Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3 – Trương Hán Siêu chi tiết nhất

Bài “Phú sông Bạch Đằng” là một tác phẩm của Trương Hán Siêu. Tác phẩm được chia thành 4 đoạn. Bài viết này đã tổng hợp một số dạng đề phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn tiết kiệm thời gian để tìm tư liệu học tập. Mời các bạn tham khảo!

Nội dung bài viết

Tổng kết một số dạng đề văn phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3

Dưới đây là bài tổng kết một số dạng đề văn phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3 các bạn cùng tham để hoàn thành tốt các bài tập môn Văn học ở trường và mang lại kết quả tốt cho mình nhé!

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận của anh chị về đoạn kết trong bài “Phú sông Bạch Đằng”

Trong lịch sử văn học dân tộc luôn có nhiều tác phẩm văn học có giá trị lịch sử nhân văn sâu sắc. Bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu cũng không ngoại lệ. Tác phẩm như lời kể về quá khứ hào hùng của dân tộc, tự hào về những chiến tích lịch sử của các anh hùng khi xưa. Đặc biệt đoạn kết của tác phẩm đã khắc họa đậm nét điều đó.

“Rồi vừa đi vừa ca rằng:

…Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”

Địa hình hiểm trở của sông Bạch Đằng đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng hào hùng của dân tộc ta và chiến thắng ấy còn nhờ phần lớn là những anh hùng, những nhân tài xuất chúng của đất nước. Đoạn kết đã khẳng định một quy luật tất yếu những người bất nghĩa ắt sẽ bị tiêu vong còn những anh hùng chiến đấu xả thân vì dân tộc sẽ mãi được lưu danh. Sông Bạch Đằng là nhân chứng duy nhất tồn tại cho đến ngày nay về chiến thắng oanh liệt của dân tộc.

“Sông Đằng một dải dài ghê,

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”

Tác giả đã nhắc đến hai vị thánh quân trong đoạn kết bài phú. Đó là vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Là những bậc nhân tài của dân tộc, tài đức vẹn toàn đã đem về chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông lần hai và ba. Tác giả đã không tiếc lời ca ngợi về những nhân tài xưa đã hết lòng chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước, nhân dân thái bình.

Đoạn kết bài “Phú sông Bạch Đằng” tác giả cho ta thấy tinh thần yêu quê hương yêu đất nước, yêu dân tộc, giữ gìn truyền thống nhớ ơn nguồn cội, luôn biết ơn, tự hào các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước giữ nước để nhân dân có cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

Bài phú mang lại giá trị nhân văn sâu sắc cho thế hệ mai sau giữ gìn truyền thống tốt đẹp nhớ ơn công lao của ông cha ta, noi gương tinh thần yêu nước, tự hào về dân tộc mình từ đó phấn đấu học tập tốt để phát triển đất nước ngày càng vững mạnh như cách mà ông cha ta khi xưa đã làm.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận đoạn 2 3 bài “Phú sông Bạch Đằng”

Nếu như ở đoạn một là tâm trạng của nhân vật “khách” khi đứng trước sông Bạch Đằng. Thì ở đoạn hai là các chiến tích một thời trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão. Qua lời kể, trận chiến ở sông Bạch Đằng như được tái hiện lại một cách chân thật, rõ nét qua lối kể vắn tắt mà không kém phần sinh động. Trận chiến diễn ra vô cùng quyết liệt, chi tiết từng hành động làm cho độc giả như đang chứng kiến các anh hùng đang chinh chiến với quân xâm lược trên sông Bạch Đằng.

Tiếp đó ở đoạn ba các bô lão sẽ chia sẻ, bình luận về những lợi thế để có được chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Đầu tiên là “trời chiều lòng người” ông trời không phụ lòng người dân chính nghĩa để tiêu diệt bòn tà ác. Lợi thế thứ hai là địa hình hiểm trở của sông Bạch Đằng “địa lợi” đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng Bạch Đằng. Có lẽ lợi thế thứ ba là nguyên nhân then chốt của trận chiến này, đó là những nhân tài của đất nước với tài đức vẹn toàn một lòng quyết tâm chiến đấu giữ lấy giang sơn gấm vóc.

Với những anh hùng khí phách ấy thì hiển nhiên được lịch sử lưu danh như lời của các bô lão. Còn kẻ tàn bạo chỉ biết đi xâm chiếm đất nước khác thì sẽ bị tiêu vong. Đó như một quy luật tất yếu của đất trời. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng hội đủ ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”

Thông qua bài “Phú sông Bạch Đằng” tác giả đã thể hiện lên nỗi lòng yêu nước yêu dân tộc sâu đậm. Đây cũng là lời biết ơn, ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa đã giành giữ lấy giang sơn, gấm góc để nhân dân sống trong đất nước hoà bình, cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích biện pháp tu từ trong đoạn 1 “Phú sông Bạch Đằng”

đoạn một “Phú sông Bạch Đằng” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê để liệt kê ra tất cả các địa danh khi du ngoạn trên con sông Bạch Đằng bao gồm địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc như: Sông Nguyên, sông Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng và địa danh của đất nước như Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.

“Rồi vừa đi vừa ca rằng:
Sông Đằng một giải dài ghê”

Địa danh đầu tiên mà nhà thơ nhắc đến là dòng sông Bạch Đằng. Đây là một con sông hùng vĩ, bốn bề bao la, bát ngát nước trong xanh, dài muôn dặm. Tác giả những đến những chiến công, kỉ niệm, kí ức lịch sử mà con sông đã chứng kiến từ hàng nghìn năm. Nơi đây, trên dòng sông dài vô cùng này, chỉ in dấu, lưu danh những “anh hùng”, còn kẻ “bất nghĩa” thì phải chịu kết quả thảm hại

Qua những vần thơ trong đoạn 1 cho thấy tác giả có niềm yêu quê hương, đất nước tha thiết. Ông tự hào, trân trọng những cuộc chiến tranh nhân nghĩa của lịch sử. Cũng vì vậy ông càng muốn đi đây đó để cảm nhận hết vẻ đẹp lịch sử đất nước, tổ quốc, của thiên nhiên, của đất trời.

“Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:

Anh minh hai vị thánh quân”

Điều đặc biệt ở đây mở đầu đoạn thơ tác giả sử dụng từ “khách”. Hình tượng nhân vật “khách” được tác giả phân thân ra làm cho bài phú trở nên đặc sắc hơn với tâm hồn khoáng đạt, thơ mộng thích du ngoạn với thiên nhiên của nhân vật “khách”.

“Giặc tan muôn thuở thăng bình

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

Qua những câu thơ ta thấy như những vị khách đang bày tỏ tình yêu, sự đồng điệu của chính mình với người xưa. Đâu cần phải đi du lịch nơi xa xôi, danh lam thắng cảnh xa lạ. Với “khách”, họ tìm đến những chiến công lịch sử, địa danh sử thi, hào hùng để chiêm ngưỡng, thưởng lãm, biết ơn và trân trọng hơn hiện tại.

Bài phú “Phú sông Bạch Đằng” thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, tư tưởng nhân văn cao đẹp và niề tự hào về truyền thống anh hùng qua hình tượng nhân vật “khách”. Sự hoài niệm về quá khứ là niềm tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.

Đề bài: Viết đoạn văn nội dung chính của bài thơ sau: “Rồi vừa đi vừa ca rằng:…cốt mình đức cao”

Ở đoạn kết của tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” là lời ca ngợi của các bô lão về vẻ đẹp thiên nhiên của sông Bạch Đằng và ca ngợi nhân tài của đất Việt. Trương Hán Siêu dùng hình ảnh “sóng hồng” của sông Bạch Đằng “tuôn về biển Đông” để nói lên tinh thần yêu tổ quốc dân tộc, dù có đi đâu thì quê hương, đất nước vẫn luôn hiện hữu trong lòng con người đất Việt.

Trận chiến đã qua đi, con sông Bạch Đằng vẫn hiển hiện ở đó cho đến bây giờ. Đó như một nhân chứng để khi tác giả đứng trước con sông thì hình ảnh trận chiến năm xưa như được diễn ra trước mắt tác giả. Nhờ vậy qua bài “Phú sông Bạch Đằng”, thế hệ sau mới hình dung được hết chiến thắng hào hùng trên sông Bạch Đằng năm xưa.

Nhân tố quan trọng của chiến thắng Bạch Đằng mà các bô lão hết mực ca ngợi là các hào kiệt, anh hùng đất Việt. Mong muốn chiến thắng, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ non sông đất nước để nhân dân sống trong đất nước thái bình, hạnh phúc. Qua đó cho thấy tinh thần yêu dân tộc, tấm lòng nhớ về cội nguồn của tác giả. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay thì ông cha ta đã phải chiến đấu quyết liệt, không quên thân mình. Cho nên, chúng ta không ngừng tiếp nối những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta để đất nước mãi vững bền.

Trên đây là các bài viết như phân tích bài “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3, tổng hợp một số dạng đề văn phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3…đã được chọn lọc và phân tích chi tiết. Mong rằng các bạn sẽ tham khảo và áp dụng trong các bài tập trên lớp của mình để có thể đạt kết quả học tập thật tốt. Chúc các bạn học tập tiến bộ nhé!

Xem thêm: Phân tích đoạn đầu “Bình ngô đại cáo” tác giả Nguyễn Trãi đầy đủ nhất

Phân Tích, Văn Học -