Cảm nhận về tình bà cháu trong bài Bếp Lửa Bằng Việt

Bài thơ Bếp lửa Bằng Việt nói lên tình cảm của người bà với người cháu thân yêu. Hãy nêu cảm nhận về tình bà cháu sau khi đọc xong bài thơ trên.

Tình bà cháu trong bài thơ Bếp Lửa

Bếp lửa là bài thơ được sáng tác bởi tác giả Bằng Việt trong những năm đầu 1963, tác giả đã có những kỉ niệm không thể quên cùng người bà, những năm tháng được bà che chở yêu thương, nuôi nấng đến ngày trưởng thành.

Xem thêm >>> Soạn bài Cảm nhận về tình bà cháu trong bài Bếp Lửa Bằng Việt

 

Tác giả đã có những hồi tưởng bếp lửa ấm áp giữa cái lạnh “chờn vờn sương sớm”, người bà nhóm bếp lửa lên bao vất vả, khó khăn. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa, những đêm hôm trái gió trở trời người cháu càng thương bà của mình nhiều hơn.

Dòng hồi tưởng của tác giả bắt đầu từ những năm tháng khổ cực của nạn đói năm 1945, sự nghèo đói len lỏi vào mọi nơi của xã hội. Lúc này cháu ở cùng bà quen thuộc chính là cảm giác cay nơi sống mũi vì khói, chính điều này đã làm cho người cháu nhớ đến bà nhiều hơn.

Vì hoàn cảnh mẹ cha phải đi công tác xa, người bà một tay nuôi nấng người cháu, chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ. Trải qua những lần giặc đốt cháy nhà bà vẫn vững lòng giúp người cha nơi tiền tuyến vẫn an tâm công tác, người bà giàu lòng hi sinh, sự chịu khó đó chính là những hình ảnh đại diện cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần cù, yêu thương và nhân hậu.

Mỗi lần bếp lửa nhóm lên lại không đơn thuần là nguyên liệu mà còn là ngọn lửa yêu thương trong lòng bà, người bà còn mang niềm tin và sự sống truyền lại cho nhiều thế hệ tiếp theo.

Cho dù sau này người cháu đã trưởng thành, được đi nhiều nơi và có nhiều niềm vui mới, “giữa ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà” nhưng vẫn không hề quên đi ngọn lửa của bà nhóm lên mỗi ngày, ngọn lửa của tình yêu thương, tình cảm thiêng liêng và đầy trân trọng. Hình ảnh ngọn lửa mãi sống trong lòng người cháu như một kỉ niệm tuổi thơ mãi nhắc nhở về tình bà cháu khăn khít, đùm bọc của người bà thửa xưa.

Bài thơ với hình ảnh bếp lửa mang 2 yếu tố vừa thực vừa biểu tượng, giọng điệu và thể thơ 8 chữ chân thật mà giản dị, ngoài ra còn có sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm, tự sự và nghị luận, giúp thể hiện tình bà cháu qua hồi tưởng của tác giả thật gần gũi, cảm động và giản dị.

Xem thêm:

» Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa

» Soạn bài Bếp Lửa Bằng Việt

 

Lớp 9 -