Vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc

Việt Bắc là bài thơ nổi tiếng đặc sắc của tác giả Tố Hữu trong sgk văn 12, em hãy viết đôi lời cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong bài thơ này.

Vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong bài thơ Việt Bắc

Nhà thơ Tố Hữu chắc hẳn đã chẳng còn xa lạ với lối viết chuyên về cách mạng với nhiều tác phẩm tiêu biểu như Từ Ấy (1946) , Một Tiếng Đờn (1992) và tiêu biểu hơn hết là bài thơ Việt Bắc (1954). Tố Hữu không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà chính trị, những vần thơ ông viết đi ra từ chính cảm xúc mà ông trải qua và bài Việt Bắc cũng vậy, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây được ông tái hiện lên bằng nỗi nhớ, bằng chính những gì ông cảm nhận khi trải qua những năm tháng gian nan cực khổ nơi đây nhưng mọi thứ hiện lên vẫn đẹp gợi cho ta một sự lưu luyến và nhung nhớ nơi đây khi rời xa.

Trong bài thơ có một đoạn tác giả tập trung tả về hình ảnh thiên nhiên và con người Viêt Bắc.

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Xem thêm >>>Dàn ý hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc

 

Trong ký ức và những hoài niệm của tác giả Việt Bắc hiện lên với một vẻ đẹp đa dạng theo từng khoảng thời gian với không gian khác nhau, theo từng thời tiết khác nhau. Chỉ với vài câu thơ ngắn ngủi tác giả đã cho ta cảm nhận được một cách sâu sắc vẻ đẹp của Việt Bắc chẳng những vậy mà đan xen vào vẻ đẹp thiên nhiên đó ẩn hiện lên hình tượng của con người Việt Bắc một cách gần gũi, mộc mạc và hòa hợp với thiên nhiên tạo nên một vẻ đẹp riêng của nơi đây,

Chỉ với mười câu thơ tác giả đưa người đọc qua bốn mùa thiên nhiên, như gợi nhớ lại một khoảng thời gian tuy gian khổ nhưng đầy vẻ vang để rồi khi rời xa nơi đây nhớ lại không khỏi mang trong lòng một chút lưu luyến, hoài niệm theo đó cảm xúc cũng thay đổi theo mỗi mùa bởi mỗi mùa đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng và hương vị riêng của chính mình. Khi nhắc tới mùa đông lạnh giá tác giả nhớ đến màu đỏ của hoa chuối, màu đỏ hiện diện như những ánh đuốc sưởi ấm lòng người chiến sĩ, sau hình ảnh thiên nhiên đâu đó lại là hình ảnh thân thuộc “dao gài thắt lưng” của người đi nương rẫy phản quang một vài tia nắng của núi rừng. Tất cả những màu sắc của thiên nhiên hài hòa làm cho mùa đông nơi đây chẳng còn giá lạnh mà thay vào đó là sự ấm áp lạ thường nổi bật lên một sức sống mãnh liệt và tiềm tàng muốn chinh phục thiên nhiên của con người Việt Bắc.

Không gian của mùa xuân hiện lên thật thơ mộng với hoa mơ nở trắng rừng, hình ảnh như hiện lên trước mắt ta là một màu trắng tinh khôi bao phủ khắp mọi nơi trên cánh rừng Việt Bắc mênh mông mà tinh khiết. Mùa hè thì núi rừng Việt Bắc sống động với màu vàng của những cây phách đâu đó là tiếng ve ngân vang như một bản nhạc mang đậm chất riêng của núi rừng và nếu như bạn để ý sẽ thấy tác giả sử dụng từ “đổ vàng”, một từ để diễn tả sự thay đổi luân phiên về thời gian mang đến cho người đọc cảm nhận về sự chuyển biến giữa các mùa. Câu thơ tiếp theo ” Nhớ cô em gái hái măng một mình”, đọc câu thơ trên ta sẽ thấy được đây là câu thơ có vần có điệu  tạo nên một không gian nghệ thuật đẹp mang lại cảm giác chẳng lẻ loi mà lại trẻ trung và yêu đời. Mùa thu thì nhờ vào ánh trăng mà mang đến cho ta cảm thấy sự thanh bình trong sáng mà chắc hẳn đây sẽ là hình ảnh mà những người chiến sĩ nhớ đến nhất, đêm đêm gác rừng cùng trăng , ánh trăng lúc ẩn lúc hiện sau những tán lá xanh, trăng thì thanh mát manh đến một cảm giác hòa bình đến lạ kì.

Tác giả sử dụng thủ pháp một câu tả cảnh một câu tả người đan xen vào nhau nhưng lại vô cùng hòa hợp và đó là những con người của công việc siêng năng chăm chỉ và cần cù. vẻ đẹp đó không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên với con người mà cò là vẻ đẹp của nội tâm của đức tính con người nơi đây. Cũng bằng việc gợi nhớ hình ảnh mà tác giả đã thể hiện một tình cảm nhớ thương da diết ta với mình, một mối tình mười lăm năm chia sẽ ngọt bùi đã đi sâu vào tiềm thức người đi để rồi mỗi khi nhớ lại vẫn luôn bùi ngùi xúc động. Đoạn thơ đã gợi lên trong lòng người đọc một tình yêu Việt Bắc, niềm tự hào về đất nước con người Việt Nam.

Lớp 12 -