Cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước lớp 7 Hồ Xuân Hương

Nêu vài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương, sau đây là tuyển chọn bài văn hay, chất lượng đã được Lời Giải Hay sưu tầm gửi đến các bạn.

Cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước

Bài cảm nghĩ số 1

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương với tác phẩm Bánh trôi nước cho ta thấy được thân phân rẻ rúng, lênh đênh của người phụ nữ thời phong kiến, giọng thơ sâu sắc, mỉa mai với cuộc sống đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Chỉ câu đâu tiên đã làm ta liên tưởng đến chiếc bánh trôi nước. Hình ảnh nhà thơ lồng ghép vào màu sắc và hình dáng của chiếc bánh trôi nước với làn da trắng tròn của người phụ nữ Việt Nam xưa, họ đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái nhưng phải chịu nhiều sóng gió, lênh đênh.

“Bảy nổi ba chìm với nước non.”

Cuộc sống của họ như chiếc bánh trôi bập bềnh trong nước không biết trôi về đâu,  câu thơ của tác giả rất chân thật, hàm súc chất chứa nỗi niềm riêng tư của người phụ nữ. Người phụ nữ xưa họ luôn thiệt thòi với số phận nghiệt ngã cuộc sống do người khác sắp đặt, họ luôn phải tuân thủ quy tắc, điều lệ xã hội phong kiến áp đặt lên mình.

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Chiếc bánh trôi nước có được đẹp hay không đều do người nặn bánh quyết định tất cả. Nhà thơ khéo léo sử dụng chiếc bánh trôi nước nhằm nói về thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định. Người khác đó là những nam giới thời xưa, họ với những quan niệm lạc hậu của xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ” áp đăt gây đau khổ cho mọi người phụ nữ. Tuy nhiên câu thơ cuối phản phất lên vẻ đẹp của người phụ nữ:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Hình ảnh chiếc bánh lại xuất hiện, tác giả đã lồng ghép hình ảnh nhân bánh đỏ nhằm nói lên nét đẹp của nhân phẩm phụ nữ luôn thủy chung, sắc son.Tác giả vừa miêu tả được bánh trôi nước đồng thời nói về phụ nữ đẹp người đẹp nết,  điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Với các từ “mặc dầu”, “mà”, nhà thơ đã diễn tả được thái độ bất khuất, can trường của người phụ nữ khi phải phản kháng với quan niệm cổ hũ chế độ phong kiến vừa giữ gìn phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.

Tác giả sử dụng thể thơ Đường kết hợp với biện pháp ẩn dụ khi đồng thời miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước phác họa về hình ảnh người phụ nữ số phận bấp bênh, trôi nổi, lệ thuộc song vẫn ánh lên được sự tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ trong bất kì hoàn cảnh nào.

Xem thêm >>> Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước

 

Bài cảm nghĩ số 2

Hồ Xuân Hương là một trong những thi sĩ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII. Bà được người đời yêu mến tôn danh với cái tên Bà chúa thơ nôm. Thơ của Hồ Xuân Hương mang cái nét thanh thanh tục tục, là tiếng lòng đầy thổn thức đầy trắc ẩn của người phụ nữ xưa. Một trong những tác phẩm đáng quý còn xót lại của bà là bài Bánh trôi nước. Bốn câu thơ đơn giản, mộc mạc đã mở ra thân phận đầy trở trêu, đau khổ của phận nữ nhi trong xã hội phong kiến thối nát, bạc nhược.

Bốn câu thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với hai tầng lớp phong phú đa dang. Với nghĩa đen, tác giả đã tả chiếc bánh trôi thật tài tình, tinh xảo: màu trắng, hình tròn; nhân bánh màu đỏ, rắn nát phụ thuôc vào tay người làm bánh. Những câu thơ giàu sức gợi mang đến cho người đọc hình ảnh trân thực về chiếc bánh trôi truyền thông Việt Nam.

Tuy nhiên ẩn ý bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đó, phải chăng nhà thơ đang muốn mượn hình ảnh chiếc bánh trôi vô tri vô giác để dựng nên cuộc đời, số phận của cả một thế hệ ?

Mở đầu bài thơ Hồ Xuân Hương đã dùng mô túy quen thuộc trong thơ ca xưa cổ: “Thân em..” Nhắc đến thân em vừa là nhắc đến hình ảnh chiếc bánh trôi lại cũng là nhắc về hình ảnh người phụ nữ. Phải chăng tác giả muốn đề cập muốn nhấn mạnh về thân thể về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai tính từ trắng, tròn vừa à hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi vừa là hình ảnh ví von, miêu tả vè đẹp tài sắc, trong trắng vẹn tròn nhân phẩm của người con gái. Sử dụng hình ảnh liên tương mộc mạc, độc đáo tác giả vừa phô ra hết cái vẻ đẹp bao quát hình thể lại vừa cho người đọc thấm được cái chiều sâu cao thượng, phúc hậu và sắt son thủy chung trong tâm hồn người phụ nữ Việt.

Nhân gian có câu: “tài sắc bạc mệnh” Một người phụ nữ với tấm thân trắng trong, tài sắc vẹn toàn nhưng liệu rằng có được sống một cuộc đồi hạnh phúc, an lạc. Câu thơ thứ hai như một tiếng nấc nghẹn ngào đầy đau thương, xót xa:

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” dùng để ám chỉ về một cuộc đời nổi trôi, lênh đênh, vô định. Người phụ nữ trong xã hội xưa không biết răng cuộc đời mình sẽ đi về đâu, sẽ đến đâu, và gặp những ai. Họ bị sóng gió của chế độ phong kiến cổ hủ, lạc hậu với hình thức Trọng nam khinh nữ nhấn chìm. Họ không có quyền lên tiếng quyết định cho số phận cuộc đời, cho hạnh phúc của chính mình. Họ chỉ biết nghe theo sự sắp đặt từ người khác, từ xã hội. Thanh bằng được đặt giữa cau thơ như mọt nốt trầm nhạt nhòa trong cuộc đời bão giông người phụ nữ. Số phận bèo dạt mây trôi đầy đau xót, bẽ bàng ấy đã không dưới một lần được văn thơ tái hiện lại:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu”

Và rồi họ chỉ đành biết ngậm ngùi chấp nhận, phó mặc cho dòng đời chảy trôi:

rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Nhà thơ đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đảo ngữ tài tình để nhấn mạnh về cuộc đời người phụ nữ. Rắn nát là tính từ chỉ mức độ, ở đây để nói về sự khổ đau hay hạnh phúc viên mãn trong những năm tháng cuộc đời. Sự khổ đau hay hạnh phúc ấy lại không do chính bản thân họ được định đoạt mà lại phụ thuộc vào người khác : “mặc dầu tay kẻ nặn” . Tay kẻ nặn phải chăng đang nói về người đàn ông. Có lẽ vậy, bởi cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội xưa đã được định đoạt từ trước là phụ thuộc vào người đàn ông: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” . Những người phụ nữ sinh ra đã  là thân phận yếu thế, trong xã hội Và rồi buồn đau hay yêu thương hạnh phúc họ cũng chỉ còn biết chông chờ vào chình những người đàn ông. Cũng giống như ca dao xưa đã từng viết:

Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

Thân phận những người con gái, những bà những mẹ như chiếc cây tầm gửi, bấu víu, phó mặc vào bàn tay người khác. Hồ Xuân Hương đã không hề giấu diếm không hề trốn tránh mà đứng lên nhìn thẳng vào hiện tại, nhìn thẳng vào cuộc đời chính mình để rồi dấy lên tiếng nói, dấy lên một nỗi lòng thương cảm, sẻ chia nghẹn ngào trăm bề.

Nhưng dù rằng là đau khổ, dù rằng là mệt mỏi cơ cực nhưng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vẫn thật đẹp, vẫn thật cao quý:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Tấm lòng son chính là tấm lòng thủy trong, son sắt của người phụ nữ. Câu thơ cuối như một lời tuyên thệ, lời khẳng định chắc nịch cho phẩm chất sáng trong của người phụ nữ, rằng dù có lênh đênh, có bị vùi dập, có đặt trong hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa trong họ vẫn luôn ngời lên đức tính cao đẹp, đức hạnh vô cùng.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, âm luật chặt chẽ, sử dụng hình ảnh ẩn dụ mộc mạc giản dị nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh nhân văn tuyệt đẹp trong xã hội xưa đó chính là cuộc đời số phận người phụ nữ. Qua đó đã lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến giao thời xưa cũ lạc hậu, bạc nhược đầy bất công. Đây là những nét đặc trưng rất riêng mang hồn thơ Hồ Xuân Hương.

Nhớ chia sẻ bài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước qua nút like và share bên dưới nhé các em.

Lớp 7 -