Tình thái từ là gì? Chức năng và ví dụ tình thái từ

Trong bài học hôm nay, dafulbrightteachers.org sẽ giúp các em học sinh hiểu hơn về tình thái từ với khái niệm, chức năng trong câu và một số ví dụ minh họa dễ hiểu về tình thái từ. Qua hướng dẫn này chắc chắn các em sẽ hiểu bài học ngày hôm nay hơn.

Nội dung bài viết

Tình thái từ là gì?

Khái niệm về tình thái từ

Theo các định nghĩa trong SGK lớp 8 thì tình thái từ là một số từ được thêm vào câu với mục đích tạo ra sắc thái biểu cảm, tình cảm cho câu nói đó. Việc thêm từ ngữ ngắn gọn vào sẽ tạo ra các câu thành câu cầu khiến, câu cảm thán

Chức năng của tình thái từ

Tình thái từ có hai chức năng quan trọng:

– Tạo câu theo mục đích nói.

– Biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói.

+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ.

Ví dụ: Nó đi chơi về rồi hả chị?

Nam đi học về rồi phải không?

+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ.

Ví dụ: Có thật công ty sẽ phá sản không chị?

+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ.

Ví dụ: Em đi học luôn nhé.

Nào ta cùng nhau đi đến trường.

Phân loại

Dựa theo chức năng chia làm nhiều loại như:

– Tình thái từ nghi vấn (hoài nghi), thường có các từ ngữ như à, hả, chăng.

– Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ như: đi, nào, hãy.

– Tình thái từ cảm thán, có từ ngữ như: ôi, trời ơi, sao.

– Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm: cơ, mà.

Cách dùng tính thái từ

Tình thái từ rất thông dụng nhất là các tình huống giao tiếp, căn cứ vào đối tượng giao tiếp mà sử dụng sao cho thật phù hợp. Khi sử dụng tình thái từ cần một số điều chú ý:

– Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.

Ví dụ: Cháu chào ông ạ.

Em chào thầy ạ.

– Biểu thị sự miễn cưỡng, thường đặt từ “vậy” phía cuối câu.

Ví dụ: Hết giờ chơi game rồi đành phải về nhà vậy.

Đến giờ xe chạy rồi, cháu đành đi vậy.

– Khi cần thể hiện sự giải thích thường dùng từ “mà” ở phần cuối câu.

Ví dụ: Anh đã giúp em rất nhiều rồi mà.

Thầy khuyên em học hành chăm chỉ rồi mà.

Ví dụ tình thái từ

– Xe đã đến chưa ạ?

– Anh ấy làm sao vậy chị?

=> Câu hỏi dạng nghi vấn.

– Anh đi với em qua kia nhé.

– Bạn cho mình đi chung với.

=> Câu nói biểu thị cảm xúc gần gũi, thân mật với người khác.

– Hết giờ chơi rồi, mình đành phải về nhà vậy.

=> Câu nói thể hiện sự miễn cưỡng chấp nhận. Đây cũng là tình thái từ.

– Tôi đã giúp bạn giải bài toán đó rồi mà.

=> Biểu thị sự giải thích với người khác sử dụng từ “mà”.

Xem thêm >>>Soạn bài: Tình thái từ

 

Luyện tập SGK

Câu 1: Chọn từ in đậm trong câu là tình thái từ, từ nào in đậm không phải tình thái từ?

Trong câu 1 các từ in đậm là tình thái từ có trong câu: b, c, e, i tương ứng: nào, chứ, với, kia.

Các từ in đậm trong các câu còn lại không phải là tình thái từ.

Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong câu.

a. chứ: câu nghi vấn, hỏi để thể hiện sự lịch sự là chính.

b. chứ: thể hiện khẳng định sự việc.

c. ư: thái độ nghi ngờ, chưa tin tưởng.

d. nhỉ: biểu thị sự thắc mắc.

e. nhé: lời căn dặn gần gũi và thân mật giữa cô và trò.

g. vậy: biểu thị sự miễn cưỡng chấp nhận.

h. cơ mà: sự động viên.

Câu 3: Bài tập đặt câu với các tình thái từ có sẵn.

Đặt câu với từ “mà” => Chúng ta sắp về nhà rồi mà.

Đặt câu với từ “đấy” => Hôm nay chúng ta sắp kiểm tra Toán đấy.

Đặt câu với từ “chứ lị” => Thế có tốt không chứ lị!

Đặt câu với từ “thôi” => Chúng ta đi thôi.

Đặt câu với từ “cơ” => Em muốn đi chơi cơ.

Đặt câu với từ “vậy” => Thôi thì đành học bài tiếp vậy.

Câu 4: Đặt câu tình thái từ phù hợp các mối quan hệ.

– Đặt câu học sinh với thầy/cô giáo: Em chào cô giáo ạ!

– Đặt câu bạn nam với nữ cùng tuổi: Bạn cho mình mượn cây bút với.

– Đặt câu con với bố mẹ/chú, bác, cô, dì: Bố đi làm về rồi ạ?

Câu 5: (học sinh trao đổi trong lớp).

Các em đã hiểu rõ hơn về khái niệm tình thái từ và cách sử dụng trong đời sống hàng ngày chưa nào ? thực hành các bài tập trên lớp để hiểu hơn cách dùng tình thái từ. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Tình thái từ

I. Chức năng tình thái từ

Câu 1:

a. Nếu lược bỏ từ “à” câu này không còn là câu nghi vấn.

b. Nếu lược bỏ từ “đi” câu này không còn là câu cầu khiến.

c. Nếu không có từ “thay” không là câu cảm thán.

d. Từ “ạ” giúp câu trên hàm ý sự lễ phép.

Câu 2:

– Biểu thị thái độ hoài nghi: à, chăng, hử, hả.

– Biểu thị thái độ ngạc nhiên: nhỉ, ư, a…

– Biểu thị thái độ cầu mong: đi, nào, thôi, với, chứ…

– Biểu thị thái độ, cảm xúc gần gũi, thân mật: mà, nhé, nhỉ…

II. Sử dụng tình thái từ

– Trong giao tiếp người giao tiếp cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, nhân vật giao tiếp… để sử dụng hình thái từ hợp lý nhất.

+ Biểu thị sự lễ phép, kính trọng, thường sử dụng từ “ạ” ở cuối câu. Ví dụ: Thầy đang mệt à ?

+ Biểu thị sự cầu khiến. Ví dụ: xin hãy giúp tôi ?

+ Bày tỏ sự phân trần, giải thích, thường dùng từ “mà”. Ví dụ: Ông đã bảo cháu rồi mà.

III. Rèn luyện kỹ năng

Câu 1: Xác định các tình thái từ , phân loại:

a. Nào không phải là tình thái từ.

b. Nào là tình thái từ.

c. Chứ là tình thái từ.

d. Chứ không phải là tình thái từ

e. Với là tình thái từ

f. Với không phải là tình thái từ

g. Kia không phải là tình thái từ

h. Kia là tình thái từ.

– Cầu khiến: nào, với, chứ.

– Cảm xúc thân mật, gần gũi: nhé

Câu 2:

a. chứ: dùng để hỏi, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ.

b. chứ: nhấn mạnh điều vừa nói.

c. ư: bày tỏ sự hoài nghi.

d. nhỉ: sự băn khoăn

e. nhé: dặn dò thân mật.

f. vậy: chấp nhận miễn cưỡng.

g. cơ mà: động viên, an ủi.

Câu 3: Đặt câu có sử dụng tình thái từ

– Xin hãy giúp mình.

– Hôm nay chiếu phim “Ám ảnh kinh hoàng” đấy.

Câu 4:

Thầy cô hỏi học sinh: Em đang bị ốm à?

Bạn nam với bạn nữ cùng tuổi: Cậu đi học về rồi à ?

Cháu hỏi chú: Chú vẫn khỏe chứ ạ ?

Câu 5:

Hén – nhỉ. Ví dụ: Ở đây vui quá hén!

Mừ – mà. Ví dụ: Tui đã bảo với bà rồi mừ!

Thông tin có tính chất tham khảo các em sử dụng không phụ thuộc quá nhiều vào đáp án và đưa ra thêm ví dụ minh họa trong bài tập. Một số bài soạn khác các em xem đầu đủ hơn bên dưới.

Thuật Ngữ -