Phân tích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du
Đoạn trích “Trao duyên” của tác phẩm “Truyện Kiều” đã cho thấy ngòi bút hết sức tài năng của Nguyễn Du qua cách khắc họa sâu sắc tâm lý nhân vật. Cảm nhận phân tích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên” ta thấy tứ thơ gây xúc động vì diễn tả một cách chua xót tâm lý đau khổ, bế tắc của Thúy Kiều. Qua đó, chúng ta thêm thấu hiểu và xót thương hơn cho thân phận hẩm hiu, bất hạnh của Thúy Kiều.
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên”
Dưới đây sẽ là dàn ý phân tích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên” giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.
Mở bài “Trao duyên” 8 câu cuối
– Giới thiệu về tác giả: Đại thi hào dân tộc, nhà văn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp cho văn học dân tộc.
– Giới thiệu tác phẩm: Được xem là một trong số những kiệt tác của văn học dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.
– Giới thiệu về đoạn trích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên”.
Thân bài phân tích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên”
* Mạch cảm xúc của bài:
– Sau khi trao duyên cho Vân, Thúy Kiều đau xót khi nhớ tới Kim Trọng.
– Những lời Kiều nói thực chất là những lời độc thoại nội tâm của nàng.
* Hiện thực đau xót của Thúy Kiều: Niềm thương cảm, xót xa của Nguyễn Du với số phận của Kiều.
– Số phận đầy đau khổ, dở dang, lênh đênh, trôi nổi.
– Nàng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ.
– Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác -> Đức hi sinh cao quý.
* Tiếng gọi chàng Kim: Sự đau xót tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng.
– Nhịp thơ 3/3, 2/4/2: Vừa da diết vừa nghẹn ngào.
– Thán từ “Ôi, hỡi” là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.
– Kiều ý thức được số phận bất hạnh, tình yêu dở dang của bản thân.
– Kiều tự nhận mình là người phụ nữ phụ bạc, nàng tha thiết muốn tạ lỗi với Kim Trọng.
=> Đoạn thơ thể hiện tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng cùng cực của Thúy Kiều.
Kết bài đoạn trích “Trao duyên” 8 câu cuối
– Khái quát những thành công nghệ thuật của 8 câu cuối đoạn trích “Trao duyên”.
– Nêu những đặc sắc, ý nghĩa nhân văn của 8 câu cuối đoạn trích “Trao duyên”.
Một số dạng đề văn phân tích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên”
Dưới đây là một số dạng đề văn phân tích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên” được chọn lọc cẩn thận. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và phân tích trên trường.
Đề bài: Viết bài văn cảm nhận 8 câu cuối bài “Trao duyên”
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông sinh năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Sống trong giai đoạn chế độ phong kiến suy tàn, đầy biến động, Nguyễn Du đã chứng kiến nhiều bất công, sự thối nát của xã hội thời bấy giờ, và sự cảm thông với những người phụ nữ bất hạnh.
Trao duyên trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”, một tác phẩm mà sự bi cảm thể hiện qua từng câu chữ. Đoạn trích mang đến một nỗi xúc động khôn nguôi dành cho người đọc. Trong đó, nổi bật nhất là 8 câu cuối của đoạn trích “Trao duyên” mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Qua dòng độc thoại nội tâm, Thúy Kiều ý thức rất rõ về cái hiện sinh:
“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân“
“Bây giờ” là thời điểm hiện tại, là cuộc sống mà nàng phải đối diện trước mắt. Nỗi đau không khiến nàng ngủ quên trong quá khứ, không ru nàng vào giấc mộng siêu hình về một cõi âm cách biệt. Thúy Kiều của Nguyễn Du rất thành thực và tỉnh táo.
Câu thơ tiếp theo thể hiện sự tiếc thương day dứt vì tình cảm không trọn vẹn. Kiều nhớ đến Kim Trọng và trách cứ chính bản thân phản bội chàng, tiếng nấc xé lòng vang lên:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”
Xuyên suốt cuộc đời Kiều trong những tác phẩm của Nguyễn Du, chúng ta đều thấy Kiều là một con người đầy nghĩa tình và mang tấm lòng thủy chung son sắc. Hơn nữa, nàng cũng đã trao tất cả những gì đẹp đẽ nhất đến Kim Trọng, người mà cô hết lòng yêu thương và tin tưởng. Nàng đánh đổi cả cuộc đời mình cho trọn chữ nghĩa “kiếp làm con là để trả công ơn sinh thành”, không có lựa chọn nào ngoài việc phải phụ tấm lòng và mối nhân duyên đẹp đẽ với Kim Trọng. Trong lòng nàng đầy giằng xé và sự chua xót khi nghĩ chính bản thân đã phản bội Kim Trọng.
Hành động “trăm nghìn gởi lạy” và câu cảm thán đầy thiết tha: “Tình dài chỉ có chừng đấy thôi” là sự trách móc vô cùng đau đớn, dằn vặt gửi đến Kim Trọng. Phải chăng Thúy Kiều đã hết mực yêu thương và trân trọng tình cảm thiêng liêng với Kim Trọng thì nàng mới tự dằn vặt, giày vò bản thân nhiều đến như vậy?
Sau những tâm tình gửi chàng Kim là lời Kiều than thân trách phận hẩm hiu. Sự tự ý thức được thân phận mình đã cho thấy Kiều là một con người hiểu biết chuyện đời và đó cũng là một linh cảm của nàng về ngày mai không hề sáng sủa với nàng:
“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”
Lời kêu khóc đầy cay đắng trước những đau đớn của số phận như một biểu hiện đầy bản năng của sự chịu đựng đạt đến cao trào trong Kiều. Các cụm từ “bạc như vôi”, “máu rơi hoa trôi” như một sự xót xa, oán trách khi cuộc sống quá khắc nghiệt với Thúy Kiều, một xã hội tàn ác đã đưa cô đến tuyệt vọng, đau khổ và mất mát. Chấp nhận “đã đành” như “nước chảy hoa trôi” cũng là sự chịu đựng và là biểu tượng cho những hy sinh của phận người con gái trước mỗi biến cố cuộc sống. Và có lẽ, hình ảnh ấy cũng dự báo một tương lai mù mịt, một cuộc đời bất hạnh của Thúy Kiều.
Khi cảm nhận 8 câu thơ cuối trong Trao duyên, người đọc cũng đã nhận ra một điều là số phận của Thúy Kiều bạc như màu vôi. Trước đây, nếu nàng sống bình yên bên mái ấm gia đình thì sẽ không hề nghĩ đến những điều cay đắng như hiện tại. Nhưng thực lòng mà nói, chắc hẳn ngay cả nằm mơ Thúy Kiều cũng không hề nghĩ rằng sự đau đớn, nghiệt ngã sẽ đổ ập đến với cô một cách chóng vánh như vậy.
Hai chữ “Kim Lang” thiết tha chứa đựng tình cảm thương yêu và trân trọng Thúy Kiều dành tặng Kim Trọng. Điệp ngữ “Kim Lang” phối hợp với động từ “Ôi” và “Hỡi” trong nhịp thơ 3/3 như lời kêu gào tâm can ấy. Từng lời thơ cất lên ngậm ngùi, xót xa, đậm màu nước mắt và đượm vị đau đớn. Lời từ giã cuối của Thúy Kiều gửi tới người yêu, nhẹ nghĩa nặng tình còn chứa đựng cả sự dằn vặt và đau đớn đến tột cùng:
“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Tám câu thơ trong trích đoạn dù không nhiều song chúng ta cũng thấy rõ những đức tính cao đẹp của nàng Kiều. Đó là sự nhân ái, vị tha, là những nhận thức về số phận và một niềm khao khát một cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn nghĩa tình. Phải chăng đây là lời câu thơ đau thắt lòng mà cố thi sĩ Nguyễn Du đã kể hộ nhiều người, biết bao thời! Chỉ một câu thơ và tên tuổi Kim Trọng được nhắc lại hai lần. Những chữ “ôi, hỡi” trong câu thơ cất lên như thể một tiếng kêu, giọng nói hoảng hốt, ngập ngừng và kèm theo sự trăn trối sau cùng gửi cho chàng Kim trước khi phải rời xa nhau mãi mãi.
Kiều đã vô cùng tận tâm với chàng Kim nhưng bây giờ nàng lại nhận bản thân là kẻ phụ bạc, không đổ tội vì ai mà chỉ nhận hết mọi lỗi lầm về mình. Nàng không có suy nghĩ đến nỗi khổ của chính bản thân. Tất cả tấm chân tình và những quan tâm đều dành cho cuộc sống của người nàng yêu thương.
Tài năng nghệ thuật Nguyễn Du qua 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên” đã diễn tả thành công những chuyển biến tâm lý của Thúy Kiều. Với hệ thống ngôn từ phong phú được vận dụng hết sức khéo léo và tinh tế, Nguyễn Du thực sự là một bậc thầy của văn chương.
Qua tám câu thơ này tính nhân văn được Nguyễn Du truyền tải cũng đã bộc lộ rõ ràng. Đó là tiếng nói phê phán chế độ cai trị nhiều tội lỗi đã đưa họ đến các thảm kịch đau đớn. Là lời thương xót trước các thân phận xấu số này và thể hiện sự tôn trọng đối với những giá trị, tình yêu cao đẹp của họ trong cuộc sống.
Tuy nhiên cũng phải công nhận một sự thật rằng cho dù số phận có nghiệt ngã và trớ trêu đến mức nào, thì lẽ phải cũng sẽ chiến thắng. Tin chắc, “Trao duyên” cùng với Truyện Kiều sẽ luôn có ý nghĩa trường tồn, để các thế hệ sau quý trọng và gìn giữ.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn phân tích đoạn thơ có chứa câu thơ “Bây giờ trâm gãy gương tan…muôn vàn ái ân”
Sau khi cậy nhờ em giúp chị giữ lại “duyên thừa” với Kim Trọng, Thúy Kiều đã đau khổ bày tỏ nỗi lòng mình. Đó là sự thất vọng và đau khổ đạt đến đỉnh điểm khi đành chịu cảnh chia cách với Kim Trọng, một tình yêu trong sáng nhưng bị hoàn cảnh đẩy đưa.
“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân“
Câu thơ “Bây giờ trâm gãy gương tan” diễn tả tình thế khó khăn mà Kiều phải đối mặt. Trạng ngữ khẳng định cảm xúc “bây giờ” miêu tả cái đau đớn hằn sâu vào tiềm thức lúc thấy tình duyên đổ vỡ. Một mối lương duyên chưa từng phai mờ nay sau sóng gió lại gặp phải cảnh chia ly không gì có thể bù đắp “trâm gãy gương bể”. Tác giả vận dụng khéo léo thành ngữ “trâm gãy gương tan” – một hình ảnh ẩn dụ về mối tình đầu trong sáng nhưng chông chênh của Kim – Kiều.
Qua đoạn thơ trên ta thấy tình yêu Kiều dành cho Kim là chân thành, mạnh mẽ và to lớn bao nhiêu thì cái đau đớn hiện tại cô đang chịu đựng càng xót xa bấy nhiêu. Trâm đã vỡ, gương cũng đã tan thì tình cảm khó mà cứu vãn và hy vọng hàn gắn lại chuyện cũ dường như là không thể. Kiều đau khổ nhớ lại khoảnh khắc trong “muôn vàn ái ân” của hai người trước kia.
Đó là những kí ức đẹp, những tình cảm sâu đậm mà chắc chắn Kim không tìm lại được. Đêm trăng thề nguyện trăm năm, nâng ly rượu hồng mừng sinh nhật, ngắm vầng trăng vàng, nghe nhạc, múa ca,… Tình yêu to lớn trước kia nay đã trở thành quá khứ và bị chôn vùi trong dĩ vãng vì duyên chưa hết mà bắt buộc phải chia tay.
Phân tích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên” trong trích đoạn nói riêng cũng như tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung đã có những đóng góp quan trọng làm nên thành công của kiệt tác “Truyện Kiều”. Đó cũng là sự trân trọng tác giả dành cho những người phụ nữ xinh đẹp nhưng do những nghiệt ngã của xã hội phong kiến đã đẩy họ đến cùng cực đau thương.
Xem thêm: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” ngắn nhất của Viễn Phương
Phân Tích, Văn Học -Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác ngắn nhất của Viễn Phương
Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
Phân tích Tây Tiến khổ 1 của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm ” Chí Phèo “
Phân tích bài “Mây và sóng” của nhà thơ R.Ta-go ngắn và hay nhất
Phân tích lý luận hàng hóa sức lao động trên thực tiễn hiện nay
Phân tích 2 câu luận bài Thương vợ đầy đủ nhất