Phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1 tác giả Y Phương chọn lọc nhất

Phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1 hiện ra khung cảnh gia đình hạnh phúc, đầm ấm. Đọc ngay dàn ý, tổng hợp một số dạng đề văn đầy đủ nhất!

Phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1 các bạn sẽ cảm nhận được những tình cảm gia đình, quê hương thiêng liêng qua những lời tâm sự của người dành cho con. Bài thơ là một trong những tác phẩm nổi bật của Y Phương. Các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!

Nội dung bài viết

Dàn ý phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1

Dưới đây là dàn ý phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1 đã được chọn lọc hay nhất. Mong rằng các bạn sẽ tham khảo và thực hành tốt các bài tập trên lớp nhé!

Mở bài “Nói với con” khổ 1

– Khái quát sơ lược về tác giả Y Phương và tác phẩm “Nói với con”.

– Nêu vấn đề và dẫn trích khổ 1 bài thơ “Nói với con”.

Thân bài phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1

– Người cha nói cho con nghe về quá trình trưởng thành của con nhờ vào tình cảm gia đình thiêng liêng. Nơi có cha và mẹ cùng dìu dắt và nâng đỡ con từ những bước đi đầu tiên cho đến khi con trưởng thành.

– Người con lớn lên còn nhờ vào sự lao động vất vả của cha mẹ, sự giúp đỡ của “người đồng mình” chan chứa nghĩa tình, gắn bó và giúp đỡ nhau trong lao động. Mặc dù cuộc sống người đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, vất vả.

– Quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn người con, che chở đùm bọc cho con những tấm lòng rộng mở, chân chất, hiền lành và cần cù chăm chỉ.

Kết bài “Nói với con” khổ 1

– Khái quát tóm tắt nội dung khổ 1 bài thơ “Nói với con”.

– Liên hệ bản thân và rút ra bài học cuộc sống.

Tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1

Sau đây là bài viết tổng hợp một số dạng đề văn phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1 đã được biên soạn đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ mang lại nhiều tư liệu học tập cho các bạn tham khảo!

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên nội dung khổ 1 bài thơ “Nói với con”

Bài thơ “Nói với con” là một trong những tác phẩm nổi bật của Y Phương khi nói về tình cảm gia đình, quê hương vô cùng thiêng liêng. Ở khổ 1 bài thơ là những lời tâm sự đầy ấm áp của người cha dành cho con khi con chuẩn bị lên đường lập nghiệp ở nơi xa. Người cha kể cho con nghe về quá trình con khôn lớn từng ngày nhờ vào nhiều yếu tố. Đầu tiên đó là sự yêu thương nâng đỡ của cha mẹ từ những bước đi đầu tiên cho đến ngày con khôn lớn.

Yếu tố thứ hai chính là sự lao động cần cù của “người đồng mình”, người con được nuôi dưỡng trưởng thành là nhờ vào sự lao động vất vả của cha mẹ và người đồng bào miền núi. Cuối cùng là sự nuôi dưỡng của cội nguồn, quê hương làm cho người con có được những tấm lòng rộng mở, chân chất và hiền lành.

Những lời nhắn nhủ của người cha dành cho con chỉ mong con đi xa hãy nhớ về gia đình, làng xóm và biết ơn quê hương, cội nguồn. Nơi đã cho con những hành trang tốt đẹp để bước vào đời. Từ đó luôn cố gắng, phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội và góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích đặc sắc nghệ thuật khổ 1 bài “Nói với con”

Tác giả Y Phương đã vận dụng nghệ thật vô cùng đặc sắc ở bài “Nói với con” khổ 1 đem đến cho độc giả ấn tượng sâu sắc. Ở bốn câu thơ đầu của bài thơ tác giả đã liệt kê những từ ngữ giàu hình ảnh “chân phải” “chân trái” “tiếng nói” “tiếng cười” làm cho người đọc liên tưởng khung cảnh một gia đình đầm ấm. Ở đó cha và mẹ đang tập cho con những bước đi chập chững đầu đời. Có lẽ khi đọc những câu thơ này người đọc cũng đang nhớ về hình ảnh của mình về những ngày thơ bé.

Nhà thơ còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá cho “rừng” và “con đường” cho thấy tầm quan trọng của quê hương của mỗi con người. Thiên nhiên góp phần nuôi dưỡng tâm hồn con người, hình thành cho con người những tính cách, tấm lòng tốt đẹp để từ đó trở thành một con người tốt giúp ích cho xã hội, cho đất nước. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng làm cho độc giả cảm thấy đời thường, chân chất và dễ gần.

Đề bài: Viết đoạn văn tổng phân hợp phân tích khổ 1 “Nói với con”

Trong mỗi con người chúng ta đều có riêng cho mình một gia đình, một quê hương. Gia đình là nơi nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành con quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn cho ta những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ. Ở bài thơ “Nói với con” nhà thơ Y Phương đã kể cho con nghe quá trình trưởng thành của người con để cho con luôn nhớ về gia đình về quê hương về cội nguồn trước khi lên đường lập nghiệp ở nơi xa. Phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1 sẽ thấy rõ điều đó.

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

….

Hai bước tới tiếng cười”

Tình cảm gia đình, quê hương là một tình cảm vô cùng thiêng liêng. Gia đình luôn là điểm tựa vững chãi là nơi chúng ta cảm thấy thoải mái nhất sau những biến cố, gian truân của cuộc sống. Ở bốn câu thơ đầu bài thơ tác giả đã vẽ lên khung cảnh một gia đình hạnh phúc đầm ấm. Ở đấy có cha có mẹ và có cả người con đang chập chững những bước đi đầu đời.

Với phép liệt kê những từ ngữ giàu hình ảnh “chân phải” “chân trái” “tiếng nói” “tiếng cười” tác giả đã tái hiện lại khung cảnh khi con còn thơ bé, cha và mẹ là người dìu dắt, tập cho con đi những bước đi đầu tiên. Khi chân phải con bước về phía cha nếu con có bị vấp ngã thì đã có cha nâng đỡ.

Còn khi chân trái bước về hướng mẹ mà chân con không vững bước thì đã có mẹ dìu dắt. Bên cạnh đó là lời động viên của cha mẹ để khuyến khích con làm cho con hứng khởi khi con tập đi. Thêm vào đó là những tiếng cười vui mừng của cha mẹ và con khi bước đi của con đã vững vàng. Chắc hẳn ai trong mỗi con người đều cũng đã trải qua tuổi thơ như vậy.

Qua cách miêu tả của tác giả cho thấy một ký ức đẹp hiện về qua lời kể của người cha quá trình nuôi con khôn lớn trưởng thành. Những bước đi đầu đời theo sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ qua bao năm tháng cho đến hôm nay con đã tự đứng vững trên đôi chân của mình. Và sẵn sàng sải bước vào đời đi lập nghiệp ở nơi xa.

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Con đường cho những tấm lòng”

Trước khi người con lên đường đi lập nghiệp, người cha không quên nhắn nhủ người con rằng sự trưởng thành ngày hôm nay của con còn có sự đùm bọc, che chở của quê hương, làng xóm. “Người đồng minh” là những con người dân tộc nơi rừng núi mộc mạc, giản dị nhưng chân chất, thật thà, cần cù trong lao động. Tác giả đã nhắc về những công cụ lao động của người đồng bào nơi đây “đan lờ” và không gian sinh sống của họ “vách nhà ken” cho thấy cuộc sống của người đồng bào miền núi còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn, lao động vất vả.

Nhưng qua giọng điệu trong thơ của Y Phương dường như sự khó khăn thiếu thốn ấy được khỏa lấp bằng những câu hát, những nét đẹp văn hoá của người đồng bào miền núi. Qua đó cho thấy tâm hồn lạc quan, vui vẻ của người đồng minh tuy khó khăn, thiếu thốn là thế nhưng vẫn cần cù lao động. Và sau những buổi lao động mệt nhọc người đồng minh quây quần bên đống lửa cùng nhau hát ca, nhảy múa.

Người cha còn nói với con phải biết ơn quê hương, cội nguồn nhớ về rừng núi, những con đường của quê hương. Tác giả đã vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá cho “rừng” và “con đường”. Người cha muốn nói với con rằng thiên nhiên tuy không nuôi lớn thể chất con nhưng thiên nhiên nuôi dưỡng tâm hồn con, hình thành cho con những tấm lòng biết ơn, giản dị, chân chất và một tâm hồn lạc quan.

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đâu tiên đẹp nhất trên đời”

Nhắc về quê hương người cha cũng bồi hồi nhớ về kí ức đẹp nhất của đời mình. Đó là “ngày cưới” của cha mẹ là ngày đầu tiên đẹp nhất đời của người cha. Một sự khởi đầu cho một tổ ấm mới, một gia đình mới mà cha mẹ trong vai trò là người xây dựng tổ ấm ấy. Và gia đình trở nên hoàn thiện hơn đó là sự hiện diện của người con là niềm vui khôn tả của cha mẹ.

Qua bài thơ “Nói với con” khổ 1 tác giả đã vẽ nên một khung cảnh gia đình hạnh phúc, đầm ấm tuy mộc mạc, giản dị, thiếu thốn nhưng đậm tình cảm gia đình thiêng liêng. Trước khi lên đường lập nghiệp nơi xa người cha kể cho người con nhớ về những kỉ niệm thời thơ ấu của con. Dặn dò con hãy luôn nhớ về người đồng bào mình và hơn nữa là hãy nhớ về quê hương, cội nguồn. Để từ đó cố gắng phấn đấu để có thể góp phần xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Trên đây là bài viết phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1, dàn ý phân tích bài thơ “Nói với con” khổ 1… đã được biên soạn đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt!

Xem thêm: Phân tích 4 khổ đầu bài “Sóng” tác giả Xuân Quỳnh học sinh giỏi

Phân Tích, Văn Học -