Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông HPNT

Ai đã đặt tên cho dòng sông bài bút ký của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tác tại Huế về con sông Hương – niềm cảm hứng bất tận cho những thi sĩ. Từ nội dung bài bút ký hay tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông dựa theo nội dung bên trong Sách giáo khoa Văn 12.

Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông HPNT

Nội dung bài viết

Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm

Thông tin về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có rất nhiều nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin cơ bản về tác giả cũng như tác phẩm.

Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ là Lâm Thị Mỹ Dạ đều là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của văn học nước nhà. Ông sinh ra tại Quảng Trị và hiện cùng gia đình sinh sống tại Tp.Hồ Chí Minh.

Ông sáng tác nhiều thể loại như thơ, bút ký, nhàn đàm. Trong đó Ai đã đặt tên cho dòng sông thuộc thể loại bút ký được xuất bản năm 2010. Bài bút ký này ông sáng tác gồm có 3 phần và phần đầu tiên được nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 12.

2. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bài mẫu số 1:

Con sông Hương chảy qua thành phố thật mộng mơ và có lịch sử gắn liền với Huế. Ở mỗi thời điểm con sông lại có những vẻ đẹp riêng.

Khi sông Hương chảy ở thượng nguồn thật hoang dại tựa như “bản trường ca rừng già”, “như cô gái Di-gan”, “người mẹ phù sa” vẻ đẹp đầy tinh tế và say đắm lòng người.

Rời xa thượng nguồn con sông Hương tiếp tục đi đến thành phố, hai bên bờ sông nổi bật với màu đỏ của hoa đỗ quyên, sông Hương lúc này tựa như cô gái thức giấc, liên tục chuyển dòng, tạo thành những hình cung, ôm chân đồi Thiên Mụ,  sông Hương lúc này đa màu sắc với sớm xanh, trưa vàng, chiều tím vẻ đẹp khiến con người mê mệt.

Tạm rời xa thành phố sông Hương tiến thẳng về hướng Bắc, con sông ôm lấy đảo Cồn Hến chìm trong sương khói, và giữa màu xanh biếc tre trúc và vườn cau của làng Vỹ Dạ. Con sông đột ngột rẽ  sang hướng đông – tây quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Con sông trước khi trở lại với biển còn vấn vương với kinh thành Huế tựa như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng xưa kia.

Sông Hương còn là mang nhiều dấu ấn của lịch sử, thi ca. Đó là dòng sông chứng kiến nhiều trận chiến những trận chiến bảo vệ đất nước, giành độc lập tự do bi tráng của dân tộc. Dòng sông Hương mãi là biểu tượng bất diệt của thành phố Huế và nguồn cảm hứng về thi ca cho nhiều thế hệ mai sau.

Bài mẫu số 2:

Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.

Xem thêm >>> Văn mẫu lớp 12: Tóm tắt tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông (7 mẫu)

 

Bài mẫu số 3:

Có một dòng sông với những vẻ đẹp biến hóa kì ảo mang tên Sông Hương gắn liền với xứ Huế mộng mơ. Khi chảy qua thượng nguồn, con sông Hương mang vẻ đẹp hoang dại như cô gái Digan với những điệu nhảy nóng bỏng. Và còn “người mẹ phù sa” với vẻ đẹp đầy tinh tế, đắm say lòng người.

Rời xa thượng nguồn về với thành phố, là màu sức rực rỡ của hoa đỗ quyên hai bên bờ sông. Lúc này sông Hương tựa như cô gái thức giấc với những chuyển mình đầy biến hóa. Khi thì tạo hình cung, rồi ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, khi thì hóa xanh, trưa vàng rồi lại chiều tím, làm ngây ngất lòng người.

Khi con sông tiến thẳng về phía hướng Bắc, thì ôm gọn lấy đảo Cồn hến. Khi đột ngột chuyển hướng Đông – Tây thì quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Đó là nỗi vấn vương của dòng sông mà tác giả gọi là sự vấn vương của nàng Kiều đối với Kim Trọng.

Không những thế, sông Hương còn mang dấu ấn của lịch sử, của thi ca khi chứng kiến bao cuộc đấu tranh của dân tộc. Vì vậy, nó xứng đáng là biểu tượng bất diệt của Huế, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca sau này.

3. Yếu tố nghệ thuật trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

– Kết hợp linh hoạt giữa kể và tả, biện pháp tu từ trong tác phẩm sử dụng nhiều nhất đó là nhân hóa, so sánh, ẩn dụ. Qua việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đã biến con sông Hương trở nên có hồn và thơ mộng hơn rất nhiều.

– Có sự hiểu biết về địa lý, lịch sử và tình yêu tha thiết với quê hương tác giả miêu tả chi tiết, tỉ mỉ hành trình của dòng Hương giang.

– Ngôn ngữ văn xuôi được vận dụng đầy tinh tế, giàu hình ảnh, mang đậm âm hưởng trữ tình thể hiện tình yêu thương tha thiết của tác giả đối với dòng sông Hương.

– Giọng văn thay đổi linh hoạt tùy theo thời điểm với nhiều sắc thái, lúc tha thiết, nhẹ nhàng khi lại dịu dàng đằm thắm.

4. Nhận xét văn phong của tác giả

Tác giả có sự am hiểu nhất định các kiến thức địa lý, lịch sử của dòng sông Hương, kết hợp với tình yêu thiên nhiên, quê hương khiến dòng sông có nhiều sắc thái, thật trữ tình và thơ mộng hệt như một con người. Ngôn ngữ sử dụng trong sáng, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh…

» Tóm tắt Vợ nhặt

» Tóm tắt Vợ chồng A Phủ

Hãy đóng góp ý kiến về bài tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông để bài viết hoàn thiện hơn bạn nhé.

Lớp 12 -