Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Nêu cảm nghĩ của cá nhân về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, sau đây là tuyển chọn bài văn hay được Lời Giải Hay sưu tầm gửi đến các bạn.

Cảm nhận bài thơ Bánh trôi nước

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương với tác phẩm Bánh trôi nước cho ta thấy được thân phân rẻ rúng, lênh đênh của người phụ nữ thời phong kiến, giọng thơ sâu sắc, mỉa mai với cuộc sống đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Xem thêm >>> Soạn bài Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Chỉ câu đâu tiên đã làm ta liên tưởng đến chiếc bánh trôi nước. Hình ảnh nhà thơ lồng ghép vào màu sắc và hình dáng của chiếc bánh trôi nước với làn da trắng tròn của người phụ nữ Việt Nam xưa, họ đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái nhưng phải chịu nhiều sóng gió, lênh đênh.

“Bảy nổi ba chìm với nước non.”

Cuộc sống của họ như chiếc bánh trôi bập bềnh trong nước không biết trôi về đâu,  câu thơ của tác giả rất chân thật, hàm súc chất chứa nỗi niềm riêng tư của người phụ nữ. Người phụ nữ xưa họ luôn thiệt thòi với số phận nghiệt ngã cuộc sống do người khác sắp đặt, họ luôn phải tuân thủ quy tắc, điều lệ xã hội phong kiến áp đặt lên mình.

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Chiếc bánh trôi nước có được đẹp hay không đều do người nặn bánh quyết định tất cả. Nhà thơ khéo léo sử dụng chiếc bánh trôi nước nhằm nói về thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định. Người khác đó là những nam giới thời xưa, họ với những quan niệm lạc hậu của xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ” áp đăt gây đau khổ cho mọi người phụ nữ. Tuy nhiên câu thơ cuối phản phất lên vẻ đẹp của người phụ nữ:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Hình ảnh chiếc bánh lại xuất hiện, tác giả đã lồng ghép hình ảnh nhân bánh đỏ nhằm nói lên nét đẹp của nhân phẩm phụ nữ luôn thủy chung, sắc son.Tác giả vừa miêu tả được bánh trôi nước đồng thời nói về phụ nữ đẹp người đẹp nết,  điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Với các từ “mặc dầu”, “mà”, nhà thơ đã diễn tả được thái độ bất khuất, can trường của người phụ nữ khi phải phản kháng với quan niệm cổ hũ chế độ phong kiến vừa giữ gìn phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.

Tác giả sử dụng thể thơ Đường kết hợp với biện pháp ẩn dụ khi đồng thời miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước phác họa về hình ảnh người phụ nữ số phận bấp bênh, trôi nổi, lệ thuộc song vẫn ánh lên được sự tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ trong bất kì hoàn cảnh nào.

Tham khảo:

» Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

Lớp 7 -