Nội dung nghệ thuật, phép tu từ trong bài Bác ơi

Tóm tắt nội dung và nghệ thuật bài Bác ơi của tác giả Tố Hữu, bài thơ của tác giả viết về Hồ chủ tịch với niềm tiếc thương sâu sắc vô hạn qua đó cũng thể hiện được tình cảm của cả nước hướng về Hồ Chí Minh.

Nội dung bài viết

Nội dung nghệ thuật, phép tu từ bài Bác ơi

1. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

Tác giả

Tố Hữu tên thật Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002) quê gốc ông tại Thừa Thiên Huế nhưng sinh ra và lớn lên tại tại thành phố Hội An, Quảng Nam. Ông không chỉ là nhà thơ nổi tiếng mà còn là chính trị gia song hành cùng lịch sử dân tộc Việt Nam.

Quan điểm sáng tác của ông theo cách mạng và khi viết thơ phải trở thành người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Các tác phẩm đáng chú ý của Tố Hữu:

2. Hoàn cảnh ra đời bài Bác ơi

Khi chủ tịch Hồ Chí Minh lâm bệnh qua đời vào 02/9/1969, nhân sự kiện đau thương của cả nước tác giả Tố Hữu sáng tác bài thơ Bác ơi bày tỏ tình yêu và sự biết ơn đối với công lao và những đóng góp to lớn cho nhân dân, đất nước của Hồ chủ tịch.

Xem thêm >>>Nội dung nghệ thuật, phép tu từ trong bài Bác ơi

 

3. Bố cục bài thơ

Bác ơi là bài thơ có bố cục rõ ràng dựa theo mạch cảm xúc của Tố Hữu:

– Đoạn đầu: đầu bài thơ cho đến “Quanh mặt hồ in mây trắng bay”: thể hiện được sự đau xót, tiếc thương vô bờ bến trước sự qua đời của Bác.

– Đoạn 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến “Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”: Miêu tả vẻ đẹp trong nhân cách và con người của Bác Hồ.

– Đoạn 3: tiếp theo cho đến hết: một số suy nghĩ của con người Việt Nam khi Bác Hồ qua đời.

4. Nội dung và nghệ thuật bài Bác ơi

Nội dung:

Bài thơ là lời tiễn biệt đầy xúc động và thành kính mà tác giả dành cho Hồ Chí Minh khi Bác qua đời 02/9/1969. Bài thơ cũng là lời điếu văn tiễn biệt vị cha già của dân tộc con người vĩ đại hết lòng vì nhân dân.

Bài thơ khắc họa hình tượng Bác Hồ con người suốt cả đời yêu thương nhân dân, lo lắng thế hệ và tương lai của dân tộc. Một con người vĩ đại nhưng lại giản dị và vô cùng khiêm tốn.

Đồng thời “Bác ơi” với giọng văn trữ tình thể hiện tình cảm của những người dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác Hồ.

Nghệ thuật:

Bài thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình và đầy bi tráng thể hiện niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của người con ưu tú dân tộc.

Thể thơ thất ngôn, ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu sắc thái biểu cảm, chân thành, tha thiết.

5. Một số bài thơ hay về Bác

Rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đã viết về Bác Hồ với sự kính trọng và tình yêu thương đối với vị lãnh tụ vĩ đại. Một số bài thơ hay cho các bạn tham khảo như:

– Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa

– Bài thơ “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970).

– Bài thơ “Bác Hồ – Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân.

– Bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” của Thanh Hải (1956).

– Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ (1951).

Chúc các bạn học tốt!

Lớp 12 -