Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành [chi tiết]

Đây là dàn ý mối quan hệ giữa học và hành rất đầy đủ và cụ thể dành cho học sinh lớp 8. Tư liệu quan trọng khi làm văn, bạn có thể ghi chép các ý chính bên dưới tuy nhiên không lấy toàn bộ nhé.

Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành

I. Mở bài

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu : “Học đi đôi với hành”

Khẳng định học và hành có mối quan hệ mật thiết, gắn bó trong học tập và công việc.

II. Thân bài

1. Giải thích từ ngữ

– Học là quá trình tiếp thu, tích lũy tri thức. Chúng ta không chỉ học trong sách vở mà còn được học trong cuộc sống. Học từ nhiều nguồn khác nhau: phương tiện truyền thông, đồng nghiệp, mọi người xung quanh. Học văn hóa và học lễ nghĩa. Học là quá trình vô tận, không giới hạn tuổi tác, phạm vi, đối tượng và lượng kiến thức.

– Hành là mang những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn để đem lại hiệu quả cao nhất. Hay nói cách khác đó là biến lý thuyết sách vở thành những hành động cụ thể nhằm phục vụ mục đích cá nhân, đóng góp cho xã hội.

2. Mối quan hệ giữa học và hành

Học và hành có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, bổ sung và hoàn thiện nhau:

– Nếu học mà không hành thì con người sẽ bị thụ động, khiên cưỡng, cứng nhắc, thiếu kinh nghiệm và không thể lường trước được những tình huống bất ngờ sẽ phát sinh. Từ đó con người dễ bị ảnh hưởng, dể thất bại khi bắt đầu vào môi trường làm việc tập thể. Học mà không hành còn khiến con người ta trì trệ, chủ quan duy ý chí.

– Nếu hành mà không học thì ta sẽ không có nền tảng, không có kiến thức khoa học, không có lý trí đúng đắn để giải quyết những vấn đề phức tạp, dễ mắc sai lầm không đáng có trong công việc, đôi khi lại trở thành kẻ phá hoại. Hơn nữa cũng rất khó để nâng cao khả năng chuyên môn và phát triển bản thân trong cộng đồng

=> Học và hành phải luôn đi đôi với nhau mới có thể tạo ra hiêu suất công việc cao nhất.

Xem thêm >>>Dàn ý chi tiết Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

 

3. Tại sao học lại phải di đôi với thực hành?

– Bởi lẽ khi ta có trong tay những kiến thức nền tảng, chúng ta mới có thể áp dụng nó một cách hoàn hảo trên thực tiễn, thậm chí phát triển nó

– Những kiến thức trên sách vở chỉ là những kiến thức mang tính lý thuyết. Nó sẽ chẳng có giá trị gì khi mà nó không được vận dụng.

– Quá trình thực hành sẽ khiến cho những kiến thức được thu nhận trở nên phong phú, sinh động hơn.

– Cuộc sống ngày càngđược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động máy móc. Nếu ta không có kiến thức sẽ không thể đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng phức tạp của cuộc sống nhân loại, không thể theo kịp tiến trình phát triển loài người.

4. Ý nghĩa của mối quan hệ này

– Học kết hợp với hành sẽ hoàn thiện bản thân, ví dụ như học sinh học các kiến thức về đạo đức trên lớp, về nhà lễ phép vs ông bà, cha mẹ; ra đường lễ phép với mọi người; biết ơn thầy cô thì sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi.

– Học kết hợp với hành giúp chúng ta tự tin, tích cực và chủ động trong công việc và trong học tập, trở thành những người có ích cho xã hội

Ví dụ: Cuộc thi Robocon

– Quá trình thực hành, vận dụng sẽ giúp người học khắc sâu được những kiến thức, kĩ năng đã trau dồi.

– Học đi đôi với hành thúc đẩy cuộc sống cá nhân, cộng đồng phát triển

Ví dụ: sáng chế máy gặt lúa. Máy hơi nước

Người nông dân ứng dụng khoa học kĩ thuật vào canh tác để thu được sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn. Con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, nghiên cứu, thử nghiệm.

5. Dẫn chứng

Học đi đôi với hành là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt từ xưa đến nay

– Bác Hồ mang những gì đã học trở về nước giúp dân ta giành lại được độc lập dân tộc

– Ngày nay các cơ sở đào tạo cũng trang bị cấ phòng chức năng, thí nghiệm, cơ sở thực tập để học sinh, sinh viên ứng dụng các kiến thức được trau dồi vào thực tiễn

6. Phê phán

– Vẫn còn nhiều cơ sở giáo dục chưa tiếp cận với phương thức giáo dục mới, vẫn chỉ ưu tiên chú trọng dạy lý thuyết mà ít cho các em được tiếp xúc với thực tiễn khoa học.

– Nhiều gia đinh nhất là nhũng hộ dân cư ở vùng kinh tế, dân trí còn gặp nhiều khó khăn thì lại xem nhẹ việc học tập, giá trị của kiến thức, không khuyến khíc và tạo điều kiện cho con em mình được tiếp nhận nền giáo dục quốc gia.

– Nhiều trường hợp khiên cưỡng, cứng nhắc, lúc nào cũng chú trọng những kiến thức hàn lâm, sách vở, thụ động, ỷ nại vào thầy cô, bạn bè mà không chịu suy nghĩ, tích cực phát biểu quan điểm cá nhân.

7. Liên hệ bản thân

– Không ngừng trau dồi tri thức, cập nhật những kiến thức khoa học mới.

– Không được học tủ, học vẹt

– Chủ động, linh hoạt khi thu nhận kiến thức và áp dụng thực tiễn

– Mang những kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống một cách tích cực, hiệu quả để từ đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học cho bản thân.

– Hăng hái tìm hiểu, xây dựng cho bản thân suy nghĩ và định hướng riêng

– Quá trình học và hành không chỉ bó hẹp trong phạm vi sách vở, trường học mà phải vươn ra ngoài cuộc sống, cộng đồng xung quanh.

III. Kết bài

– Không thể xem nhẹ một trong hai mảng giữa học và hành.

– Đây là quan điểm đúng đắn, cần được vận dụng và phát triển lâu dài , tích cực. có như thế chúng ta mới đem lại một kết quả hoàn hảo nhất.

Từ dàn ý mối quan hệ giữa học và hành chắc chắn bạn sẽ có bài kiểm tra kết quả cao.

Lớp 8 -