Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà bài văn 9

Bài văn mẫu với đề bài: cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà trong ngữ văn 9 sẽ là câu chuyện đầy cảm động về tình cha con thiêng liêng trân trọng trong chiến tranh. Các bạn nhớ đón xem và chắc chắn sẽ hài lòng.

Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng- một trong những cây bút tài hoa gắn bó với đất và người Nam Bộ. Giữa những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt hào hùng, mưa bom bão đạn tác phẩm “Chiếc lược ngà” đã ra đời. Ngời sáng trong bức tranh chiến tranh đau thương, khốc liệt ấy đó chính là tình cảm gia đình, tình cha con bất diệt.

Tình cha con vốn là đề tài muôn thuở trong văn học thơ ca. Nhưng tình cha con trong “Chiếc lược ngà” lại thật đặc biệt. Nó đặc biệt bởi nó được hun đúc, được gìn giữ trân trọng và phát triển ngay cả trong những hoàn cảnh éo le, ngặt nghèo và khó khăn của chiến tranh. Những câu văn như những tiếng nấc nghẹn ngào khắc sâu vào trái tim người đọc.

Đế quốc Mỹ với âm mưu bá chủ địa cầu, đem theo hàng vạn quân địch tiến vào xâm chiếm nước ta. Chúng tàn ác nhân dân ta, phá hủy nương rẫy thiên nhiên của ta; chúng chia cắt đất nước, giống nòi ta. Chúng khiến cho bao người con phải từ gia đình, rời xa quê hương lên đường ra chiến trận. Anh Sáu cũng là một trong số những người như thế. Anh phải bỏ lại mẹ già con thơ lên đường nhập ngũ. Ngày anh đi đứa con gái nhỏ của anh chưa đầy 1 tuổi. Mấy lần vợ vào thăm anh có nhắc vợ đem con bé theo cho vơi đi nỗi nhớ con của anh nhưng vì chiến tranh ác liệt, di chuyển khó khăn nên bé con không thể theo mẹ vào thăm anh. Một lần được nghỉ phép về lại quê nhà, với bao nỗi nhớ con da diết anh háo hức mong chờ được gặp con. Thế nhưng đau lòng thay con anh lại chẳng nhận ra anh, nó khóc thét lên và chạy đi tìm mẹ. Những ngày về sau anh càng âu yếm vỗ về con thì con lại càng cự tuyệt anh. Anh tha thiết được nghe con gọi một tiếng ba, dù chỉ một lần thôi cũng được thế nhưng với tất cả sự bướng bỉnh, ương lì bé Thu nhất định không chịu gọi ba. Dường như trong suy nghĩ của Thu ba của em là một người khác. Đỉnh điểm nhất là khi anh Sáu gắp cho Thu một cái trứng cá thì em lại hét toáng lên, hất tung cái trứng cá ra khỏi bát khiến cơm văng tung tóe. Không kìm nổi sự giận giữ anh Sáu mới tét vào mông con. Nếu như với bao đứa trẻ khác có lẽ nó sẽ khóc nhưng không Thu không khóc, em gắp lại cái trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại. Một sự phản kháng quyết liệt trong con người Thu đang cháy rực. Không một giọt nước mắt, không một sự cãi lại mà chỉ lẳng lặng, vùng vằng và im lặng. Thoáng qua ta có thể thấy đó là sự ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng đi sâu vào vấn đề ta lại thấy thật thương và cảm thông cho Thu. Em vốn là đứa trẻ, sự ương bướng của em đâu phải là đáng trách. Giữa cái hoàn cảnh ngặt nghèo, khó khăn của chiến tranh đâu ai kịp chuẩn bị tâm lý cho em để đón nhận những điều bất thường, khác lạ. Vẻ bọc ương ngạnh của Thu chính là biểu hiện cho tình thương cha da diết. Bởi lẽ trong thâm tâm em chỉ tồn tại một người cha duy nhất- đó là người cha trong bức ảnh chụp chung với mẹ. Tình cảm em dành cho bà là sâu đậm và bất diệt, chẳng ai thay thế được ba yêu quý của em.

Xem thêm >>>Dàn ý cảm nhận truyện Chiếc lược ngà

 

Hiểu được tâm tư và lý giải được nỗi lòng Thu bấy lâu đêm đó bà ngoại đã giải thích cho em. Sở dĩ ba em không giống như trong ảnh vì chiến tranh. Chính chiến tranh đã để lại trên khuôn mặt ba một vết thẹo dài. Những gian khổ của chiến tranh đã khắc tạc lên khuôn mặt ba những dấu tích chẳng phai nhòa. Đó là lý do Ba không giống như trong ảnh. Nghe lời bà kể, Thu im lặng. Phải chăng trong con tim non nớt ấy đang mường tượng lại chuỗi ngày tháng qua để rồi tự đau khổ dằn vặt và oán trách mình da diêt. Đó là ba, chính ba của em thế nhưng sao em lại lạnh nhạt và bướng bỉnh với ba. Em nhớ ba mong ba lắm mà. Những giọt nước mắt với bao nỗi nhớ nhung dằn vặt đau đớn như đang dằn vặt tâm can em. Sáng hôm sau em theo ngoại về nhà tiễn ba. Ba đang phải tiếp khách đông cũng không còn thời gian để quan tâm để ý em từng li từng chút như mọi khi. Thu chỉ dám đứng ơ góc nhà dõi theo ba. Sự rụt rè của em khiến người đọc không khỏi nghi vấn. Trong thâm tâm cô bé nhỏ ấy đang nghĩ gì. Liệu rằng em sẽ làm gì. Và không để người đọc phải đợi chờ, giây phút chia tay mọi người anh Sáu đã tiến lại gần con nói khẽ : “Thôi ba đi nghe con”. Anh chưa nói hết câu thì bé Thu đã chạy lại ôm chặt lấy cổ anh, hôn anh, khóc thét lên : “baaaaaaaaaaaaaaa”. Tiếng ba của em như xé tan không gian, thời gian. Tiếng ba ấy có lẽ Thu đã cất giấu từ lâu, tiếng ba kết đọng của bao yêu thương mong nhớ, của tình phụ tử sâu nặng bao năm qua. Tiếng ba của bao hối hận, oán trách bản thân. Tiếng ba vỡ ra trong nỗi lòng đau đáu, nức nở. Rồi nó hôn cô hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên mặt ba nó. Thu yêu lắm từng dáng dấp của ba. Thu siết chặt hai chân hai tay ghì chặt lấy ba, không cho ba đi nữa thê nhưng vì chiến tranh sục sôi anh Sáu vẫn phải dứt lòng đau xót từ biệt con lên đường.

Ngược lại với bé Thu ngay từ giây phút gặp mặt anh Sáu đã dành cho con một tình cảm mãnh liệt. Anh mong ngóng được gặp con hàng ngày hàng giờ, đếm từng giây phút được trở về quê nhà thăm con. Bằng dự cảm của người cha, anh đã linh cảm được đửa trẻ đang chơi trước sân nhà đó chính là con của mình. Thuyền chưa cập bến anh đã nhảy lên bờ chạy lại ôm con. Bao tình cảm nhớ thương anh chẳng nói được nên lời, chỉ rưng rưng : “Thu…con” Thế nhưng anh lại hụt hẫng bao nhiêu khi đứa bé không nhận ra mình mà còn lại sợ mình. Trái tim người cha lúc này như đang có cái gì đó bóp nghẹn lại. Con gái anh sao lại không nhận ra anh được chứ. Anh không tin điều đó, anh an ủi bản thân có lẽ con bé còn chưa quen. Những ngày tháng ngắn ngủi anh vỗ về, chiều chuộng con, hi vong con sẽ chấp nhận tình cảm này. Thế nhưng con bé càng ương lì, bướng bỉnh. Bị con cự tuyệt ông đau đớn đến nối chỉ biết cười mà không bật ra được tiếng khóc.

Buồi chiều hôm đánh con, dù chỉ một cái rất nhẹ nhưng ông cũng áy náy, dằn vặt day dứt cả buổi. Ông trách mình chưa đủ thương con ấy thế mà lại đánh con.

Ngày từ biệt trở về quân ngũ, ông sợ con sợ nên chỉ dám đứng nhìn con từ xa. Lúc ông đi cũng không dám lại gần ôm con. Bao yêu thương trong ông lúc này chỉ biết dõi qua ánh mắt, cất giữ trong con tim.

Và khi con cất tiếng gọi ba, ông xúc động đến trào dâng nước mắt. Người chiến sĩ giữa mưa bom bão đạn cũng không thèm rơi nước mắt nhưng lại khóc tại đây, tại giây phút này. Khóc vì hạnh phúc vỡ òa, khóc cho thỏa những mong ước và đợi chờ bấy lâu. Ông Sáu chia tay con trong nỗi niềm xúc động với lời hứa làm cho con cây lược.

Tình cảm của ông Sáu còn được khắc họa tài tình trong những năm tháng tại chiến khu. Có một hôm ông trở về háo hức khoe với anh Ba là tìm được một chiếc ngà voi để làm cho con chiếc lược. Rồi những ngày tháng về sau những lúc rảnh rỗi anh gửi hết tâm tư vào từng chiếc răng lược. Bao tình cảm, bao tỉ mỉ, bao nhớ thương được khắc tạc trên chiếc lược ngà. Chiếc lược hoàn thành với dòng chữ : “Yêu nhớ tặng con Thu của ba”. Ông Sáu giữ gìn chiếc lược cẩn thận mong sớm ngày hòa bình được trở về thăm con, trao tận tay con chiếc lược ngà. Thế nhưng thật trơ trêu, chiến tranh đã cướp đi sinh mang của người cha tuyệt vời ấy. Hơi thở cuối cùng anh không quên dặn đồng đội trở về trao tận tay con gái ông món quà ấy. Hình ảnh bé Thu lúc nào cũng thường trực trong tâm trí ông, xuyên suốt mạch cảm xúc của ông Sáu, là động lực, hi vọng và cả nguồn sống của ông. Tình cảm phụ tử thật bao la, mãnh liệt.

Với việc xây dựng một tình huống truyện bất ngờ, kịch tính, ngôn ngữ truyện giản dị, dân dã, mang đậm màu sắc Nam Bộ, Nguyễn Quang sáng đã dựng lên một bức tranh thấm đấm nước mắt về tình cha con cao cả. Qua đó tác giả đã phần nào phản ánh được hiện thực của chiến tranh khốc liệt, tàn ác của quân địch đã khiến cho tình cảm cha con chia lìa, đau xót. Đọc những câu văn ấy trong tim ta không thể không nhói lên sự đau xót, nhạt nhòa.

Nguyễn Hoa

Lớp 9 -