Nghị luận về lòng tự trọng lớp 8,9 (dàn ý và bài văn)

Đề bài: Nghị luận về lòng tự trọng.

Dàn ý bài nghị luận

I. Mở bài

Lòng tự trong là yếu tố quan trọng trong nhân cách mỗi con người

II. Thân bài:

1. Giải thích về lòng tự trọng

– Lòng tự trọng là giữ gìn phẩm chất đẹp đẽ, tôn quý, ngay thẳng dù ở trong bất kì nghịch cảnh nào.

– Biểu hiện của lòng tự trọng trong những hoàn cảnh khác nhau là khác nhau

2. Ý nghĩa của lòng tự trọng

a. Đối với cá nhận:

– Giúp con người giữ vững được quan điểm

–  Đề cao giá trị bản thân

– Được mọi người yêu quý, kính trọng

b. Đối với xã hội:

– Xã hội công bằng, dân chủ , văn minh.

– Giữ gìn truyền thống đạo đức tốt đẹp ông cha

3. Mở rộng

– Phân biệt tự trọng với tự cao

– Ngược lại với lòng tự trọng: hèn nhát; ích kỉ; tự ái

– Dẫn chứng về lòng tự trọng: Cao Bá Quát; Bác Hồ; Phạm Ngũ Lão;..

– Liên hệ bản thân

III. Kết bài:

Lòng tự trọng là đức tính cần có của mỗi người. Chúng ta nên xây dựng và phát triển lòng tự trọng theo cách đúng đắn và phù hợp nhất.

Xem thêm >>> Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người

 

Bài văn mẫu

Ông cha ta xưa nay có câu “Mua danh ba vạn bán danh ba đồng” để nhắc nhở con cháu phải biết lễ nghĩ; giữ gìn phẩm giá; vẹn tròn lòng tự trọng và sự tôn quý trong phẩm hạnh. Lòng tự trọng được xem là yếu tố quan trọng trong nhân cách mỗi con người và là nếp sống đẹp của nhân loại.

Lòng tự trọng được hiểu sâu sa có nghĩa là ngay thẳng; đứng đắn; không làm những điều sai; trái với luân thường đạo lí. Lòng tự trọng là biểu trưng cho lối sống khuôn phép; có chừng mực; có thiên lương; đạo đức cao đẹp.

Đặt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau lòng tự trọng lại có những biểu hiện khác nhau. Đó là biết tự giác nhận lỗi chịu trách nhiệm về những sai trái của bản thân; là nghiêm khắc tự kiểm điểm và rút ra bài học trước tập thể; là sống gần những điều xảo trá đen tối; bị kẻ xấu lôi kéo dụ dỗ nhưng vẫn trong sạch; ngay thẳng; không bị ảnh hưởng tác động bời thói hư tật xấu. Lòng tự trọng còn là ý thức xây dựng tập thể; tuân thủ mọi khuôn phép, xử xự có văn hóa; không ngại và đùn đẩy việc khó nhọc; là luôn biết giữ gìn phẩm giá liêm trực; trí công vô tư dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào. Lòng tự trong còn được thể hiện qua nếp sống nề nếp; gia phong như ông bà ta từng răn dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm. Dù hành động gì cũng phải biết trước biết sau xử xự cho đúng đắn. Tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể mà lòng tự trọng lại có những biểu hiện hết sức đa dang.

Lòng tự trọng là đức tính quý báu của mỗi con người, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Lòng tự trọng cho con người quan điểm lập trường vững vàng để không bị kẻ xấu xa lừa gạt; lôi kéo. Người có lòng tự trọng sẽ luôn thanh cao; đứng đắn; trong sạch và không bao giờ đặt lợi ích vật chất lên trên con người; không vì chút hờn ghen đố kị chút lòng tham nhỏ nhoi mà đánh mất đi giá trị bản thân của nhân cách. Lòng tự trọng tạo nên uy tín; tạo nên sức mạnh tiềm ẩn thôi thúc mỗi con người hành động và chiến thắng. Hay nói chung lại lòng tự trọng là kim chỉ nam cho ứng xử cho mỗi cá nhân; từ đó cá nhân sẽ được mọi người yêu quý; kính trọng; noi gương; để lại tiếng thơm muôn đời.

Đối với xã hội lòng tự trọng lại càng có vị thế nhất định. Lòng tự trọng tạo nên nghị lực để con người ta vượt qua khó khăn; đói nghèo; không ngừng phát triển. Lòng tự trọng đẩy lùi được biết bao tệ nạn: ma túy; trộm cắp; lừa đảo. Lòng tự trọng đã và đang gìn giữ truyền thống; đạo đức tốt đẹp của cộng đồng; dựng xây đất nước ngày một văn minh; giàu đẹp và phát triền hơn.

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta có biết bao nhiêu vị tướng là biểu tượng cao đẹp cho lòng tự trọng, đó là Cao Bá Quát; là anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản; Phạm Ngũ Lão hay thái sư đáng kính Trần Thủ Độ. Nhắc đến Trần Thủ Độ ta nào có thể quên câu chuyện chặt ngón chân người thân xin chức tước và bán thưởng hậu hĩnh cho người đã tố cáo mình. Những giai thoại về tính chính trực liêm minh của ông thật ít người có thể sánh cùng.

Xa hơn một chút nữa chúng ta cùng đến với vị cha già dân tộc Hồ chủ tịch. Người là tấm gương sáng về lòng tự trọng cho bao người noi theo. Dù khó khăn; gian khổ; bị địch nhiều lần dụ dỗ nhưng người cha già áo sờn vai ấy vẫn một mực kiên trung với cách mạng; miệt mài tìm con đường sáng soi giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; làm nên những trang sử vẻ vang cho con cháu Đại Việt.

Đi ngược lại với lí tưởng cao đẹp của lòng tự trọng đó là lối sống hèn nhát; ích kỷ. Đó là những con người chỉ biết mưu cầu; nghĩ cho lợi ích cá nhân mà chà đạp lên cộng đồng; những người xung quanh khác. Họ chỉ biết tìm những cái tốt đẹp; nhàn hạ cho bản thân; những khó khăn chồng gai thì phần người; chỉ biết xa hoa hưởng thụ khoái lạc và ỷ lại vào người xung quanh. Đó còn là những con người hơi chút khó khăn thì nhụt chí; thấy khó thì chờn bước; đổ lỗi cho hoàn cảnh khi sai trái và chẳng bao giờ biết chịu hậu quả bởi những hành vi do mình gây ra. Thật đáng chê trách và đáng buồn cho một thế hệ.

Tuy nhiên lòng tự trọng đặt vào mỗi hoàn cảnh cụ thể cũng cần có những biểu hiện cho phù hợp. Cương nhu, cứng rắn và mềm mỏng đúng lúc và đúng chỗ. Nếu lúc nào cũng khăng khăng; giữ vững quan điểm đôi lúc sẽ dân tới bảo thủ; khuôn mẫu; dập khuôn; con người sẽ trở nên cứng nhắc; ì ạch; thiếu sáng tạo và không hoàn thiện; phát triển được.

Để rèn luyện đức tính tự trọng mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi; không ngừng nỗ lực; phấn đấu từng ngày. Ham học hỏi và tiếp thu ý kiến từ bạn bè; người thân xung quanh; hành động đúng lễ nghi; phép tắc của một người học sinh gương mẫu: nhận lõi khi sai; không gian lận; lừa dối; không xa đọa ăn chơi; giúp đỡ bạn bè;..cố gắng rèn luyện văn hóa thể thao tu dưỡng đạo đức thật tốt ; tích lũy từng ngày chúng ta sẽ trở thành một học trò ngoan; một công dân có ích cho xã hội.

Gia đình và nhà trường cũng như cộng đồng cũng nên dành sự quan tâm sát sao hơn đối với con trẻ của mình; lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp; hiệu quả với tâm sinh lý của các em; tuyên truyền giảng dạy cho các em và mọi người để trở thành người lương thiện; tử tế; người tốt cho cộng đồng.

Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Ai cũng có òng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Thật đúng như vậy lòng tự trọng là nhân tố thiết yêu trong nhân cách mỗi con người. Có lòng tự trọng là cách bạn khẳng định vị thế bản thân; là cách để giá trị con người trường tồn với thời gian.

Với bài văn nghị luận về lòng tự trọng này sẽ giúp các em có điểm cao.

Nguyễn Hoa

Nghị Luận -