Bài viết số 2 lớp 9 đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt

Với yêu cầu của bài viết số 2 lớp 9 đề 3 chúng ta sẽ kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã từng đọc, nghe kể hoặc từng xem trên phim ảnh. Với đề bài trên sẽ không khó nếu như các em lớp 9 theo dõi hướng dẫn ngay dưới đây.

Bài viết số 2 lớp 9 đề 3: Kể lại trận chiến ác liệt

Dàn ý kể lại một trận chiến đấu ác liệt

II. Mở bài: Giới thiệu về trận chiến mà em sắp kể.

II. Thân bài

-Em biết đến trận chiến này ở đâu? (qua sách báo, tivi hay nghe kể lại).

-Thời gian diễn ra trận chiến? địa điểm diễn ra trận chiến, chống giặc nào?

-Người lãnh đạo

-Diễn biến chính của trận chiến diễn ra.

+ Chuẩn bị trận chiến.

+ Giai đoạn tấn công

+ Kết quả của trận chiến

– Kết quả

+ Quân ta giành thắng lợi.

+ Quân địch thua tan tác, tháo chạy.

– Ý nghĩa của trận chiến em vừa kể.

III. Kết bài

– Cảm nghĩ về trận chiến mà em vừa kể lại.

– Tự liên hệ với bạn thân và trách nhiệm của cá nhân trong thời đại hòa bình.

Xem thêm >>>Dàn ý Kể lại một trận chiến đấu ác liệt

 

Bài văn mẫu bài viết số 2 lớp 9 đề 3

Quay ngược thời gian trở về thời kì phong kiến của nước ta, giai đoạn mà vua Quang Trung đại phá quân Thanh giúp bảo vệ đất nước khỏi nguy cơ bị xâm chiếm từ thế lực phương Bắc đó là trận chiến sống còn Ngọc Hồi- Hà Hồi diễn ra vào năm 1789.

Nước Đại Việt giai đoạn cuối thế kỷ 18 chia cắt với nhiều thế lực chia nhau chiếm giữ đất nước. Lê Chiêu Thống ở phía Bắc thất thế bèn cầu cứu nhà Thanh, lấy cớ “phù Lê” quân Thanh tiến vào nước ta mà không hề tổn hại một binh lính. Năm 1788 Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung, vua họp bàn và quyết định tiến quân ra phía Bắc, trở thành cuộc hành quân thần tốc nhất trong lịch sử.

Trước khi xung trận vua Quang Trung động viên tinh thần của các binh lính, đêm 29 Tết đánh đồn sông Gián Khẩu và 30 Tết đánh đồn Hà Hồi. Đồn Ngọc Hồi vấp phải sự khó khăn nguyên nhân thành vững chãi, thủ dễ công khó, vì vậy quân ta chuẩn bị ba tấm ghép thành một bức lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ mười binh lính khênh một bức, lưng mỗi người đều có dắt dao ngắn để dễ bề hành động khi giáp là cà, triển khai đội hình theo chữ “nhất”, phía sau là dàn binh lính do chính nhà vua chỉ huy, có nhà vua trực tiếp lãnh đạo khí thế quân Tây Sơn rất mạnh mẽ.

Trận đánh đồn Ngọc Hồi diễn ra lúc rạng sớm, tờ mờ sáng quân Tây Sơn bao vây đồn mà quân địch không hay biết, khi phát hiện bị bao vây quân Thanh bắn mũi tên lửa và bị cản bởi tấm ván, thời tiết lúc này có gió Bắc nên quân địch bắn tên lửa khiến khói mù mịt nhưng đột nhiên trở gió Nam thổi ngược lại càng khiến quân địch hoảng loạn. Trước tình hình rối ren đó quân Tây Sơn thừa thắng xông vào, phía trước có ván bảo vệ, phía sau là đội quân áp sát, tiếng va chạm gương, giáo, mác thật ác liệt. Nhờ lợi thế về tình hình thời tiết, địa hình quân ta giành ưu thế. Vua Quang Trung ngồi trên voi, dẫn đường, đạo quân cứ thế xông lên tiêu diệt địch một cách dễ dàng.

Bị bao vây, mai phục đồn Ngọc Hồi chịu cảnh thất thủ, quân địch chết la liệt, Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử, quân còn lại chạy bán sống bán chết, số quân địch còn lại bị bắt làm tù binh.

Sáng mùng 5 tiến công và chỉ trưa quân Tây Sơn chiếm xong đồn Ngọc Hồi, vua cùng quân đội tiến vào thành trong sự chào đón nhiệt liệt của người dân. Cuộc hành quân thần tốc, khiến kẻ địch không kịp trở tay và tài lãnh đạo tài tình, chiến lược của nhà vua giúp quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội.

Mỗi cuộc trận chiến đều có sự lãnh đạo tài tình, chiến lược tài giỏi và tinh thần của quân đội đó là những yếu tố giúp vua Quang Trung làm nên chiến thắng lịch sử.

Bài văn trên tái hiện lại trận chiến lịch sử của vua Quang Trung trước quân Thanh giúp bảo vệ hòa bình của nước nhà trước thế lực ngoại bang.

Thật chi tiết đúng không nào? trên đây là dàn ý + bài văn về bài viết số 2 lớp 9 đề 3 kể lại trận chiến đấu ác liệt từng nghe, từng xem hoặc kể lại. Chúc các em điểm cao.

Đừng quên:

>> Bài viết số 2 lớp 9 đề 2:dàn ý kể lại giấc mơ gặp người thân

>> Bài viết số 2 lớp 9 đề 1:tưởng tượng 20 năm sau em về thăm trường cũ

>> Bài viết số 2 lớp 9 đề 4: Kể một buổi đi thăm mộ người thân

Văn Học - Tags: