Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám đầy đủ nhất

Nhân vật Cám là nhân vật phản diện nổi tiếng trong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Bài phân tích dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích nhân vật Cám. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích nhân vật Cám trong truyện “Tấm Cám”

Dưới đây là bài dàn ý phân tích nhân vật Cám đã được chọn lọc kỹ và đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình tìm kiếm tư liệu học tập. Chúc các bạn hoàn thành tốt việc học của mình nhé!

Mở bài phân tích Cám trong “Tấm Cám”

– Khái quát chung về truyện cổ tích Việt Nam tiêu biểu là Tấm Cám.

– Dẫn dắt nhân vật Cám, giới thiệu nhân vật và nêu lên tính cách của Cám.

Thân bài phân tích nhân vật Cám

– Hoàn cảnh của nhân vật Cám trong truyện “Tấm Cám”:

+ Từ khi được sinh ra hoàn cảnh Cám may mắn hơn Tấm rất nhiều có đầy đủ ba mẹ và được ba mẹ yêu thương.

+ Vì được yêu thương nên mẹ Cám rất nuông chiều Cám từ đó hình thành tính cách nhân vật Cám.

– Tính cách nhân vật Cám:

+ Khi mẹ Cám kêu Tấm và Cám đi xúc tép ngoài đồng thì Cám mãi lo chơi không làm việc mẹ dặn thể hiện tính cách lười biếng, không chịu làm nhưng lại muốn hưởng thụ giành lấy giải thưởng của mẹ.

+ Cám thấy giỏ Tấm có đầy tôm tép. Lợi dụng lòng tốt bụng, tin tưởng của Tấm dành cho mình Cám đã lấy giỏ tôm tép đó đổ vào giỏ của mình để về khoe với mẹ cho thấy Cám là con người mưu mô, xảo trá.

+ Khi Tấm được làm hoàng hậu, Cám ghen tị với hạnh phúc của Tấm. Vậy nên Cám đã bày mưu, tính kế hại Tấm hết lần này đến lần khác để đoạt lấy ngôi hoa hậu. Cho thấy Cám là kẻ độc ác, ích kỷ.

– Cái kết của nhân vật Cám: Sau bao lần âm mưu hại Tấm thì cái kết mà Cám đáng phải nhận đó là cái chết.

– Ý nghĩa cho kết cục bi thảm của Cám: Nêu lên một quy luật tất yếu cái ác cái xấu luôn luôn bị tiêu trừ còn cái tốt, cái đẹp sẽ tồn tại mãi.

Kết bài phân tích nhân vật Cám

– Thông qua tính cách số phận nhân vật Cám rút ra bài học cho cuộc sống.

– Liên hệ bản thân với những bài học từ truyện.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Cám

Để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc tổng hợp kiến thức môn Văn. Dưới dây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích nhân vật Cám. Các bạn hãy cùng tham khảo các bài viết này nhé!

Đề bài: Cám là người như thế nào? Em hãy viết đoạn văn phân tích Cám hay nhất

Truyện cổ tích có lẻ luôn là một phần tuổi thơ của chúng ta từ tấm bé. Đó không chỉ là những câu chuyện hư ảo mà ẩn chứa đằng sau đó là những bài học về đạo đức, lễ nghĩa, cách ứng xử ở đời. Trong kho tàng văn học dân gian có rất nhiều truyện cổ tích hay tiêu biểu là truyện “Tấm Cám” kể về một gia đình với hai nhân vật tính cách trái ngược nhau. Nếu Tấm là một cô gái xinh đẹp, tốt bụng, hiền ngoan, vâng lời cha mẹ thì Cám lại là con người độc ác, ích kỷ, xấu tính.

Khi sinh ra Cám may mắn vì có đủ cha mẹ và là em gái cùng cha khác mẹ của Tấm. Vì là con ruột của mẹ nên Cám được mẹ thương yêu, chiều chuộng, cái gì tốt nhất đẹp nhất đều dành cho Cám. Chính vì sự nuông chiều của mẹ vô tình làm cho tính cách của Cám trở nên ích kỷ, hẹp hòi. Cám là đại diện cho những tính cách xấu, đại diện cho cái ác trong xã hội.

Khi mẹ sai Tấm và Cám đi xúc tép ngoài đồng ai về sớm thì sẽ được thưởng. Tấm thì siêng năng, chăm chỉ, lo làm việc còn Cám thì lười biếng, không chịu làm mãi lo chơi. Đến khi trời tối thì giỏ của Tấm đầy tép còn của Cám thì trống không. Cám không muốn làm nhưng vẫn muốn có được phần thưởng của mẹ vì vậy Cám đã không từ thủ đoạn để lấy được giỏ tép của Tấm bằng cách lợi dụng sự tin tưởng ngây thơ của Tấm. Qua hành động của Cám cho thấy rõ bản chất con người của Cám ăn cắp thành quả lao động của người khác một cách trắng trợn, không làm mà chỉ thích hưởng thụ.

“Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm.

Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”.

Bản chất xấu xa của Cám còn thể hiện rõ khi Tấm được làm hoàng hậu, được vua yêu thương hết lòng. Thấy chị mình được hạnh phúc Cám không những không vui cho chị mà còn đem lòng đố kỵ, ganh ghét. Và Cám đã bày mưu, tính kế để hại chết Tấm cướp ngôi hoàng hậu. Đến đây, người đọc không ngừng phẫn nộ trước hành động tàn ác của Cám, đó đâu phải người dưng nước lã mà đó là chính người chị trong một gia đình mà Cám cũng nhẫn tâm ra tay hại chết chị mình. Mà đâu chỉ một lần, Cám hại chị mình hết lần này đến lần khác đến khi nào đạt được mục đích mới thôi.

Lần đầu tiên Cám nhân cơ hội vào ngày giỗ cha biết rõ Tấm sẽ về để âm mưu lên kế hoạch hại Tấm. Được sự giúp sức của mẹ, hai mẹ con Cám đã bày sẵn kế hoạch chặt gốc cây cau làm cho Tấm ngã xuống ao mà chết. Thật đúng là một hành động vô nhân đạo, không có tình người.

Qua lần hại chết này Tấm đã biến thành chim vàng anh và Tấm biết rõ hơn tâm địa của mẹ con Cám. Sau khi biết chim vàng anh là hoá thân của Tấm. Cám vẫn truy cùng đuổi tận, quyết không tha cho Tấm và lại tiếp tục tìm cách giết Tấm lần nữa. Cám cứ lần lượt hại Tấm hết lần này đến lần khác thì Tấm lại hoá thân thành khung cửi, cây xoan đào, quả thị…Cứ như thế, nhưng nào đâu hại được Tấm, người bị hại vẫn còn đó còn kẻ hại người khác thì đến lúc cũng phải trả giá cho hành động tội ác của mình đó là cái chết.

Mà cái chết ấy cũng là do tự chính tay Tấm kết liễu đời mình. Cái chết của Cám cho thấy một chân lý của đất trời hại người chính làm tự hại mình. Để được xinh đẹp như Tấm, hai mẹ con Cám đã tự đào hố đổ nước sôi vào. Cám đã phải nhận lấy hậu quả thích đáng cho hành động tàn ác của mình.

Thông qua cái kết của nhân vật Cám chúng ta rút ra được bài học sâu sắc rằng cái ác cái xấu sẽ bị tiêu trừ cái tốt cái đẹp sẽ trường tồn mãi. Vì vậy, trong cuộc sống phải biết yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển, đừng vì lợi ích của bản thân mà hại người khác vì hại người chính là hại mình.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích tính cách nhân vật Tấm, Cám trong truyện “Tấm Cám”

Truyện cổ tích “Tấm Cám” là câu chuyện kể về gia đình Tấm, khi bố Tấm mất, Tấm ở với dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám. Giữa hai nhân vật Tấmnhân vật Cám là biểu hiện của hai tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Tấm là hiện thân cho vẻ đẹp thiện lương, cho những điều tốt đẹp còn Cám là hiện thân của cái xấu cái ác cần được xã hội lên án.

Tấm từ nhỏ đã mất mẹ, sau khi cha mất Tấm sống chung với mẹ ghẻ và Cám. Từ đây cuộc sống không cha không mẹ của Tấm càng trở nên vất vả hơn, suốt ngày làm lụng để phục vụ mẹ con Cám. Không những thế còn bị Cám mưu mô cướp công sức làm việc của mình khi mẹ sai Tấm và Cám ra đồng xúc tép. Vì là con ghẻ nên mẹ đối xử bất công với Tấm chỉ tin lời Cám. Những lúc đó, Tấm cũng chỉ biết khóc để giải tỏa sự bất công, đau khổ của mình đó cũng là sự bất công của một con người thấp cổ bé họng không có tiếng nói trong xã hội.

Sau khi được sự giúp đỡ của Bụt, Tấm trở thành hoàng hậu được vua yêu thương hết mực. Cuộc sống Tấm trở nên hạnh phúc và vui vẻ hơn. Nhưng Tấm là người con hiếu thảo, ngày giỗ cha Tấm trở về nhà thì lúc này bi kịch liên tục xảy ra với Tấm.

Mẹ con Cám vì đố kỵ, ganh ghét với hạnh phúc của Tấm nên hại Tấm hết lần này đến lần khác. Nhưng vì Tấm là người lương thiện, tốt bụng bị mẹ con Cám giết hại nhưng không chết mà hoá thân thành chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào, quả thị…Mỗi một lần hoá thân là một lần giết hại Tấm của mẹ con Cám. Cho thấy số phận cuộc đời Tấm thật đáng thương luôn bị vùi dập hết lần này đến lần khác.

Qua bao lần bị mẹ con Cám hại Tấm đã thấy rõ bản chất độc ác của mẹ con Cám nên Tấm đã đứng lên đấu tranh chống lại cái ác để bảo vệ cho chính mình. Và rồi Tấm đã tìm lại được hạnh phúc của đời mình khi Tấm bước ra từ quả thị ở cùng bà hàng nước. Và vua đi ngang qua đã gặp được Tấm. Kết thúc tốt đẹp của Tấm cho thấy chỉ cần chúng ta có thiện lương, thì dù có bị tiểu nhân hãm hại thế nào đi nữa thì chiến thắng vẫn luôn thuộc về chúng ta.

Trái ngược với tính cách nhân vật Tấm thì nhân vật Cám lại là kẻ vừa xấu người xấu nết. Cám chỉ muốn sống hưởng thụ mà biếng nhác trong công việc. Không những thế còn lừa lọc cướp thành quả lao động của người khác để lấy phần thưởng của mẹ khi được mẹ sai đi xúc tép ngoài đồng Cám đã trút hết tép trong giỏ của Tấm qua giỏ của mình.

Cám thể hiện là một người ích kỷ, độc ác khi thấy chị Tấm hạnh phúc thì đem lòng đố kỵ, ghen tức luôn tìm mọi cách để hãm hại Tấm để đạt được mục đích trở thành hoàng hậu. Cám bày mưu tính kế, lên kế hoạch để giết chết Tấm rất nhiều lần cho thấy nhân vật này thật tàn ác, xấu xa, tiểu nhân. Cám là hiện thân cho cái xấu xa trong xã hội và cần được lên án, phê phán.

Và rồi kết cục của Cám lại là cái chết do tự mình hại mình. Điều này thể hiện rõ một chân lý bất biến kẻ ác sẽ luôn lãnh hậu quả thích đáng cho chính mình. Thông qua tính cách của hai nhân vật Tấm và Cám thì chúng ta cũng như thế hệ sau nên học hỏi và luôn có những tính cách, đạo đức tốt đẹp của nhân vật Tấm và tránh xa, loại bỏ những tính cách xấu xa của nhân vật Cám.

Trên đây là bài viết tổng hợp các dạng đề văn phân tích nhân vật Cám, cũng như dàn ý phân tích nhân vật Cám được soạn thảo đầy đủ và chi tiết. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng và thực hành trong các bài tập môn Văn ở trường. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả tốt!

Xem thêm: Phân tích “Phú sông Bạch Đằng” đoạn 3 – Trương Hán Siêu chi tiết nhất

Phân Tích, Văn Học -