèo ngang” – Tác giả, tác phẩm
– Khái quát sơ lược về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Qua đèo ngang”.
– Nêu vấn đề và dẫn trích bài thơ “Qua đèo ngang”.
Thân bài phân tích bài thơ “Qua đèo ngang”
– Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà với cảnh vật tràn đầy sức sống chen chúc lẫn nhau “cỏ chen đá”, “lá chen hoa” cho thấy thiên nhiên bao la hùng vĩ, hoang sơ.
– Giữa bức tranh thiên nhiên mênh mông sự sống con người hiện ra vô cùng nhỏ bé, tiêu điều “tiều vài chú” “chợ mấy nhà” thể hiện sự đối lập giữa con người và thiên nhiên bao la. Sự sống con người mang nét tiêu điều, hiu quạnh và trầm buồn.
– Nhà thơ vận dụng nghệ thuật chơi chữ “quốc” là Tổ quốc, đất nước, “gia” là gia đình.
– Tác giả mượn tiếng kêu của chim cuốc và chim đa đa để thốt lên nỗi nhớ mong quê nhà, quê hương khi một mình đứng giữa nơi đất khách, quê người.
– Nỗi cô đơn trống trải khi không ai có thể sẻ chia nhà thơ đành mang mảnh tình ấy cho riêng mình tác giả tác giả biết mà thôi. Qua đó càng cho thấy sự cô đơn, lẻ loi của tác giả giữa thiên nhiên mênh mông rộng lớn.
Kết bài ý nghĩa “Qua đèo ngang”
– Khái quát tóm tắt nội dung ý nghĩa bài “Qua đèo ngang”.
+ Bài thơ “Qua đèo ngang” là bức tranh thiên nhiên núi rừng đẹp hoang sơ, kỳ vĩ qua đó nhà thơ gửi gắm nỗi niềm nhớ mong quê nhà khi một mình lẻ loi trên đất khách quê người.
– Liên hệ và mở rộng tới bản thân.
Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” học sinh giỏi
Dưới đây là bài viết phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” học sinh giỏi nhưng đầy đủ chi tiết để các bạn có thêm tư liệu học tập và thực hành trên lớp nhé!
Bài làm
Trên đường vào kinh thành Huế để nhận chức, Bà Huyện Thanh Quan có đi ngang qua một con đèo từ ấy bài thơ “Qua đèo ngang” được ra đời. Với giọng thơ nhẹ nhàng thể hiện tâm trạng nhớ quê hương da diết mang thân nữ nhi ở nơi đất khách quê người đồng thấy được bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của đèo Ngang.
Mở đầu bài thơ là cảnh vật núi rừng hoang sơ khi tác giả dừng chân ở đèo ngang. Không gian lúc này là một buổi chiều tà hay đúng hơn là cảnh chiều hoàng hôn của núi rừng. Nhà thơ đứng một mình giữa đèo Ngang lại vào không gian buổi chiều tà gợi lên sự hoang vu, vắng lặng của bức tranh thiên nhiên buổi chiều hoàng hôn.
Từ trên cao nhìn xuống là cỏ chen đá, lá chen hoa thể hiện thiên nhiên hoang sơ, rậm rạp của cỏ cây hoa lá. Tác giả sử dụng động từ “chen” lặp lại hai lần càng nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi của tác giả. Chỉ qua hai câu thơ đầu nhà thơ đã gợi mở ra một bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà hoang sơ, cỏ cây hoa lá xô đẩy, chen lấn để giành lấy sự sống còn lòng thi sĩ cảm thấy cô đơn, lẻ loi khi đứng giữa không gian thiên nhiên rộng lớn.
Nếu hai câu thơ đầu nhà thơ cho thấy sự sống dồn dập, chen nhau của cỏ cây hoa lá thì đến hai câu thơ tiếp theo thì sự sống con người được tác giả điểm tô thêm vào bức tranh. Hình ảnh “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà” cùng với tính từ “lom khom”, “lác đác” được nhà thơ sử dụng rõ ràng hoàn toàn trái ngược với thiên nhiên rộng lớn của đèo Ngang.
Những tưởng sự xuất hiện của cuộc sống con người sẽ làm cho bức tranh thiên nhiên đèo ngang trở nên sinh động hơn vui vẻ hơn hài hoà hơn. Nhưng càng làm cho bức tranh trở nên đìu hiu, trầm buồn đến kỳ lạ. Bức tranh đó cũng có bóng dáng con người đó nhưng lại là “vài” chú tiều phu lưa thưa, ít ỏi, xa xa là vài căn nhà ở cạnh ven sông. Qua đó nhà thơ càng thấy cô đơn, quạnh quẽ đến hiu hắt lòng người, lúc này nhà thơ giá như có một ai đó có thể cùng bầu bạn trò chuyện với nhà thơ để chia sẻ nỗi lòng nhớ thương quê nhà của mình.
Bức tranh thiên nhiên được nhà thơ điểm xuyết thêm vào đó là âm thanh của những con chim “quốc quốc”, “gia gia”. “Con quốc quốc” ở đây là con chim cuốc và “cái gia gia” được hiểu là con chim đa đa. Với biện pháp nghệ thuật chơi chữ rất tài tình của tác giả “quốc” là tổ quốc, đất nước còn “gia” là gia đình, quê hương. Đứng giữa thiên nhiên mênh mông rộng lớn nhà thơ mượn âm thanh của những con chim để thốt lên nỗi nhớ mong da diết về quê nhà.
Tại sao nhà thơ đang đứng trên vùng đất của Tổ quốc nhưng lại nhớ về đất nước, phải chăng nhà thơ đang nhớ về những tháng ngày đất nước còn thanh bình, người dân hoạt náo, nhộn nhịp. Trái ngược với cảnh đất nước đang trong thời buổi loạn lạc nên sự sống con người trở nên hiu quạnh, tiêu điều. Từ đó cho thấy tấm lòng luôn hướng về quê hương đất nước của tác giả đồng thời là nỗi nhớ thương quê nhà tha thiết khi một thân một mình trên hành trình xa nhà.
Đứng ở đèo ngang ngắm cảnh non sông đất nước dường như nhà thơ cảm thấy lưu luyến với thiên nhiên nơi đây không muốn rời xa. Giữa thiên nhiên hùng vĩ bao la con người trở nên bé nhỏ mà tác giả lại là thân nữ nhi yếu đuối càng thêm tô đậm sự lẻ loi, cô độc của thi sĩ. Những nỗi lòng, cảm xúc lúc này dường như không có một ai để sẻ chia cùng tác giả nữa đành thốt lên rằng “một mảnh tình riêng ta với ta”. Nỗi lòng ấy chỉ còn ta biết mà thôi, giữ riêng trong lòng tác giả. Thiên nhiên núi rừng bao la rộng lớn càng làm cho tác giả cảm thấy cô đơn, lạc lõng mang một nỗi buồn thầm kín.
Qua bài thơ “Qua đèo ngang” tác giả đã sử dụng những bút pháp nghệ thuật tài tình trong cách tả cảnh, tả tình tạo nên bức tranh thiên nhiên núi rừng hoang sơ, kỳ vĩ. Đồng thời cho thấy nỗi sầu hiu quạnh, nhớ thương quê nhà da diết và tâm trạng thầm kín nghĩ về đất nước của tác giả trong thời buổi loạn lạc.
Phân tích ý nghĩa của bài thơ “Qua đèo ngang”
Mỗi bài thơ đều mang nhiều nét ý nghĩa đặc sắc, thấm thía triết lí. Đây là bài phân tích ý nghĩa của bài thơ “Qua đèo ngang” để các bạn có thêm nhiều tư liệu đa dạng về phân tích bài thơ này.
Bài làm
Bài thơ “Qua đèo ngang” là bức tranh thiên nhiên núi rừng đẹp hoang sơ, kỳ vĩ qua đó nhà thơ gửi gắm nỗi niềm nhớ mong quê nhà khi một mình lẻ loi trên đất khách quê người. Bức tranh thiên nhiên hiện ra trong không gian là một buổi chiều tà khi hoàng hôn buông xuống, nhìn xuống dưới là cỏ cây hoa lá đang xô đẩy, chen chúc nhau để bám rễ vào đất, giành lấy sự sống cho nó.
Phía dưới chân núi là vài chú tiều phu lên rừng đốn củi đang trên đường trở về nhà trước khi màn đêm buông xuống, xa xa bên sông là lác đác vài căn nhà. Bức tranh thiên nhiên mênh mông rộng lớn với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng hoang vu, ở đó sự sống con người mang vẻ tiêu điều, hiu quạnh đối lập với không gian của núi rừng nơi đây.
Đứng giữa không gian thiên nhiên bao la hùng vĩ nhà thơ như trở nên nhỏ bé giữa thiên nhiên vũ trụ từ đó thể hiện tâm trạng lẻ loi, cô độc của nhà thơ. Sự cô đơn ấy làm cho nhà thơ càng thêm nỗi nhớ nhà da diết khi thân gái yếu đuối một mình cô đơn giữa đất khách quê người. Đồng thời qua đó còn thể hiện tấm lòng luôn hướng về đất nước, quê hương của nhà thơ.
Những tâm trạng, nỗi lòng ấy được nhà thơ gom lại thành “mảnh tình riêng” chỉ riêng “ta với ta” biết mà thôi. Đó là những nỗi lòng thầm kín không biết chia sẻ cùng ai nên đành giấu cho riêng mình. Lúc này câu thơ càng cho thấy sự cô đơn, lẻ loi của thi sĩ khi đứng giữa núi rừng mênh mông rộng lớn.
Trên đây là bài viết phân tích bài thơ “Qua đèo ngang”, dàn ý phân tích bài thơ “Qua đèo ngang”... đã được biên soạn đầy đủ và khá chi tiết. Hy vọng sẽ mang lại hữu ích cho việc học trên lớp của các bạn. Chúc các bạn học tốt!
Xem thêm: Phân tích bài “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương hay và ý nghĩa
Phân Tích, Văn Học -Phân tích bài “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương hay và ý nghĩa
Phân tích khổ 4 “Bếp lửa” – Bằng Việt hay và chọn lọc
Phân tích khổ 3 bài “Bếp lửa” chọn lọc và hay nhất
Phân tích Thị trong “Vợ nhặt” tác giả Kim Lân ngắn gọn nhất
Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt hay và ngắn gọn nhất
Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” hay và đầy đủ nhất
Phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1 tác giả Y Phương chọn lọc nhất