Phân tích khổ cuối bài “Bếp lửa” – Bằng Việt hay và cảm động nhất

Phân tích khổ cuối bài “Bếp lửa” qua dàn ý, phân tích nội dung chính, bài mẫu thi học sinh giỏi. Tất cả tổng hợp trong bài viết dưới đây!

Nếu các bạn đang tìm kiếm những bài mẫu hay nhất và chất lượng nhất cho dạng đề phân tích khổ cuối bài “Bếp lửa” thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Bài viết chắc chắn sẽ đem đến cho bạn đọc những cảm nhận mới mẻ cùng kiến thức hữu ích giúp bạn chinh phục con đường học thuật của mình.

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích khổ cuối bài “Bếp lửa”

Trước hết, bài viết sẽ cung cấp dàn ý phân tích khổ cuối bài “Bếp lửa”, qua đó giúp bạn đọc dễ dàng ghi nhớ những chi tiết nội dung và nghệ thuật cần chú ý. Hãy cùng tham khảo nhé.

Mở bài: Tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Giới thiệu tác giả: Bằng Việt là một nhà thơ có những hoạt động sôi nổi và trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, ghi dấu ấn trong làng thơ Việt Nam bằng những tác phẩm rất trữ tình, êm đềm, nhẹ nhàng và đầy lắng đọng.

+ Giới thiệu tác phẩm: “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 có thể được xem là bông hoa đẹp nhất đời thơ Bằng Việt, chứa chở theo bao cảm xúc thiêng liêng, bồi hồi của một người con xa quê.

– Dẫn dắt vào khổ thơ cuối: Mượn những kỉ niệm bên bà làm chất liệu sáng tác, Bằng Việt đã viết lên những vần thơ nhuộm màu ký ức, đặc biệt là khổ thơ cuối của bài thơ.

Thân bài phân tích khổ cuối bài “Bếp lửa”

– Đôi nét giới thiệu về đoạn thơ:

+ Là khổ thơ thứ 7 và cũng là đoạn cuối của tác phẩm “Bếp lửa”.

+ Mạch thơ: Những lời tự giãi bày, thổ lộ và suy ngẫm của tác giả.

– Phân tích vẻ đẹp khổ thơ:

+ “Giờ cháu đã đi xa”: Giới thiệu hoàn cảnh phải xa quê hương, xa gia đình, qua đó cho thấy nỗi niềm mong chờ, nhung nhớ.

+ Điệp từ “có”: Từ “có” được nhắc lại 3 lần, nhấn mạnh những thứ mới mẻ, hiện đại mà “cháu” đang được tận hưởng.

+ “Trăm khói tàu” + “trăm nhà” + “trăm ngả”: Từ “trăm” cũng được sử dụng tới 3 lần, làm nổi bật những sự đổi thay theo thời gian của cuộc sống.

+ “Chẳng lúc nào quên nhắc nhở”: Thể hiện tình yêu, nỗi nhớ da diết, thường trực của người cháu dành cho bà, cho những kỷ niệm thuở thơ bé.

+ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”: Câu thơ cuối là một câu hỏi tu từ, tạo cho bài thơ một kết cấu đầu cuối tương hỗ, càng đẩy nỗi nhớ, tình cảm của người cháu lên tới cao trào, đỉnh điểm, nó cứ tha thiết, cắt cứa khôn nguôi.

Kết bài ý nghĩa khổ cuối “Bếp lửa”

– Khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung:

+ Giá trị nội dung: Cho thấy hình bóng của người bà luôn hiện diện trong trái tim của người cháu, kỷ niệm xưa dẫu khốn khó nhưng lại đẹp đẽ đến lạ kỳ, để rồi Bằng Việt mãi yêu và mãi nhớ.

+ Giá trị nghệ thuật: Sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ như điệp ngữ, liệt kê, câu hỏi tu từ, hình ảnh thơ gợi nhiều liên tưởng,…

– Nêu cảm nhận riêng về khổ cuối và toàn bài thơ “Bếp lửa”.

Phân tích nội dung chính của khổ cuối bài thơ Bếp lửa

Dưới đây là bài phân tích nội dung chính của khổ cuối bài thơ Bếp lửa đã được chúng mình đầu tư chọn lọc rất kỹ lưỡng. Mời bạn đọc cùng tham khảo và cảm nhận.

Bài làm

Bước vào làng thơ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhưng hồn thơ Bằng Việt nhẹ nhàng lắm, tha thiết lắm, trong trẻo mà lại đầy sâu lắng. Tiêu biểu như bài thơ “Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963. Bài thơ được viết lên từ những kỷ niệm thời tấm bé, từ những chất liệu của kí ức. Ấy là tuổi thơ cơ cực nhưng lại hạnh phúc bên người bà tần tảo. Trong tác phẩm này, đặc sắc nhất có thể kể đến khổ thơ thứ 7 và cũng là khổ thơ khép lại toàn bài:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, 

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, “

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ, cũng như mãi gắn liền, song hành cùng cuộc đời của người cháu. Bếp lửa cứ bập bùng, cứ đỏ lửa, cứ thế sưởi ấm tuổi thơ cơ cực, cứ thế soi sáng cho tương lai. Bởi thế người cháu chẳng thể nào thôi nhớ, thôi quên về hình ảnh bếp lửa ấy. Ngay cả khi “cháu đã đi xa”, bếp lửa vẫn hiện diện trong trái tim.

Nhân vật người cháu dường như là hiện thân của chính Bằng Việt. Nhà thơ đã có quãng thời gian xa nhà, tận nơi đất nước Liên Xô xa xôi để học tập. Mùa đông Liên Xô lạnh lắm, nhưng tác giả đã có bà trong tim, có bếp lửa trong tâm tưởng, hơi ấm cũng vì thế mà lan tỏa xua tan mọi giá buốt.

“Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”

Bằng Việt có cơ hội được đến một xứ sở văn minh, được tiếp cận với những điều mới mẻ, tiên tiến. Cuộc sống của tác giả không còn gắn với mái ngói đơn sơ, khói rơm khói rạ, quanh quẩn bên gốc tre, mái đình, mà đã là “khói trăm tàu”, là “lửa trăm nhà”, là “niềm vui trăm ngả”. Thế nhưng, thật lạ kỳ, nhà thơ vẫn chẳng thể nào quên đi bếp lửa, quên đi người bà của mình.

Tuổi thơ của “cháu” trở nên đẹp đẽ vì có bà trong đó, trở nên ấm áp vì có bếp lửa sưởi ấm. Vậy nên, dù thời gian có trôi, cuộc sống có thay đổi, cháu có đi xa chốn nào, thì vẫn có một điều bất biến. Đó là tình yêu thương da diết mà cháu dành cho bà, nỗi nhớ nhớ khôn nguôi cháu dành cho bếp lửa. Đây cũng chính là lý do khiến cháu không bao giờ “quên nhắc nhở” một điều:

“Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”

Bà và bếp lửa, đã cho cháu của tuổi thơ, đã tặng cháu một hành trang để bước vào đời. Bởi lẽ, những điều dù nhỏ bé, giản dị ấy mang một vẻ đẹp tỏa sáng khắp cả đường đời, có sức nặng đủ nâng đỡ cả cuộc đời của cháu. Vậy mới thấy, trái tim của Bằng Việt chan chứa cảm xúc, dạt dào tình cảm đến nhường nào. Hẳn rằng, sẽ chẳng có một hồn thơ Bằng Việt như thế nếu tuổi thơ của ông không ở bên bà, không có bếp lửa. Hẳn đây là lý do, nhà thơ đã dành tặng cho người bà những vần thơ đẹp đẽ này:

“Mười năm

Cháu dần lớn, nên người. 

Rất nhiều điều phải đi đến tận cùng, 

Chỉ có lòng bà thương

Đi bao giờ hết được?”

Phân tích khổ cuối bài “Bếp lửa” cho học sinh giỏi

Một bài viết phân tích khổ cuối bài “Bếp lửa” cho học sinh giỏi mà bạn đọc không thể bỏ qua. Với câu từ được trau chuốt và nội dung được khai thác đầy đủ, bài viết sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích cho bạn đọc.

Bài làm

Tuổi thơ trong ký ức của nhiều người là cánh diều chao nghiêng, là hương lúa ngọt ngào,… nhưng với Bằng Việt, tuổi thơ lại là mùi khói bếp cay nồng, là bóng dáng người bà tần tảo.

“Tuổi thơ ta thả cánh diều

Gió lùa thương nhớ những chiều xa xăm

Tuổi thơ sáng tựa trăng rằm

Ru con mẹ hát tháng năm ơi hò…”

Đem tất cả kỷ niệm thân thuộc ấy gửi gắm vào những vần thơ, Bằng Việt đã viết lên tác phẩm với tựa đề “Bếp lửa” nhuốm màu của tình yêu, của nỗi nhớ. Đặc sắc nhất trong toàn bài thơ có thể kể đến khổ thơ cuối, nhẹ nhàng, êm dịu nhưng lại khẽ khàng gieo bao tương tư:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, 

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, 

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”

Khổ thơ bắt đầu bằng một lời tâm sự, giãi bày “giờ cháu đã đi xa”. Ngay khoảnh khắc này, người cháu không còn được ở bên người bà, bên bếp lửa thân yêu. Người cháu cũng chính là tác giả Bằng Việt, đang phải sống trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương, một mình, một bóng, nơi đất nước Liên Xô xa tít tắm. Dẫu vậy, sự xa cách về địa lý khiến nỗi nhớ càng đong đầy, trái tim thêm cắt cứa mà thôi.

Bằng Việt may mắn được ra nước ngoài học tập, được tiếp xúc với “trăm” thứ mới mẻ, như “trăm tàu”, “trăm nhà”, có “trăm ngả” để đi, “trăm” niềm vui để tận hưởng. Nhưng song hành với may mắn ấy là nỗi buồn chia xa, ly biệt. Nhà thơ chẳng thể ở cạnh bà, chẳng còn được ngồi bên bếp lửa. Thế nên nhớ lắm, thương lắm, yêu lắm quá khứ cơ cực mà giàu tình thương ấy.

Bằng Việt đã sử dụng biện pháp điệp ngữ khi lặp lại đến 3 lần từ “có” và “trăm”, qua đó làm nổi bật những tâm tình, cảm xúc trong trái tim của mình. Dẫu cuộc sống có đổi thay với bao điều hiện đại, nhà thơ vẫn cứ yêu thiết tha mảnh bếp lửa lấm lem khói. Dù thời gian có trôi, khoảng cách có xa ngàn dặm, nhà thơ vẫn mãi nhớ da diết bóng dáng người bà tần tảo. Và dù có bao con đường để đi, nhà thơ cũng chỉ có một chốn để về, đó là ngôi nhà nhỏ, nơi có người bà đang ngồi nhen nhóm bếp lửa.

Bởi vậy, Bằng Việt mãi “chẳng lúc nào quên nhắc nhở” một điều rằng: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”. Câu hỏi tu từ này một lần nữa đẩy nỗi nhớ, tình cảm xúc của nhà thơ lên đến cao trào, đỉnh điểm. Người đọc như nhìn thấy một mong muốn nhỏ nhoi của tác giả, mong muốn bếp lửa ấy mãi được bà nhóm lên, để lửa mãi bập bùng, tỏa hơi ấm xua tan mọi lạnh giá của mùa đông Liên Xô và để bà mãi ở đấy, mãi ở bên nhà thơ. Nhưng tiếc thay, chỉ còn ký ức mãi ở lại mà thôi:

“Giờ bà đã nằm trên đất đồng làng

Con đường cũ cháu về. Gắt gao màu nắng đỏ. 

Cuộc đời bà đã qua tất cả

Lẳng lặng, khiêm nhường, không dấu tích gì!”

Như vậy, khổ thơ cuối nói riêng và cả bài thơ “Bếp lửa” nói chung thật sự là những vần thơ vô cùng đặc sắc của Bằng Việt. Rất nhẹ nhàng, êm dịu nhưng lại để lại bao cảm xúc da diết, sâu lắng trong lòng người đọc. Hy vọng rằng, với những kiến thức chúng mình đã chia sẻ trong bài phân tích khổ cuối bài “Bếp lửa”, các bạn sẽ đạt được kết quả thật cao trong học tập. 

Xem thêm: Phân tích nhân vật Đan Thiềm chọn lọc và chi tiết nhất

Phân Tích, Văn Học -