Nghị luận uống nước nhớ nguồn văn mẫu tham khảo

Tác giả Nguyễn Hoa của dafulbrightteachers.org có bài viết nghị luận uống nước nhớ nguồn – câu tục ngữ quen thuộc ca ngợi truyền thống tốt đẹp biết ơn thế hệ trước. Với đề bài này bài viết nghị luận bên dưới sẽ rất cần thiết cho các bạn học sinh.

Viết văn nghị luận uống nước nhớ nguồn

Ca dao tục ngữ là nguồn tài sản vô cùng quý giá trong kho tàng văn học nhân loại. Đó là những câu nói ngắn gọn nhưng lại hàm ý sâu sa, và có giá trị vô cùng. Một trong số đó là câu nói : “uống nước nhớ nguồn”. Chúng ta cùng tìm hiểu và cảm nhận câu nói nhé.

Câu tục ngữ chỉ vẻn vẹn 4 từ nhưng mang nét ý nghĩa vii cùng sâu sa. Nguồn hàm ý chỉ nơi phát tích, là gốc rễ, cội nguồn, là nơi tạo ra. Uống nước chính là hành động thụ hưởng, sử dụng và đón nhận những thành quả mà nguồn tạo ra. Cũng giống như khi ta uống nước ta phải biết nhớ đến mạch nước tạo ra nguồn nước trong lành tinh khiết. Con người trong cuộc sống cũng vậy, khi được thụ hưởng bất kì thành quả dù là vật chất hay tinh thần cũng phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, làm nên thành quả ngày hôm nay.

Ý niệm mà ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ thật đúng đắn vô cùng. Cái gì cũng đều có xuất phát nguồn cội của nó. Thành quả mà hôm nay chúng ta được nhận là sự trả giá biết bao của mồ hôi, công sức lao động và cả máu của biết bao người đi trước. Niềm vui niềm hạnh phúc, thành quả mà chúng ta được sở hữu được xây nên bởi những hi sinh, mồ hôi của bao người đi trước. Chính vì lẽ đó, chúng ta phải biết nhớ ơn, biết ơn sự mất mát, đóng góp lớn lao ấy. Điều này hoàn toàn phù hợp, là lẽ công bằng xã hội.

Đây là bài học mà ông cha ta đã đúc rút được để gửi gắm đến thế hệ mai sau. Nếu mỗi người chúng ta đều thấm nhuần tư tưởng này thì xã hội sẽ đoàn kết, gắn bó. Ai cũng biết sống nhớ ơn thì sẽ sống có ý nghĩa hơn, sẽ không có chỗ cho cái ác, cái xấu len lỏi. Con người sẽ không ngừng cố gắng và phát triển, cống hiến và nỗ lực xây dựng đất nước ngày càng văn minh, tốt đẹp.

Xem thêm >>>Dàn ý Nghị luận xã hội về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

 

Uống nước nhớ nguồn là lẽ sống cao quý của nhân dân ta từ hàng ngàn đời nay. Truyền thống ấy vẫn luôn được các thế hệ tiếp thu và phát triển. Hàng năm, cứ đến ngày 27 tháng 7 nhân dân cả nước lại long trọng tổ chức ngày thương binh liệt sĩ để tưởng nhớ các vị anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho nền hòa bình nước nhà. Biết bao các ngôi nhà tình thương được dựng lê từ sự đóng góp của người dân đã được trao tận tay cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các bác thương binh. Mỗi người học sinh chúng ta cũng có ngày 20 tháng 11 để bày tỏ tình cảm yêu thương, lòng tri ân thành kính đối với những người thầy, người cô bao năm tháng dạy dỗ.

Trong kho tàng văn học dân gian cũng có rất nhiều câu nói có ý nghĩa tương tự như: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”; “, “Uống nước nhớ người đào giếng”, “Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn”, “Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm”…

Một lẽ sống cao đẹp như vậy ấy thế nhưng vẫn có không ít những kẻ đi ngược lại tinh thần đó. Đó là những con người vô tình, vô cảm, sống buông thả. Báo chí lên án không biết bao nhiêu trường hợp con cái do sử dụng chất kích thích hay vì lợi ích vật chất tầm thường nhẫn tâm ra tay giết chết người sinh thành ra mình. Có những người con khi trưởng thành điều kiện đủ đầy nhưng lại không phụng dưỡng cha mẹ mà lại để học vào viện dưỡng lão hoặc bơ vơ một mình. Hay một số không ít các bạn học sinh, sinh viên sống dưới gia đình đủ đầy, ấm êm, bố mẹ chu cấp học hành đầy đủ nhưng lại không chịu khó chăm lo học tập, suốt ngày chỉ mải mê chơi bời, đàn đúm bạn bè khiến bố mẹ phiền lòng. Một số khác đến lớp lại có thái độ vô lễ với thầy cô, chống đối giáo dục. Họ không ý thức được cuộc sống mà mình đang hưởng có giá trị như thế nào, những cái mà mình đang có là những cái mầ biết bao người ao ước, những cái mà phải đánh đổi bao sương máu và mồ hôi mới có được. Những trường hợp như thế thật đáng phê phán và lên án.

Là một người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta phải biết nhớ đến công lao sinh thành, vất vả nuôi dưỡng của cha mẹ để chịu khó học tập, không sa đọa ham chơi. Ngày ngày sau giờ học tập thì chăm chỉ phụ giúp cha mẹ những công việc nhà. Tham gia tích cực vào các phong trào cộng đồng do Nhà trường và đoàn thể địa phương tổ chức. Bản thân phải luôn biết sống chan hòa, biết giúp đỡ mọi người, biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Đồng thời cũng phải biết đấu tranh với những trường hợp tiêu cực, vô ơn vô nghĩa, loại trừ những cái xấu xa ra khỏi xã hội. Từ việc biết ơn, chúng ta cũng phải biết phát triển nối tiếp những giá trị đó. Không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân, đem những kiến thức đã học đóng góp vào cộng đồng, xây dựng và phát triển đất nước, tạo ra những thành quả tiên tiến cho cuộc sống nhân loại.

Qua câu tục ngữ ông cha ta muốn nhắn nhủ chân tình đến các thế hệ: Sống là phải có đạo đức, sống là phải có chân tình, sống trách nhiệm và ý nghĩa. Trải qua bao năm tháng đến nay câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vững bền của nó, trở thành định hướng sống tích cực của dân tộc.

Các bài văn nghị luận khác:

Nghị Luận -