Phân tích khổ 1 2 “Đây thôn vĩ dạ” đầy đủ nhất của Hàn Mặc Tử
Bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” là một tác phẩm hay trong chương trình giáo dục THPT, thường được thầy cô lựa chọn để làm đề thi. Dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích khổ 1, 2 “Đây thôn vĩ dạ”. Vậy mời các bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn, ngày càng học tốt môn Ngữ Văn ở trường hơn.
Nội dung bài viết
- 1 Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 1, 2 “Đây thôn vĩ dạ”
- 1.1 Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ “Đây thôn vĩ dạ”
- 1.2 Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Đây thôn vĩ dạ” khổ 1
- 1.3 Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu bài “Đây thôn vĩ dạ”
- 1.4 Đề bài: Từ “ai” trong Đây thôn vĩ dạ có giá trị nghệ thuật như thế nào? Em hãy viết đoạn văn ngắn phân tích giá trị ấy
Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 1, 2 “Đây thôn vĩ dạ”
Hiện nay có rất nhiều có rất nhiều cách ra đề khác nhau trong các cuộc thi mà chúng ta đều có thể gặp qua. Dưới đây là tổng hợp một số dạng đề văn phân tích khổ 1, 2 “Đây thôn vĩ dạ” để cho các bạn học sinh tham khảo nếu như có gặp phải. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ “Đây thôn vĩ dạ”
Khổ 1, 2 “Đây thôn vĩ dạ” là một nỗi nhớ mong của tác giả đối với nơi thôn Vĩ. Dù phải cách xa bao lâu thì ông vẫn dành một tình yêu đối với nó. Cây cỏ phát triển xanh mướt, những thiếu nữ trong bộ đồ đầy ấn tượng. Ngoài ra về mặt kiến trúc cũng đầy nét mới mẻ, những ngôi nhà được xây giữa khu vườn.
Câu thơ đầu là một câu hỏi ấy mang một nét rất mới lạ. Bởi hầu hết các chữ cái đều sở hữu thanh bằng, một cảm giác rất Huế, rất nhẹ nhàng, êm dịu như tấm rèm mỏng. Hình ảnh thơ đã từ từ mở ra và tạo nên mạch xúc cảm đầy nét trữ tình cho tác phẩm. Vì nhớ mong mà cô gái Vĩ Dạ có ý nhắc nhở, dỗi hờn một cách nhẹ nhàng, rồi cũng có ý gợi nhắc, mời gọi người bạn cũ về thăm xứ Huế.
Đoạn thơ tiếp theo mang đậm nỗi mong ước được về lại Vĩ Dạ một lần. Nhưng do không thực hiện được chuyến đi ấy nên Hàn Mặc Tử về thăm Vĩ Dạ qua tâm tưởng và tạo nên những câu thơ đầy sâu lắng, mộng ảo về Vĩ Dạ. Đặc điểm của giống cây cau là dáng mảnh, tán cao vượt lên trên các tán cây khác trong vườn nên đến Vĩ Dạ từ xa lữ khách sẽ thấy những hàng cau trước tiên.
Với một cái nhìn khái quát về thiên nhiên, tác giả đã cho ra đời những lời thơ thật ma mị: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Từ “mướt” đã được nhà thơ sử dụng để thể hiện sự tươi mát của cảnh vật xung quanh. Khi kết hợp với tính từ “quá” làm cho vẻ đẹp của khu vườn được thêm sâu sắc hơn. Khu vườn là một thứ không thể thiếu trong thôn Vĩ.
Cảnh vật thôn Vĩ càng đẹp hơn trước bởi sự xuất hiện hình bóng con người. Vĩ Dạ nổi tiếng với màu xanh của trúc – một loài cây họ tre thường được trồng trước ngõ. Hàn Mặc Tử áp dụng “thi trung hữu họa” từ thời trung đại để tạo ra những lá trúc nhằm khắc họa lên khuôn mặt chữ điền đáng yêu, hiền hậu thấp thoáng giữa những khu vườn Vĩ Dạ.
Khổ 1, 2 “Đây thôn vĩ dạ” không những là nỗi mong nhớ của tác giả mà còn là một bức tranh thiên nhiên đầy sống động. Sông Hương với màu xanh biếc chảy nhẹ nhàng mà mang một chút nét buồn sầu: “dòng nước buồn thiu”. Mọi thứ nơi đây được gắn liền bởi những cảnh sắc thật đẹp. Ở hai phía bờ là hình ảnh của vườn bắp, những làn gió nhẹ chỉ đủ làm những bông ngô lay động. Một nét riêng biệt chỉ có ở Huế.
Hai khổ thơ đầu “Đây thôn vĩ dạ” của khổ thơ không chỉ là bức tranh ngoại cảnh mà còn là tâm cảnh, ẩn chứa trong đó là bao nhiêu tâm trạng của thi sĩ.
Ánh trăng vốn là tri kỷ, tri âm suốt đời của tác giả ở chốn cô đơn này. Trăng là hiện thân của cuộc đời trần thế tươi đẹp, là cái đẹp của cuộc đời, là tình đời, tình người mà tác giả khao khát. Khung cảnh sông Hương trong khổ thơ cũng ngập đầy ánh trăng, trăng bàng bạc khắp không gian với hai hình ảnh sông trăng và thuyền trăng.
“Đây thôn vĩ dạ” hai khổ thơ đầu thấy được đầy nhớ nhung, mong nhớ đối với những kỉ niệm xưa của nhà thơ đối với nơi yêu dấu này. ”Đây thôn Vĩ Dạ” thực sự đã trở thành một kiểu tác của thi ca, mang đậm phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử. Bằng ngòi bút tài hoa, đường nét mềm mại, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế đầy sức sống, một bức tranh toàn bích hòa quyện giữa thực và ảo, giữa tâm tưởng và ước mong.
Đề bài: Viết đoạn văn phân tích “Đây thôn vĩ dạ” khổ 1
Nhà thơ đã bắt đầu với một câu hỏi tu từ. Câu thơ là một câu hỏi ấy mang một âm sắc đặc biệt bởi đa số các chữ đều mang thanh bằng đã đem đến một cảm giác rất Huế, rất ngọt ngào êm ái tựa như bức rèm mỏng đã mở ra và khơi gợi nên mạch cảm xúc đầy mộng và thơ cho toàn bộ tác phẩm.
Vì nhớ mong mà cô gái Vĩ Dạ có ý trách móc, hờn dỗi một cách duyên dáng, rồi cũng có ý nhắc nhở, mời mọc người bạn cũ về thăm xứ Huế. Nhưng hiểu như vậy thì có vẻ không đúng lắm, bởi khi đó nhà thơ đã mắc căn bệnh nan y, phải sống cách ly với thế giới bên ngoài. Đối với tình cảnh như vậy thì chúng ta càng cảm thấy nhà thơ càng đáng thương hơn.
Ngoài ra hình ảnh của khu rừng xanh ngát, được bao phủ bởi những chiếc lá xanh biếc thật hào nhoáng. Nhà văn đã tạo cho chúng ta cảm giác rằng đã có một cơn mưa trong đêm quét ngang qua mọi thứ. Có khi đã có ai đó đã chăm chỉ đến rửa sạch từng cái lá của từng cái cây. Những hành động đó giúp cho khu rừng khi xuất hiện dưới bình minh sẽ trở nên rực rỡ, đầy vẻ hào nhoáng, diễm lệ.
Cảnh vật thôn Vĩ càng đẹp hơn trước bởi sự xuất hiện hình bóng con người trong câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Những cây trúc xanh đã làm toát lên vẻ đẹp của thôn Vĩ. Hàn Mặc Tử đã sử dụng ngòi bút đầy tài ba của mình để vẽ lên bức tranh của khu vườn Vĩ Dạ rất sinh động, rực rỡ. Hình ảnh của thôn Vĩ được hiện rõ trong đầu của nhà thơ, dù có đi đâu thì nó vẫn in hằn trong tâm trí ông.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu bài “Đây thôn vĩ dạ”
“Đây thôn vĩ dạ” khổ 1 mà tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp hiếm có của phong cảnh nơi đây. Những người dân xứ Huế đang lao động cùng phong cảnh đầy hữu tình, sâu lắng. Lúc này đây sự cô đơn tuyệt vọng đang dồn nén trong ông, giấc mơ tới thôn Vĩ chắc có lẽ bây giờ đã trở thành thứ viển vông.
Thế nhưng không phải vì vậy mà ông trở nên tuyệt vọng, tâm hồn ông vẫn đầy những khát vọng, điều đó đã làm ông nhớ lại một cuộc gặp định mệnh trong tâm linh mà cảm xúc ông đã hòa vào cảnh vật xung quanh, tưởng như có một cuộc gặp hội ngộ đầy vui vẻ đang diễn ra lúc đó.
Đề bài: Từ “ai” trong Đây thôn vĩ dạ có giá trị nghệ thuật như thế nào? Em hãy viết đoạn văn ngắn phân tích giá trị ấy
Trong bài thơ, đại từ “ai” được sử dụng nhiều lần, màng đến những hoài nghi, cảm xúc mới trên mỗi câu thơ của bài. Lúc thì mang cảm xúc bâng khuâng, vừa lạ vừa quen, lúc lại mang lại một sự hụt hẫng, sâu lắng.
Nó như là một câu tự hỏi về những tình cảm của những thiếu nữ xứ Huế liệu có còn nồng hậu không? Bài thơ đưa chúng ta đi theo hai hướng. Một là cô gái xứ Huế không biết liệu tình cảm của tác giả có còn ở nơi xứ Huế này không, còn đối với tác giả thì ông vẫn sợ rằng thứ tình cảm của mình đã bị lãng quên từ lâu rồi.
Hàn Mặc Tử liên tục đắm chìm trong những dòng cảm xúc bâng khuâng, mơ hồ. Âm điệu nghẹn ngào của câu thơ vang lên, cảnh đêm dần chìm vào cõi mộng, ẩn vào thế giới riêng bất hạnh của nhà thơ.
Sự bứt rứt ấy của ông cứ quanh quẩn sâu bên trong, cực kì bồn chồn, sầu lòng, như những cơn bão quấy phá trong lòng ông. Thế nhưng đây chính là lời kêu gọi trong lòng của những người cô đơn, tha thiết cuộc sống.
Trên đây là toàn bộ các bài mẫu cho đề bài liên quan đến chủ đề lập dàn ý nâng cao, phân tích chi tiết,… trong bài thơ “Đây thôn vĩ dạ”. Qua các bài phân tích “Đây thôn vĩ dạ” khổ 1,2 phía trên, hi vọng chúng tôi mang lại một nguồn tài liệu có thể tham khảo và áp dụng vào các đề văn trên trường.
Xem thêm: Phân tích 2 khổ đầu “Viếng lăng Bác” hay và đặc sắc nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích 2 câu đầu bài “Chiều tối” – Hồ Chí Minh xuất sắc nhất
Phân tích khổ 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương hay nhất
Phân tích 2 khổ đầu “Viếng lăng Bác” hay và đặc sắc nhất
Phân tích “Chữ người tử tù” học sinh giỏi – tác giả Nguyễn Tuân
Phân tích “Tỏ lòng” học sinh giỏi – Phạm Ngũ Lão hay và đặc sắc nhất
Phân tích tiểu đội xe không kính trong thơ của tác giả Phạm Tiến Duật
Phân tích bài “Khi con tu hú” hay và chi tiết nhất của Tố Hữu