Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Mời các bạn đọc tham khảo bài phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” dưới đây của nhà thơ Thanh Hải. Ông là một nhà thơ, một thi nhân của nền văn học nước nhà. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của ông là một trong những bài thơ tiêu biểu nói về mùa xuân.
Nội dung bài viết
- 1 Dàn ý “Mùa xuân nho nhỏ” khổ 1
- 2 Một số dạng đề văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- 2.1 Đề bài: Phân tích nội dung khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” bằng một bài văn ngắn
- 2.2 Đề bài: Viết đoạn văn ngắn phân tích nghệ thuật khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ”
- 2.3 Đề bài: Viết bài văn ngắn cảm nhận khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ”
- 2.4 Đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch về 6 câu thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ”
Dàn ý “Mùa xuân nho nhỏ” khổ 1
Dưới đây sẽ là dàn ý “Mùa xuân nho nhỏ” khổ 1 giúp bạn đọc dễ dàng viết bài phân tích chi tiết và có thể dùng làm tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm.
Mở bài bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
– Giới thiệu sơ lược đôi nét về nhà thơ Thanh Hải, cùng với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và khổ 1 bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
Lưu ý: Học sinh được tự chọn lựa cách trình bày mở đầu bài trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc theo lựa chọn và năng lực của bản thân mình.
Thân bài phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Hai câu thơ đầu tiên:
– Khung cảnh nơi mùa xuân đã diễn ra với một vẻ ngoài rất giản dị, mộc mạc nhưng đầy sự lãng mạn và sâu lắng. Chỉ đơn thuần là một đóa hoa tím đang nhú mầm giữa dòng sông nước trong xanh. Hình ảnh thật đẹp, rất gần gũi mà cũng vô cùng lãng mạn. Bức tranh đó sẽ còn lung linh thêm, có “sắc hồn” hơn khi cái màu tím phủ đậm nét thêm trở thành “tím biếc”. Gam màu đó đã được biến hoá vào trong bức tranh xuân thật tinh tế, tài tình. Khiến cho người xem mường tượng thấy ngay trước mắt mình, một đóa hoa tím biếc, rất đẹp và thật dịu dàng, cũng có đủ khả năng để nhuộm tím toàn bộ bầu trời, cả không gian sắc xuân đang dâng tràn sức sống mới.
→ Cảnh và vật mùa xuân dung dị, gần gũi, và dịu dàng, sâu lắng.
Hai câu thơ giữa:
Không chỉ đơn thuần với những hình ảnh mà còn có âm thanh của những chú chim chiền chiện hót vang khắp trời. Làm rung động cả trời đất, cả tâm hồn lãng mạn của nhà thơ. Tác giả sử dụng nhiều từ cảm thán như “ơi, hót chi” bộc lộ cảm xúc ngưỡng mộ, yêu quý bầu trời mùa xuân. Bỗng nhiên bầu trời trở nên rộng lớn và hừng hực sức sống. Âm thanh của tiếng chim chiền chiện ngỡ bé nhỏ nhưng lại bao trùm lên toàn bộ đất trời.
Hai câu thơ cuối:
Tiếng ngân nga của những chú chim không chỉ vang trên bầu trời, giữa không trung bao la mà giờ đây nó đã kết tinh nên những giọt, mang những thù hình, kích thước thực sự. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này tưởng có vẻ vô lý nhưng hết sức thích hợp. Hình ảnh ấy làm sáng lên khung cảnh ngày xuân cùng với những dòng sông uốn lượn, cành hoa tím ngắt, tiếng con chim chiền chiện. Người thi sĩ đã vẽ nên một bức tranh xuân đầy màu sắc, sống động.
Kết bài phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
– Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật qua phân tích nội dung khổ thơ đầu.
– Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Một số dạng đề văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Dưới đây là một số dạng đề văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được chọn lọc cẩn thận. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và phân tích.
Đề bài: Phân tích nội dung khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” bằng một bài văn ngắn
Thanh Hải đã thổi một tiếng thơ xuân giữa khu vườn thơ ca đương đại với thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” chất chứa cảm xúc của một con người đang hưởng thụ những điều tốt đẹp nhất của tuổi xuân. Nổi bật của bài thơ là khổ đầu chứa đựng nét đẹp mùa xuân thơ mộng, rạng rỡ lòng người. “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một tác phẩm thơ nói đến tình yêu xuân hết sức sâu sắc và có ý nghĩa.
Đặc biệt trong đoạn mở đầu của bài thơ đã giúp chúng ta biết rằng không khí xuân tan dần trong lòng người nghe một cách sắc nét và sâu lắng. Mùa xuân được coi là khoảng thời gian tươi đẹp nhất của năm, nên khi nhắc về mùa xuân chúng ta ai cũng cảm thấy yêu đời hơn và chính vì thế mà mùa xuân trở thành một đề tài phổ biến trong thơ ca Việt Nam.
“Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào khoảng tháng 11 của năm 1980. Khi đặt bút viết khổ 1 bài “Mùa xuân nho nhỏ”, đây là thời điểm tác giả Thanh Hải ở trên giường bệnh để chiến đấu với căn bệnh quái ác, chờ đối diện với thần chết đang hiển hiện trước mắt. Tuy vậy, bằng con mắt của nhà thơ cùng với óc sáng tạo của một thi nhân có tình yêu thiên nhiên, đất trời, Thanh Hải đã viết nên nhiều bài thơ đầy ý nghĩa. Ngay từ mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã gợi nên những tình yêu thiên nhiên, đất trời mạnh mẽ:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Khi phân tích và cảm nhận khổ thơ đầu ta thấy khổ thơ được ví như một bức tranh về thiên nhiên tràn đầy sắc xuân xanh. Đó là bức tranh có nhiều nét chấm phá với bố cục hết sức ấn tượng. Từ “mọc” xuất hiện ở câu văn đầu gợi sự xuất hiện mạnh mẽ của sự vật. Đó là sức sống đang tiềm tàng bí mật bỗng nhiên thức dậy.
Dòng sông xuất hiện trong lời thơ Thanh Hải không phải là một con sông cụ thể nào. Vì thế nên chúng ta có thể liên tưởng đến nhiều dòng sông mà trong đó nổi tiếng là sông Hương trong “bài thơ trữ tình cố đô Huế” mà thi sĩ Tố Hữu từng viết:
“Hương Giang ơi, dòng sông êm
Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình “
Người xem đưa ra câu hỏi “Điều gì mọc giữa dòng sông xanh”? Sau khi gợi tò mò cho người đọc thì ngay tức khắc, câu thơ thứ hai đã trả lời. Đó là “Một đóa hoa tím ngắt”. Có sông, hoa và có màu “xanh” của dòng sông tạo nền để điểm xuyết màu “tím biếc” của hoa, khi hoa xuân mới “mọc”, mới nở rộ.
Trên nền cảnh xanh ngắt của dòng sông và màu hoa tim tím biếc, ngỡ rằng cảnh vật mùa xuân đã ngưng lại. Nhưng ngay đó, sau đấy là sự trở lại của tiếng động:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Trên bức tranh xuân đó có tiếng những chú chim ríu rít vang trời đất. Với từ cảm thán gọi đáp “Ơi” đem lại sự nhẹ nhàng và đậm đà ngôn ngữ xứ Huế. Thứ giọng điệu, ngôn ngữ đó đem lại vẻ dịu dàng, tình cảm và có nét rất đáng yêu. Tiếng chim hót khiến cả bức tranh được chuyển đổi sắc thái từ tĩnh thành động. Mùa xuân của đất nước trong thơ ca Thanh Hải là những nét họa, nét đẹp lãng mạn, dịu dàng, trong sáng, mơn mởn. Tất cả như đang tràn đầy sức sống.
Trước mỹ miều tuyệt sắc của thiên nhiên, nhà thơ không ngừng thể hiện rõ ràng xúc cảm của cái tôi:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“Giọt long lanh” trong câu thơ này có thể giải thích với khá nhiều tầng nghĩa khác nhau. Đó là hạt sương của buổi sớm tinh mơ, ban mai, như vết mưa còn đọng lại trên mái hiên hè sau những cơn mưa bất chợt đêm khuya. Đó cũng chính là giọt long lanh với ý nghĩa biểu trưng cho sự hạnh phúc và cho sự mãnh liệt của sức sống tràn trề. Với sự thay đổi cảm giác ấy của câu thơ đã mang đến sự mới mẻ cho toàn bộ bức tranh mùa xuân.
Đứng trước niềm vui xuân của đất trời, mùa xuân của đất nước, nhà thơ cảm động bày tỏ tình yêu, lòng tri ân của ông với đất nước và quê hương. Tình yêu ấy thiêng liêng, cảm động hơn hết với lời ước nguyện trong phần cuối bài thơ. Đồng thời Thanh Hải bộc lộ mong muốn sẽ hiến dâng vì tương lai tươi sáng của đất nước và lặng lẽ góp một mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân chung của dân tộc. Ta có thể thấy khao khát của tác giả khi muốn tạo dựng nguồn sức sống muôn đời cho đất nước bằng tình yêu, kính trọng.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn phân tích nghệ thuật khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ”
Mùa xuân từ lâu đã trở thành một đề tài vô tận của thi ca. Đã có biết bao nhiêu thi phẩm hay, viết về đề tài này với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nổi bật lên trong số đó là khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” được nhà thơ Thanh Hải sáng tác. Góp vào thành công của bài thơ là những biện pháp nghệ thuật đặc sắc được ông sử dụng xuyên suốt bài thơ.
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Hai câu thơ đã áp dụng phương pháp đảo ngữ. Lẽ ra nên là:
“Một bông hoa tím biếc
Mọc giữa dòng sông xanh”
Phép nghệ thuật đảo ngữ là nghệ thuật đặc sắc ở khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Phương thức nghệ thuật ấy có tác dụng làm câu thơ tăng thêm phần độc đáo. Gợi cho chúng ta tưởng tượng ra một khung cảnh bao la, giữa dòng sông với hồ nước biếc xanh ngắt, đột nhiên nở ra một loài hoa dại. Cành hoa đó có sắc màu tím nhạt. Tuy đó không là màu sắc rực rỡ như đỏ hay vàng mà lại là mang màu tím nhạt nhưng màu tím đó tạo nên vẻ lãng mạn, dịu dàng và tràn đầy sắc xuân.
Đó là vẻ đẹp dịu dàng và sáng trong mà cũng quá đỗi mong manh. Bức tranh thiên nhiên có màu tim tím của hoa, của thiên nhiên hay cũng là sự biểu tượng cho xứ Huế mộng mơ. Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ năm tiếng, cùng nhạc điệu trong sáng, thiết tha.
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Những hình ảnh thơ đẹp, gần gũi, liên kết với nhau qua từng câu thơ. Hình ảnh gợi cảm con chim chiền chiện báo hiệu xuân thực sự đang rất gần nơi đất trời. Với ngòi bút khoáng đạt, bức tranh xuân xứ Huế rộn ràng âm thanh với tiếng chim hót “vang trời”
Trước mùa xuân quá đỗi sống động, nhiều màu sắc thi nhân tiếp tục viết nên những câu thơ giàu chất tạo hình:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Dòng thơ cuối cùng của đoạn này, nhà thơ muốn cảm nhận trọn vẹn toàn bộ mùa xuân qua giác quan: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Động từ “hứng” làm cho chúng ta cảm thấy được trân trọng của thi sĩ với vẻ đẹp. Đó là sự rung động của thi nhân với vẻ đẹp của không gian thiên nhiên và của bao la đất trời. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” mở đầu bởi làn điệu Quan họ, dân ca thiết tha của xứ Huế. Làn điệu ấy là tiếng lòng tri ân của nhà thơ Thanh Hải với cuộc đời này.
Khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” chỉ với sáu câu thơ nhưng chứa đựng nhiều nghệ thuật văn học đặc sắc. Bài thơ sẽ mãi là tượng đài để những nhà thơ thế hệ sau noi theo và học tập.
Đề bài: Viết bài văn ngắn cảm nhận khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ”
Thanh Hải sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay trên chính quê hương ruột thịt của mình. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng Thanh Hải dâng tặng cho đời, trước lúc về với cõi vĩnh hằng. Khổ thơ đầu cùng toàn bộ bài thơ toát lên một niềm cảm xúc bâng khuâng, tha thiết, sâu lắng về một bầu trời xuân tươi đẹp, khởi đầu cho năm mới.
Trước lúc vĩnh viễn ra đi, ông cũng đã để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của cuộc đời sắp tắt. Khi cuộc đời ông đã sắp bước vào cuối đông, nhà thơ vẫn nghĩ về một mùa xuân bất diệt, muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời.
Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Chỉ bằng đôi nét phác thảo, Thanh Hải đã vẽ nên một mùa xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Với việc kết hợp hai gam màu, xanh và tím trộn lẫn vào nhau đã tạo nên một màu sắc rất Huế: màu sắc của sự yên tĩnh và thanh bình. Tác giả sử dụng biện pháp đảo cấu trúc câu, cùng động từ “mọc” ở trước làm cho không gian như lan tỏa sức sống, căng tràn cả một dòng sông. Sự sinh sôi, nảy nở của thiên nhiên được nhấn mạnh một cách khéo léo.
Không gian dòng sông xanh, êm đềm trôi, bỗng mọc lên “bông hoa tím biếc”. Từng đường nét, màu sắc hòa với sự trong trẻo, dịu dàng của sắc Huế mộng mơ. Thán từ “ơi” cho ta thấy sự bất ngờ, ngạc nhiên và vui thú của tác giả:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Mùa xuân, mùa khởi đầu một năm mới, mang đến nhựa sống cho toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Gắn liền với mùa xuân là hình ảnh những đàn chim chiền chiện, chim sẻ,… những chú chim di cư trở về. Tiếng chim hót làm sống động lòng người. Tiếng hót ấy lảnh lót, vang xa, trên nền trời xanh thẳm như vang vọng đất trời. Trong không gian ấy, con người như được tiếp thêm năng lượng, yêu đời, yêu thiên nhiên hơn và sẵn sàng đón chào năm mới sắp đến.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Từ “giọt” ở đây phải chăng là những hạt sương, hạt mưa xuân láp lánh rơi dưới ánh mặt trời. Hay đó là chuỗi hạt ngọc được cô đọng từ tiếng hót tuyệt diệu của những chú chim chiền chiện kia? Dù cảm nhận theo nghĩa nào ta vẫn thấy được niềm vui vẻ, say sưa của nhà thơ Thanh Hải đã gửi gắm vào đó.
Tình cảm của tác giả dành cho mùa xuân thật cao quý và đáng trân trọng. Bất chấp thời gian, lao động và cống hiến của con người tác giả đã minh chứng, con người sẽ là mùa xuân bất diệt của cuộc đời và đất nước.
Đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch về 6 câu thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ”
Khổ thơ đầu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. Mở đầu khổ thơ, một hình ảnh đẹp đã đập vào mắt người đọc “bông hoa tím biếc” “mọc giữa dòng sông xanh”. Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ: động từ “mọc đảo lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên trước cảnh mùa xuân. Bông hoa ấy có sức sống thật mạnh mẽ, luôn biết vươn bản thân mình lên cùng chung vui với đất nước khi mùa xuân đang đến.
Không chỉ có vậy, hòa cùng với sức xuân đó còn có cả tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Tiếng chim ấy thật lảnh lót. Nó đã làm khuấy động tâm hồn nhà thơ, tạo nên những rung cảm thật mạnh mẽ. Từ âm thanh rộn rã ấy, tác giả đã hình tượng hóa tiếng chim như sức sống, vẻ đẹp, niềm vui rộn rã của cuộc sống mới.
Đồng thời, nhà thơ còn nhìn thấy những “giọt long lanh” rơi xuống đâu đây. Những “giọt long lanh” đó đã làm lay động chính bản thân tác giả. Để từ đó, ông đưa đôi tay của mình ra “hứng”. Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ, chuyển đổi cảm giác, từ thính giác, thị giác đến xúc giác. Câu thơ là cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên, đất nước khi được bước vào mùa xuân.
Tóm lại, chỉ bằng sáu câu thơ đầu, nhà thơ Thanh Hải đã vẽ ra cả 1 không gian cao rộng, có cả màu sắc lẫn âm thanh của sức sống, đất trời mùa xuân. Bài thơ đã mang đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế, tươi đẹp về một mùa xuân nơi xứ Huế mộng mơ.
Qua việc phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã cho ta thấy, Thanh Hải đã đóng góp nên một nét thơ đặc biệt, rất riêng, rất Thanh Hải và rất tình. Hi vọng bạn đọc đã có những tư liệu cụ thể, phục vụ cho quá trình học trên trường.
Xem thêm: Phân tích bài thơ “Tràng giang” ngắn nhất của nhà thơ Huy Cận
Phân Tích, Văn Học -Phân tích bài thơ “Tràng Giang” ngắn nhất của nhà thơ Huy Cận
Phân tích 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác ngắn nhất của Viễn Phương
Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
Phân tích Tây Tiến khổ 1 của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm ” Chí Phèo “
Phân tích bài “Mây và sóng” của nhà thơ R.Ta-go ngắn và hay nhất