Phó từ là gì? Phân loại và nêu ví dụ về phó từ

Loigiaihay Net sẽ giúp các em học sinh lớp 6 tìm hiểu thuật ngữ phó từ là gì? Định nghĩa cùng phân loại và đưa ra một vài ví dụ minh họa điển hình. Bắt đầu bài học hôm nay ngay bên dưới nhé.

Nội dung bài viết

Khái niệm phó từ và các ví dụ

Phó từ là gì

Định nghĩa chính xác nhất được biên soạn trong Sách giáo khoa lớp 6 đã nói về phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

VD:

– Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đã, từng, đang, chưa…

– Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: rất, lắm, hơi, khá…

Lưu ý:

– Phó từ là một loại hư từ nên không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động, tính chất. Còn danh từ, động từ, tính từ có chức năng gọi tên các sự vật, hành động và tính chất nên được gọi là thực từ.

– Phó từ chỉ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ nhưng không thể đi kèm với danh từ.

Ví dụ:

“Đang đi/ Sẽ học/Luôn tốt” => Các phó từ “đang, sẽ, luôn” đi kèm với động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho các từ động từ “đi, học” và tính từ “tốt”

– Không thể đi kèm với các danh từ như “Đang học sinh/Sẽ giáo viên/Luôn công nhân”

Phân loại phó từ

Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

Phó từ quan hệ thời gian

Ví dụ: đã, sắp, từng…

Phó từ  chỉ mức độ

Ví dụ:  rất, khá…

Phó từ  chỉ sự tiếp diễn

ví dụ: vẫn, cũng…

Phó từ  chỉ sự phủ định

Ví dụ: Không, chẳng, chưa..

Phó từ cầu khiến

Ví dụ: hãy, thôi, đừng, chớ…

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

Bổ nghĩa về mức độ

Ví dụ: rất, lắm, quá.

Về khả năng

Ví dụ: có thể, có lẽ, được

Kết quả

Ví dụ: ra, đi, mất.

Xem thêm: So sánh là gì

Xem thêm >>> Soạn bài Phó từ (Chi tiết)

Ý nghĩa của Phó từ

Phó từ đi kèm với động từ và tính từ bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này về các mặt:

-Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: Đang, sẽ, sắp, đương…

Ví dụ: Cụ ấy đang kể câu chuyện về người anh hùng Tnú. => “Đang” là phó từ chỉ ý nghĩa câu chuyện xảy ra ở hiện tại.

– Bổ sung ý nghĩa về mặt tiếp diễn, tương tự: vẫn, cũng…

Ví dụ: Ngoài vẽ tranh, tôi cũng viết truyện => “Cũng” là phó từ chỉ sự tiếp diễn hai nghề của nhân vật “tôi”

– Bổ sung ý nghĩa về mức độ: rất, lắm, quá,…

Ví dụ: Bộ váy này rất đẹp => “rất” là phó từ chỉ mức độ đẹp trên mức bình thường của bộ váy

– Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định: chẳng, chưa, không…

Ví dụ: Đứng trước hàng ngàn khán giả khiến tôi căng thẳng không nói nên lời. => “Không” thể hiện sự phủ định

– Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: đừng, thôi, chớ…

Ví dụ: Đừng làm gì có lỗi với bạn ấy => “Đừng” là phó từ chỉ sự cầu khiến không nên làm điều có lỗi

– Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng: có thể, có lẽ, không thể…

Ví dụ: Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, chúng ta có thể làm được những điều kì diệu.

– Bổ sung ý nghĩa về kết quả: mất, được…

Ví dụ: Con chuột nhân lúc mèo ta không để ý, chạy mất khỏi hang

– Bổ sung ý nghĩa về tần số: thường, luôn…

Ví dụ: Chúng tôi thường thuyết trình về chủ đề truyền thông trong thời đại 4.0

– Bổ sung ý nghĩa về tình thái: đột nhiên, bỗng nhiên…

Ví dụ: Ngôi sao băng đột nhiên lướt qua bầu trời

Các ví dụ

– Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.

“rất chăm chỉ” cụm từ chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.

– Đừng đi vào khu vực trên, nơi đó bị cấm.

“đừng đi”, phó từ đứng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến.

– Trời vẫn mưa lớn, nước đang lên nhanh.

“vẫn mưa” với phó từ “vẫn” đứng trước động từ “mưa” chỉ sự tiếp diễn tương tự đang diễn ra.

Xem thêm: Nhân hóa là gì

Phân biệt phó từ và trợ từ

Phó từ và trợ từ đôi khi rất dễ nhầm lẫn, vì vậy chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phân biệt chúng.

Về ngữ pháp

– Phó từ thường đi với từ chính (trung tâm), đứng gần có thể là trước hoặc sau từ trung tâm.

– Vị trí trợ từ đôi khi là đầu câu, giữa câu, cuối câu.  Trợ từ không ảnh hưởng trực tiếp đến từ chính trong câu và có thể bị lược bỏ không làm ảnh hưởng đến kết cấu ngữ pháp.

Về ngữ nghĩa

– Phó từ có chức năng bổ sung nghĩa cho các thành phần trung tâm trong câu.  Phó từ có thể bổ sung các nghĩa như thời gian, mức độ…

– Trợ từ giúp câu có sắc thái ý nghĩa. Trợ từ có tác dụng biểu lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của người nói một cách hiệu quả.

Xem thêm: Gia Sư Văn Giỏi Tại Hà Nội: Giáo Viên, Sinh Viên Sư Phạm Văn

Xem thêm >>> Soạn bài Phó từ (Chi tiết)

 

Như vậy bài học về phó từ ngày hôm nay đã hoàn tất. Các em đã hiểu phó từ là gì và phân loại cũng như cách dùng đúng không nào? Đồng thời chúng tôi còn giúp các bạn phân biệt phó từ và trợ từ. Chúc các em hiểu bài và học tốt. Đừng quên ghé thăm website để xem thêm nhiều kiến thức khác nhé. Đừng quên ghé thăm website để xem thêm nhiều kiến thức khác nhé. Ngoài ra, phụ huynh ở Hà Nội cần tìm gia sư hỗ trợ con học tốt hơn vui lòng liên hệ Gia Sư Việt qua số: 096.446.0088 hoặc 090.462.8800 để được tư vấn, lựa chọn giáo viên/ sinh viên dạy kèm chất lượng nhất.

Thuật Ngữ -