Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ (Ngữ Văn 9)

Kiến thức ngữ văn trung học cơ sở lớp 9 về thuật ngữ là gì? Thêm một số ví dụ giúp hiểu hơn khái niệm này. Để hiểu hơn bài học thuật ngữ ngày hôm nay xin vui lòng xem thêm bên dưới các bạn nhé.

Nội dung bài viết

Thuật ngữ là gì?

 Khái niệm thuật ngữ

Khái niệm thuật ngữ được đề cập khá rõ ràng, cụ thể ở trong sách giáo khoa ngữ văn 9 đó là: các từ vựng biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Ví dụ:

– Các định nghĩa về Lực là gì, thế nào là trọng lực, Lực ma sát… là các khái niệm trong Vật Lý

– Các khái niệm trong địa lý như: Xâm thực, Dân số, Cơ cấu…

Đặc điểm của thuật ngữ

Thuật ngữ có nhiều đặc điểm riêng mà học sinh cần nắm.

– Thuật ngữ ít được sử dụng, chúng cũng không có tính phổ biến.

– Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị cho 1 khái niệm và mỗi khái niệm chỉ diễn tả cho 1 thuật ngữ.

– Các thuật ngữ không bị thay đổi ở các ngôn ngữ khác nhau, có nghĩa là thuật ngữ mang tính quốc tế.

– Không như các từ khác, thuật ngữ không mang sắc thái biểu cảm.

Xây dựng thuật ngữ thế nào?

Các thuật ngữ đều có những quy tắc riêng đảm bảo sự chính xác, duy nhất trong các ngành nghề khoa học, công nghệ.

– Tính chính xác: 1 thuật ngữ sẽ biểu thị cho 1 khái niệm duy nhất, vì vậy sẽ không có sự đồng âm, nhiều nghĩa.

– Tính quốc tế: các thuật ngữ có thể sử dụng ở bất kì đâu trên thế giới, đơn giản vì thuật ngữ có tính quốc tế.

– Tính hệ thống:

+ Nội dung: 1 thuật ngữ tương ứng với 1 khái niệm, chúng còn có quan hệ với thuật ngữ khác.

+ Hình thức: Phải có kết cấu hoàn chỉnh (ví dụ từ loại một nghĩa, dấu câu chuẩn)

Xem thêm >>> Hướng dẫn luyện tập về Thuật Ngữ – Chuyên đề từ vựng Tiếng Việt lớp 9

 

Các lưu ý:

– Mặc dù mang ý nghĩa đặc biệt và tính khoa học, nhưng nó vẫn nằm trong hệ thống ngôn ngữ chung, vì vậy có vốn từ vựng chung và có thể chuyển hóa qua lại với các lớp nghĩa khác.

– Thường thì thuật ngữ chỉ dùng trong các ngành đặc thù nhưng vẫn có nhưng thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Và cũng có những từ ngữ đang dùng trong cuộc sống hàng ngày trở thành thuật ngữ.

Ví dụ:

+ Com-pu-ter hay internet là những thuật ngữ trong ngành công nghệ thông tin nhưng lại được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

+ Các từ thông thường trong ngôn ngữ hàng ngày như nước, muối, không khí lại được đưa vào như một thuật ngữ trong ngành hóa học.

– Không phải một thuật ngữ chỉ dùng cho một lĩnh vực, mà còn có thể dùng cho nhiều ngành khác nhau. Thậm chí là có thể mượn thuật ngữ của một ngành khác để biểu thị một định nghĩa mới.

Ví dụ: Vi-rút là thuật ngữ dùng trong ngành sinh học chỉ một dạng cá thể sống gây bệnh. Ngoài ra nó còn được dùng trong tin học chỉ những chương trình hay mã đoạn lây nhiễm từ ổ, file…

– Thuật ngữ yêu cầu tính chính xác phải tuyệt đối cao nên cần lưu ý khi sử dụng, phải nắm được khái niệm trong từng lĩnh vực cụ thể, tránh gây nhầm lẫn, khó hiểu.

Các ví dụ về thuật ngữ

Học sinh có thể tìm thêm nhiều hơn các ví dụ về thuật ngữ trong sách giáo khoa, sách tham khảo. Một vài ví dụ như sau:

Hoán dụ được định nghĩa là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác, giữa chúng có mối quan hệ hoặc có điểm tương đồng với nhau với mục đích giúp cho sự biểu đạt, diễn tả cảm xúc tốt hơn.

=> Hoán dụ là thuật ngữ trong môn Ngữ Văn.

Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước, axit có đặc trưng bởi vị chua, viết công thức tổng quát là HxA.

=> Axit thuật ngữ môn Hóa học.

Số thực bao gồm tập hợp các số vô tỉ với tập hợp số hữu tỉ.

=> Số thực là thuật ngữ môn toán học.

Xentimét là đơn vị đo khoảng cách thường dùng, 1 xentimet  bằng 1/100 mét.

Xentimet là thuật ngữ toán học.

….Nhớ tìm thêm nhiều các ví dụ khác nữa nhé.

Luyện tập

LT1: Tìm các thuật ngữ và sắp xếp vào các lĩnh vực cụ thể:

– Lĩnh vực văn học: Cốt truyện, từ láy, từ cảm thán, hoán dụ…

– Lĩnh vực sinh học: di truyền, biến dị, đột biến gen…

– Lĩnh vực địa lý: Dân số, Xâm thực, bức xạ mặt trời…

– Lĩnh vực Toán học: phương trình, góc phân giác, tam giác đều…

– Lĩnh vực Vật lý: Am-pe kế, lực Ác-si-mét, Tốc độ, Gia tốc…

LT2: Tìm một số thuật ngữ mô phỏng thuật ngữ nước ngoài hoặc mượn nguyên thuật ngữ nước ngoài

– Thuật ngữ mô phỏng nước ngoài:

+ Sofeware: phần mềm => trong lĩnh vực tin học

+ Sufixe: Hậu tố => trong lĩnh vực Ngữ Văn

+ Ultrasound: Siêu âm => trong lĩnh vực y học

– Thuật ngữ mượn nguyên nước ngoài: calci, sulfure (trong hóa học); Calxium, axit amin (trong sinh học)…

Xem thêm: Khởi ngữ là gì

Loigiaihay Net vừa cung cấp cho các bạn học sinh lớp 9 về thuật ngữ là gì? Đặc trưng và ví dụ về thuật ngữ rất dễ hiểu đúng không nào? nếu bạn nào chưa hiểu vấn đề hoặc thắc mắc xin hãy bình luận bên dưới sẽ được giải đáp.

Thuật Ngữ -