Bài viết số 5, lớp 7 đề 3: chứng minh câu tục ngữ

Sau khi đã trình bày về đề 1, 2 chúng ta sẽ đến với bài viết số 5, lớp 7 đề 3 chứng minh câu tục ngữ để làm sáng tỏ nhận định tục ngữ “gần mực thì đen và gần đèn thì rạng và câu nói gần mực chưa chắc đen gần đèn chưa chắc rạng của nhiều bạn trẻ. Mời các em cùng theo dõi.

» Bài số 5 lớp 7 đề 1

» Bài số 5 lớp 7 đề 2

» Bài số 5 lớp 7 đề 4

Tập làm văn số 5, lớp 9, đề 1

Ca dao tục ngữ ở nước ta rất phong phú đa dạng đã được đúc kết từ kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt của cuộc sống. Ông cha ta có câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã đúc kết được sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với con người.

Trước tiên, ta cần hiểu rõ về nghĩa của câu tục ngữ. Về nghĩa đen, mực thường được dùng để viết, vẽ, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng cần cẩn thận nếu không muốn bị văng dính quần áo.

Còn “Rạng” mang ý nghĩa là sáng. Ánh sáng mang lại cho con người sự văn minh tiến bộ. Có ánh sáng con người sẽ xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật hơn. Theo đúng ý nghĩa thì gần đèn sẽ nhìn rõ mọi vật xung quanh hơn.

Vậy câu tục ngữ này nghĩa đen muốn nói nếu gần mực chúng ta sẽ dễ dàng bị bám bẩn còn gần đèn tất nhiên sẽ được soi sáng.

Xem thêm >>> Soạn bài chứng minh câu tục ngữ

 

Nhưng ý nghĩ thực sự nằm ở nghĩa bóng, con người sẽ dễ dàng bị hoàn cảnh sống tác động dến nhân cách. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống xấu . Đèn là chỉ môi trường sống lành mạnh. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường xấu thì nhân cách ảnh hưởng dễ đi vào con đường xấu, bị tha hóa, còn nếu như được giáo dục trong môi trường tốt, sống với những người tốt thì con người sẽ đi theo hướng tích cực.

Xét về mặt cơ bản câu tục ngữ này chính xác, con người hoàn toàn bị tác động trong môi trường. Đơn giản như trong lớp nếu bạn với những bạn bè xấu có thể bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng nếu chơi với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ ta cũng sẽ cố gắng phấn đấu nhiều hơn. Bạn bè mang lại kiến thức để đi đến những thành công trong hiện tại và tương lai.

Về ý nghĩa tương đồng với câu tục ngữ trên còn có câu khác như “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Trong chương trình Văn lớp 6 các em cũng đã học về bà mẹ của thầy Mạnh Tử chuyển nhà ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con. Từ đó Mạnh Tử theo bạn học tập và trở thành một người giỏi giang xuất chúng lưu danh ngàn đời. Có thể thấy môi trường ảnh hưởng như thế nào đến con người.

Tuy nhiên câu tục ngữ nào cũng có tính tương đối, trong một số trường hợp dù bị bạn bè xấu, môi trường tác động nhưng bằng nỗ lực, nhận thức của bản thân mà nhiều người vươn lên vượt qua và trở thành con người tốt. Ngược lại cũng có người được giáo dục trong môi trường tốt, bạn bè tốt nhưng bản thân tự hư hỏng trở thành con người xấu.

Cả hai câu nói đều có tính đúng đắn nhưng không câu nói nào có tính tuyệt đối, trong mọi hoàn cảnh có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nhân cách con người. Do vậy mỗi cá nhân phải xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực, trong trường hợp rơi vào hoàn cảnh bất lợi, tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua, tất cả phụ thuộc vào bản thân và nỗ lực của chính mình.

Lớp 7 -