Phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” tác giả Phan Bội Châu
Phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” qua dàn ý, các dạng đề phân tích bài thơ trong bài viết dưới đây!
Phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” để các bạn thấy được quan niệm về chí làm trai trước khi lên đường tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy. Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Dàn ý phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”
Các bạn cần chuẩn bị dàn ý phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” trước khi đi vào phân tích bài thơ nhé. Hy vọng bài dàn ý dưới đây sẽ giúp các bạn làm bài phân tích thật tốt nhé!
Mở bài “Lưu biệt khi xuất dương”
– Khái quát sơ lược về tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương”.
– Nêu vấn đề và trích dẫn bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”.
Thân bài phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”
– Quan niệm về chí nam nhi của Phan Bội Châu. Đó là hoài bão và lý tưởng của một đấng nam nhi tự chủ xoay chuyển càn khôn, vũ trụ hay đúng hơn đó là lý tưởng ra đi tìm đường cứu nước của người chiến sĩ cách mạng.
– Tác giả đề cập về cái “tôi” cá nhân của bản thân. Ông ý thức được trách nhiệm của một nam nhi phải hành động, phải bước ra cống hiến tâm sức của mình để phục vụ đất nước đấu tranh giữ nước. Tác giả sử dụng từ xưng hô là “tớ” thể hiện sự gần gũi, gắn bó của tình đồng chí, đồng đội.
– Tác giả tỏ rõ những quan điểm của ông về những điều không còn phù hợp với tình cảnh đất nước lúc này đó là sách “thánh hiền” thể hiện tư tưởng tiến bộ của ông. Khi những điều đã không còn phù hợp không có lợi ích gì cho tình cảnh đất nước lúc này thì nên dừng lại.
– Tinh thần hiên ngang lẫn chất hào hoa của đấng nam nhi với khát vọng lý tưởng cứu nước cao đẹp. Phan Bội Châu cho thấy niềm khao khát mãnh liệt trên hành trình tìm đường cứu nước.
Kết bài ý nghĩa bài “Lưu biệt khi xuất dương”
– Khái quát tóm tắt nội dung bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”.
– Liên hệ bản thân và rút ra bài học cuộc sống.
Các dạng đề bài phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”
Dưới đây là bài viết các dạng đề bài phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” nhưng đầy đủ chi tiết để các bạn có thêm tư liệu học tập và thực hành trên lớp nhé!
Phân tích ý nghĩa bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”
Phan Bội Châu không chỉ là một nhà thơ nổi bật của nền văn học Việt Nam mà ông còn là một chiến sĩ hoạt động cách mạng để phục vụ cho sự nghiệp của đất nước. Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” là một trong những bài thơ để lại ấn tượng cho độc giả. Bài thơ được ông sáng tác khi đất nước đang trong cảnh hỗn loạn bị bị thực dân Pháp xâm chiếm.
Ông nhận được trọng trách ra nước ngoài hoạt động cách mạng và ông đã sáng tác bài thơ này để thay lời tạm biệt, chia tay các đồng chí, đồng đội trước khi lên đường. Ở bài thơ mang một ý nghĩa to lớn về chí làm trai với một lý tưởng cứu nước cao đẹp, với tư thế ra đi hiên ngang và đầy lòng nhiệt huyết. Đồng thời thể hiện khát vọng về một hành trình ra đi tìm đường cứu nước đầy thuận lợi của người chiến sĩ cách mạng.
Lý tưởng yêu nước của người chiến sĩ được thể hiện qua quan niệm về chí nam nhi của Phan Bội Châu. Đó là hoài bão và lý tưởng của một đấng nam nhi tự chủ xoay chuyển càn khôn, vũ trụ hay đúng hơn đó là lý tưởng ra đi tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu. Quan niệm chí làm trai của tác giả cũng chính là sự kế thừa về những quan niệm nho giáo của ông cha ta ngày xưa và thêm vào đó những cái nhìn mới mẻ về chí làm trai của tác giả.
Đã là một đấng nam nhi thì phải dám làm những việc phi thường, phá bỏ mọi giới hạn của bản thân để hành động, xoay chuyển vũ trụ, đất trời. Chứ không phải thụ động đứng một chỗ chấp nhận sự xoay chuyển của đất trời. Vốn dĩ đã là con người thì phải thuận theo tự nhiên, vũ trụ mà vận hành theo. Nhưng qua quan niệm của tác giả cho thấy ý chí sức mạnh phi thường của thân làm trai có thể phá bỏ những giới hạn để chuyển dời càn khôn, vũ trụ theo ý muốn của mình. Có chăng đó là khát vọng mãnh liệt của một nam nhi với biết bao hoài bão, lý tưởng để thay đổi vận mệnh của đất nước.
Chí làm trai của tác giả còn được tiếp tục thể hiện qua hai câu thơ thực. Tác giả cho rằng khoảng thời gian sống của đời người trải qua là một trăm năm và ông khẳng định rằng đất nước lúc này cần có ông. Đó là một người chiến sĩ tràn đầy nhiệt huyết với tinh thần yêu nước cao cả. Có phải tác giả đang tự cao, tự đại đánh giá cao cái tôi cá nhân của bản thân mình không? Điều này là hoàn toàn không đúng vì đó là sự ý thức của mỗi cá nhân, là trách nhiệm của một công dân khi đất nước đang lâm vào cảnh mất nước.
Tác giả ý thức được trách nhiệm của một nam nhi phải hành động, phải bước ra cống hiến tâm sức của mình để phục vụ đất nước đấu tranh giữ nước. Tác giả sử dụng từ xưng hô là “tớ” thể hiện sự gần gũi, gắn bó của tình đồng chí, đồng đội. Hiện tại trong một trăm năm này thì có ông được lưu danh sử sách chẳng lẽ một ngàn năm sau lại không có ai lưu danh lịch sử là sự khẳng định của tác giả. Lời khẳng định đó cho thấy sự tự hào về bản thân của tác giả đồng thời cũng là lời khẳng định đất nước ta luôn luôn xuất hiện những bậc anh hùng trải qua bao đời.
Chí làm trai của tác giả còn thể hiện qua những quan điểm của ông về những điều không còn phù hợp với tình cảnh đất nước lúc này. Trong hoàn cảnh non sông đất nước đã mất, rơi vào tay của bọn giặc ngoại xâm, nhân dân ta phải sống trong cảnh nô lệ, chịu nhiều áp bức, bất công. Đối với ông mà nói đó là một sự sỉ nhục lớn, cho dù có sống chỉ thêm mang nhục. Đó là lý do vì sao ông phải thay đổi, phải hành động để đấu tranh giành lại chủ quyền của đất nước. Ông nhìn nhận sách thánh hiền không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước như vậy nữa, không mang lại lợi ích cho nước nhà. Đây quả là một quan điểm tiến bộ của ông, những điều không còn có tác dụng, không mang lại lợi ích gì cho đất nước thì nên dừng lại. Mà thay vào đó là sự chung sức, đồng lòng cống hiến cho hoạt động cách mạng nước nhà để cùng nhau giành lại quyền độc lập tự do cho dân tộc.
Ở hai câu thơ cuối tác giả cho thấy tinh thần hiên ngang lẫn chất hào hoa của đấng nam nhi với khát vọng lý tưởng cứu nước cao đẹp. Phan Bội Châu cho thấy niềm khao khát mãnh liệt trên hành trình tìm đường cứu nước. Ông ý thức được viễn cảnh thực tại của đất nước nên quyết tâm lên đường với nhiệt huyết sôi sục và niềm tin sẽ làm nên chuyện lớn để thay đổi vận mệnh của đất nước. Hành trình ấy sẽ đưa ông đến những miền đất văn minh, tiến bộ hơn để ông có thể học hỏi và tìm ra con đường cứu nước cho đất nước mình.
Qua bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” cho thấy quan niệm chí làm trai của tác giả mang tầm quan trọng khi đất nước đang lâm nguy. Bởi lẻ chí làm trai có thể làm được những điều hiển hách, phi thường để từ đó thay đổi vận mệnh của đất nước. Đồng thời thể hiện khát vọng mạnh mẽ về một niềm tin tìm ra con đường cứu nước của tác giả trước khi lên đường.
Nghệ thuật bài “Lưu biệt khi xuất dương”
Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” được Phan Bội Châu viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và bằng chữ Hán. Ở bài thơ mang những nét nghệ thuật đặc sắc đó là giọng điệu hào hùng kết hợp với chất hào hoa, lãng mạn của một đấng nam nhi trên hành trình tìm đường cứu nước. Lưu biệt ở đây không mang một tâm thái bịn rịn, luyến tiếc trước khi chia tay đồng đội.
Mà thay vào đó là ý chí sức mạnh và niềm tin tìm ra con đường thay đổi vận mệnh nước nhà khi đất nước lâm nguy. Ngoài ra nghệ thuật sử dụng ngôn từ có sức lay động, thôi thúc mạnh mẽ và những hình ảnh xuất hiện trong thơ mang sự lớn lao, kì vĩ cho thấy tâm hồn bay bổng, lãng mạn của tác giả.
Nội dung bài “Lưu biệt khi xuất dương”
Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” thể hiện vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng với quan niệm về chí làm trai vừa mang sự mới mẻ, táo bạo vừa tràn đầy nhiệt huyết trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước.
Qua đó bài thơ còn thể hiện khát vọng mãnh liệt và niềm tin về một hành trình cứu nước đầy thuận lợi và thành công trở về. Đồng thời cho thấy sự hào hứng, hăm hở và nhiệt huyết sôi sục của người chiến sĩ trên con đường đến những miền đất lạ để học tập trau dồi bản thân. Từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho đất nước để nhân dân không còn sống trong cảnh lầm than.
Trên đây là bài viết phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, các dạng đề bài phân tích bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. . . đã được biên soạn đầy đủ và khá chi tiết. Hy vọng sẽ mang lại hữu ích cho việc học trên lớp của các bạn. Chúc các bạn học tốt!
Xem thêm: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” tác giả Thế Lữ chọn lọc nhất
Phân Tích, Văn Học -Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” tác giả Thế Lữ chọn lọc nhất
Phân tích bài “Nhàn” tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc sắc nhất
Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” – Bà Huyện Thanh Quan
Phân tích bài “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương hay và ý nghĩa
Phân tích khổ 4 “Bếp lửa” – Bằng Việt hay và chọn lọc
Phân tích khổ 3 bài “Bếp lửa” chọn lọc và hay nhất
Phân tích Thị trong “Vợ nhặt” tác giả Kim Lân ngắn gọn nhất